Một người có tố chất lãnh đạo là người có tầm nhìn xa và có khả năng kết nối mọi người. Họ là người có hoài bão, ước mơ và quyết tâm thực hiện đến cùng. Những nhà lãnh đạo tương lai sẽ phát triển nhanh chóng trên con đường sự nghiệp. Vậy bạn có phải là một người có tố chất lãnh đạo? Dưới đây là 5 dấu hiệu giúp bạn tự nhận định bản thân.
1, Có nhiều mối quan hệ
Một nhà lãnh đạo là một người năng động và có rất nhiều mới quan hệ. Họ là người thân thiện, rất dễ kết bạn và cũng như rất nhiều người muốn kết bạn với họ. Nếu mỗi khi đám bạn tụ tập ăn uống, đi chơi mà luôn luôn rủ bạn thì xin chúc mừng, bạn là một thành viên không thể thiếu. Bất kể cuộc vui nào, có những đứa bạn vắng mặt cũng chả sao nhưng chúng bạn vẫn nhất quyết phải kéo bạn đi cho bằng được thì hẳn là bạn rất được coi trọng đó! Điều này cũng ngầm khẳng định bạn có những đức tính để là một nhà lãnh đạo tương lai.
+++ Xem thêm: 5 kỹ năng sống cần thiết mà bạn không học được ở trường
2, Bạn là người khởi xướng
Khởi xướng ra những điều mới lạ là một điều tất có ở một người lãnh đạo. Họ có tư duy mới mẻ, đam mê thử thách. Hãy lục lọi trí nhớ của mình. Bạn có bao giờ hứng lên và kêu gọi mọi người đi du lịch để gắn kết tình cảm không? Nếu có thì bạn đúng “chuẩn” một người khởi xướng. Bởi vì không phải ai cũng bạo dạn và sẵn sàng kêu gọi được như bạn đâu.
3, Bạn là người kết nối
Bạn biết không, một người lãnh đạo giỏi ngoài một tầm nhìn xa, họ còn phải có khả năng kết nối mọi người trong đội nhóm. Khi cả nhóm tụ tập và cùng bàn tán hay chia sẻ về một vấn đề gì đó, bạn dễ dàng gợi mở để các thành viên tâm sự và mở lòng với nhau nhiều hơn. Sự tế nhị và khôn khéo của bạn khiến cho mọi người không còn cảm thấy có khoảng cách, từ đó mà thấu hiểu nhau từ những chuyện nhỏ nhặt nhất.
+++Xem thêm: Không cần IQ 130, bạn có thể thành công nếu có 4 kỹ năng mềm này
4, Bạn thường làm trưởng nhóm, lãnh đạo nhóm nhỏ
Mỗi khi lớp có bài tập nhóm hay bài tập thuyết trình. Và bạn được mọi người tin tưởng giao trách nhiệm trưởng nhóm, dù một nhóm chỉ tầm 4 – 5 người thôi. Nhưng điều đó phần nào thể hiện sự tin tưởng của mọi người dành cho bạn. Họ tin tưởng khả năng điều hành, bao quát và phân công của bạn. Vì vậy, khi được “bầu” làm trưởng nhóm, bạn đừng ngần ngại mà hãy tự tin nhận trách nhiệm. Bạn sẽ chắc chắn có được cho mình những bài học riêng. Việc quản lý nhóm nhỏ, rồi dần dần, bạn sẽ là điều hành cả một đội nhóm lớn đó!
+++Có thể bạn quan tâm: Muốn thành công, bạn nhất định phải có 10 kỹ năng mềm này
5, Bạn là người đứng hòa giải khi có mâu thuẫn
Việc đứng ra hòa giải cho các thành viên trong nhóm không có nghĩa bạn là người thảo mai và thích bon chen vào chuyện của người khác. Dám đứng ra phân giải cho mọi người nói lên rằng bạn luôn muốn nhóm của bạn sẽ chơi với nhau một cách đoàn kết và vui vẻ nhất. Bạn không muốn vì bất cứ lí do gì mà mọi người lại quay lưng lại với nhau và không cho nhau cơ hội để nói rõ ràng. Vì vậy, bạn cần phải đứng ra tìm hiểu rõ chuyện này.
6, Bạn kết thêm cho nhóm của mình những người bạn mới
Chính bởi vì tính cách hòa đồng và thích giao thiệp với mọi người khiến cho bạn có rất nhiều bạn bè và quan hệ rất rộng. Nhờ đó mà bạn giới thiệu những người bạn mà bạn quen với nhau, giúp tạo ra một mối quan hệ mới và đôi khi là cả một nhóm mới – nhóm những người thông qua bạn mà trở thành bạn bè thân thiết của nhau. Hãy tiếp tục phát huy sở trường này của chính mình nhé!
Thùy Dương
——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!
Bình luận