Với một đất nước sử dụng xe máy là phương tiện di chuyển chính như Việt Nam, nghề làm thợ sửa xe máy đương nhiên sẽ tồn tại được rất lâu. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của nghề này rất cao; chỉ thợ lành nghề mới mong sống được với nghề. Bài viết dành cho những ai có ý định học sửa xe máy những thông tin cơ bản về nghề cũng như những kỹ năng cần thiết để trở thành một thợ sửa xe máy chuyên nghiệp.
1. Độ tuổi phù hợp để học nghề
Độ tuổi phù hợp của các học viên muốn theo học nghề là khoảng 20-30 tuổi. Do đặc thù công việc cần sức khỏe; người thợ phải có khả năng mày mò; đồng thời có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật liên quan đến xe máy thì mới có thể học nhanh chóng.
Bên cạnh đó, người thợ sửa xe cần nhanh nhạy trong việc cập nhật các dòng xe mới; cùng những thay đổi kỹ thuật của dòng xe đó để sửa chữa kịp thời.
Bởi vậy, những người ít tuổi hơn hoặc quá lớn tuổi sẽ khó đáp ứng những yêu cầu trên.
2. Thợ sửa xe máy làm gì?
Người thợ sửa xe máy thường phải thực hiện 2 nhóm công việc chính là bảo dưỡng xe và sửa chữa xe.
Đối với việc bảo dưỡng xe, người thợ phải biết chạy thử; kiểm tra động cơ và các chi tiết máy cẩn thận. Biết được những đặc tính và yêu cầu bảo dưỡng khác nhau như chi tiết nào thì cần lau chùi; chi tiết nào thì cần bôi trơn; cân chỉnh; vít chặt hoặc thay thế mới do đã quá hư hại.
Những người thợ cần để ý tới một số bộ phận thường cần được bảo dưỡng; thậm chí thay mới như ắc quy; đèn; còi; mâm vành; xích xe; săm; lốp; cân vành. Có tất cả khoảng hơn 20 hạng mục cần được bảo dưỡng định kỳ mà người thợ sửa xe cần biết. Tùy theo từng nơi mà có sự thay đổi hoặc thêm bớt khác nhau.
Đối với hoạt động sửa chữa xe máy, người thợ phải có hiểu biết và nắm vững các hệ thống kỹ thuật của xe. Lý do bởi đây là hoạt động phức tạp hơn so với bảo dưỡng.
Nguyên nhân gây ra sự cố cho xe thường đa dạng từ đơn giản tới phức tạp. Ví dụ, một số những hỏng hóc đơn giản có thể kể đến như thủng săm; hỏng lốp; còi không kêu; đèn cháy,… Một số sự cố phức tạp hơn liên quan tới hệ thống lọc khí, hệ thống máy, bộ ly hợp,…
3. Điều kiện hành nghề
Mua sắm dụng cụ:
Ngoài kỹ năng nghề nghiệp, người thợ sửa xe cần trang bị cho mình dụng cụ hành nghề để có thể hành nghề. Hiện nay có khoảng hơn 40 loại dụng cụ dùng để sửa chữa xe máy gồm các loại máy mài, máy nén khí, cờ lê, vít, các thiết bị đo, bàn nâng xe…. Chi phí cho một bộ đồ nghề này khoảng tầm 15 triệu đồng.
Một số kỹ năng:
Một số khả năng sau gần như có tính chất bắt buộc đối với người thợ sửa xe máy:
– Sức khỏe tốt và không bị dị ứng với xăng, dầu xe máy.
– Yêu thích công việc và có khả nặng tìm tòi, tự học.
– Chăm chỉ, kiên trì: sửa chữa xe máy đòi hỏi người thợ phải kiên trì và tỉ mỉ.
– Khéo léo: xe máy có những hệ thống máy, điện tương đối phức tạp với nhiều chi tiết và linh kiện nhỏ. Do đó đòi hỏi người thợ phải rất khéo léo trong thao tác để có thể nhanh chóng xử lí các chi tiết này nhanh chóng.
Phẩm chất:
Trung thực là đức tính quan trọng nhất để có thể sống lâu dài với nghề sửa xe. Trong quá trình sửa xe, có rất nhiều thợ nói dối để moi tiền khách hàng bằng cách thổi phồng bệnh của xe; hay bịa đặt những hỏng hóc không có; nâng khống giá tiền thay thiết bị,…Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của cửa hàng và mất đi sự tín nhiệm từ khách hàng.
Người thợ sửa xe phải có trách nhiệm với công việc mình làm, không đổ lỗi hay trốn tránh trách nhiệm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản dành cho những ai đang có ý định học nghề sửa xe máy và trở thành thợ sửa xe lành nghề. Hy vọng độc giả sẽ có những hình dung về công việc này và có những chuẩn bị kỹ lưỡng cho công việc.
——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới
Bình luận