Thợ mộc và tất cả những gì bạn cần biết

Thợ mộc là khái niệm khá quen thuộc tại Việt Nam. Đây là từ để chỉ những người làm nghề mộc (liên quan tới gỗ) tại gia hoặc các xưởng sản xuất thủ công.

4977

Thợ mộc là khái niệm khá quen thuộc tại Việt Nam. Đây là từ để chỉ những người làm nghề mộc (liên quan tới gỗ) tại gia hoặc các xưởng sản xuất thủ công.

Ngày nay, thợ mộc làm trong các nhà máy sản xuất và chế biến đồ gỗ chuyên nghiệp được gọi là công nhân mộc.

(Nguồn: Internet)

Sở hữu những kỹ năng điêu luyện khi làm việc trên chất liệu gỗ; tuy nhiên, để sở hữu các kỹ năng đó không hề dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích và khách quan về nghề này.

Thợ mộc là ai?

Gỗ được cho là loại nguyên vật liệu quan trọng phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân Việt từ xưa tới nay. Do đó, người ta có thể dễ dàng tìm thấy vật dụng được làm từ gỗ ở khắp mọi nơi. Từ đồng bằng tới miền núi, từ đất liền tới hải đao, đồ gỗ luôn xuất hiện. Từ bàn ghế,  giường tủ cho tới những sản phẩm như cầu thang, cửa, giá để đồ… tất cả đều có sự tác động của đôi tay người thợ mộc.

(Nguồn: Internet)

Người có khả năng tạo hình và thổi hồn vào đồ gỗ chính là thợ mộc.

Những người thợ mộc mang theo đam mê về những thứ được tạo ra từ gỗ. Họ có khả năng tạo ra những sản phẩm bằng gỗ từ đôi tay điêu luyện của mình.

++ Có thể bạn quan tâm: Thợ xây dựng và những điều cần biết

Thợ mộc làm gì?

Thông thường, người thợ mộc thường có trách nhiệm làm những công việc sau:

  • Gia công gỗ, tạo hình gỗ thành các sản phẩm dự trên bản thiết kế
  • Thực hiện tính toán, đo đạc trên các vật liệu để có các thông số chính xác
  • Tiến hành lắp đặt các vật dụng như giường, tủ, cầu thang, sàn gỗ…
  • Kiểm tra, sơn, thay thế các vật liệu gỗ như khung cửa, cầu thang (đối với người phụ trách gỗ trong xây dựng)
  • Tự tay thiết kế các mẫu đồ dùng, sản phẩm
  • Chạm khắc, tỉa, giũa, sơn, đánh bóng, hoàn thiện sản phẩm
  • Cập nhật mẫu mã mới, đảm bảo nguồn nguyên liệu

(Nguồn: Internet)

Thợ mộc thực hiện quá trình gia công gỗ bằng các dụng cụ sau:

  • dụng cụ cơ bản (bào, cưa, đục, thước thợ, búa, kìm, vv.);
  • dụng cụ cắt bằng máy (cưa dây, cưa đĩa, cưa vòng, dụng cụ tách lớp gỗ);
  • dao phay gỗ (phay rãnh, phay lỗ);
  • mũi khoan máy (có bốn hoặc ba lưỡi cắt, có bậc để cắt lỗ định hình);
  • dao phay phẳng bề mặt gỗ (phay bảng, thanh nẹp, khối lăng trụ);
  • dao phay các profin cong gồm các loại như dao phay ngón, đầu phay, đĩa cắt, dao tiện gỗ, bánh mài, ngoài ra còn có các dụng cụ để làm sạch, đánh bóng, quét màu.

++ Có thể bạn quan tâm: 5 tố chất cần có để trở thành một thợ may thành công

Thợ mộc làm việc ở đâu?

(Nguồn: Internet)

Địa điểm làm việc thông thường của thợ mộc là các xưởng gỗ. Tùy theo quy mô mà tại đây có thể là các xưởng gỗ tại gia, cũng có thể là công xưởng rộng lớn trực thuộc các công ty.

Bên cạnh đó, thợ mộc cũng có thể xuất hiện tại các công trình đang thi công để phụ trách phần thiết kế, giám sát thi công các vật dụng, nguyên liệu liên quan tới gỗ.

Làm thế nào để trở thành thợ mộc?

Để trở thành một người thợ mộc, bạn có thể theo học tại các trường đào tạo nghề. Bạn cũng có thể tới các xương gỗ có tổ chức đào tạo để xin theo học. Tại đây bạn có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các nghệ nhân – những người có kinh nghiệm chuyên sâu về làm đồ gỗ. Bên cạnh đó, bạn phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, cẩn thận, khéo léo và trang bị đầy đủ kiến thức về nghề này.

Nghề mộc suy cho cùng cần rất nhiều tới sự sáng tạo và khéo léo. Chăm chỉ thực hành bạn mới có thể sớm thành công trong lĩnh vực này.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bình luận