5 căn bệnh nghề nghiệp nguy hiểm mà công nhân dệt may hay mắc phải

10711

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành may được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; đồng thời giải quyết được một số lượng lớn công ăn việc làm cho các lao động trẻ (đa số là nữ).

Tuy nhiên hiện nay, điều kiện làm việc của lao động ngành may mặc vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khiến công nhân may dễ mắc phải những căn bệnh nghề nghiệp; gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và năng suất lao động. Sau đây là 5 căn bệnh nghề nghiệp công nhân may thường rất hay gặp phải.

1. Bệnh da nghề nghiệp

Công nhân may thường gặp một số bệnh về da liễu như bệnh sạm da, bệnh viêm da chàm tiếp xúc, bệnh dị ứng, bệnh viêm loét da, viêm móng… Nguyên nhân gây ra những căn bệnh về da của người lao động là do môi trường làm việc như bụi vải; bụi từ máy móc; hóa chất từ các chất nhuộm công nghiệp.

Để giảm bị mắc phải các bệnh da nghề nghiệp cần sử dụng quần áo bảo hộ lao động chuyên dung, mũ, khẩu trang, gang tay. Bên cạnh đó, công nhân may cũng nên rửa tay bằng xà phòng, thay quần áo sạch khi tan ca. Sử dụng kem làm ẩm da nếu phải tiếp xúc với các loại hóa chất làm khô da; khám sức khỏe định kỳ.

++Có thể bạn quan tâm: Những căn bệnh nghề nghiệp thường gặp ở lái xe đường dài

2. Bệnh điếc nghề nghiệp

Điếc là căn bệnh có tỷ lệ nhiều người mắc phải cao thứ hai hiện nay. Nguyên nhân gây ra điếc ở công nhân may là do phải tiếp xúc với môi trường tiếng ồn vượt quá quy chuẩn cho phép trong thời gian dài. Tiếng ồn gây ra từ sự vận hành của máy móc như máy may, máy dệt,… là nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này.

Để giảm bị điếc nghề nghiệp, nên thường xuyên sử dụng nút tai chống ồn; và lên lịch đi khám sức khỏe định kỳ.

3. Bệnh về đường hô hấp

Một căn bệnh phổ biến của công nhân may liên quan tới đường hô hấp là bệnh bụi phổi. Đây là căn bệnh rất dễ mắc và khó chữa. Một số bệnh bụi phổi công nhân thường mắc phải hiện nay là: bệnh bụi phổi silic; bệnh bụi phủi ami-ăng; bệnh bụi phổi bông…

Công nhân may phải tiếp xúc, hít nhiều loại sợi đay, gai, bông…; lại không mang khẩu trang trong quá trình sản xuất nên nguy cơ mắc bệnh bụi phổi bông rất lớn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh bụi phổi bông là do hít phải sợi đay, gai, bông… là tức ngực, khó thở, ho.

Để giảm bị bệnh về bụi phổi, công nhân nên sử dụng mặt nạ chống bụi; khẩu trang; quần áo bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, công nhân nên vệ sinh cá nhân; tắm rửa; thay quần áo sạch sẽ sau khi tan ca. Tránh hút thuốc lá, khám sức khỏe định kỳ.

Một trong những căn bệnh đường hô hấp mà công nhân ngành may thường mắc. Triệu chứng của bệnh là thở khò khè, viêm mũi – họng có đờm, lên cơn hen… Để giảm nguy cơ bị bệnh, công nhân cần đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ sau tan ca, luyện tập sức khỏe, ăn uống đủ chất, khám sức khỏe định kỳ.

4. Bệnh xương khớp nghề nghiệp

Bình thường, người lao động hầu như phải ngồi làm việc liên tục bên chiếc máy may công nghiệp với khoảng trên dưới 90% tổng thời gian lao động trong ngày (10% thời gian còn lại là nghỉ ăn giữa ca; đi giải quyết vệ sinh cá nhân; dọn dẹp; nhận bàn giao…). Viêc phải ngồi lâu trong một tư thế, tay chân phải hoạt động ít được nghỉ ngơi; công nhân ngành may có khả năng lớn mắc các bệnh liên quan tới xương, khớp.

Bệnh về xương khớp rất phổ biến. Các vị trí xuất hiện đau mỏi nhiều nhất trong quá trình lao động là vùng lưng, vùng vai, vùng gáy, vùng thắt lưng. Thông thường, thời gian xuất hiện cơn đau mỏi là cuối ca làm việc. Căn bệnh này cũng gây ảnh hưởng tới quy trình sản xuất và năng suất lao động của công nhân.

Để phòng tránh căn bệnh này, người công nhân nên có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và dưỡng chất; tăng cường vận động bằng một vài bài tập đơn giản và thuần thục tranh thủ bất cứ thời gian rảnh rỗi để tăng cường sự dẻo dai cơ thể.

Bên cạnh đó, người công nhân hãy tận dụng cơ hội tắm nắng để tăng cường Vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra có thể tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có giàu vitamin D giúp ích cho quá trình tái tạo canxi trong cơ thể. Thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe sụn khớp.

5. Bệnh căng thẳng và rối loạn cảm xúc

Công nhân may có đặc thù nghề nghiệp là liên tục phải quan sát các đường kim, mũi chỉ trong suốt ca lao động để đảm bảo tính chính xác cho sản phẩm. Mức độ tập trung quan sát khi thực hiện thao tác có thể là nguy cơ gây ra tình trạng căng thẳng và rối loạn cảm xúc. Sự yêu cầu chính xác về thành phẩm; hoặc áp lực từ các chỉ tiêu có thể khiến người công nhân cảm thấy quá tải hoặc áp lực.

Để giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi cho người lao động, các công ty nên xem xét áp dụng chế độ nghỉ ngắn khoảng 5 – 7 phút (4 – 5 lần/ca lao động); tạo điều kiện sinh hoạt văn hóa tinh thần cho công nhân. Người công nhân nên tự làm phong phú đời sống tinh thần bằng cách đọc sách, nghe nhạc, xem phim, biết cho cơ thể nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng trước khi bước vào quá trình làm việc mới.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bình luận