Thợ xây dựng và những điều cần biết

Thợ xây dựng hay thường được gọi là thợ hồ, thợ xây, thợ nề. Đây là công việc mang tính tự do rất cao. Rất ít thợ xây dựng được đào tạo qua trường lớp, phần lớn đều tự học qua làm việc trực tiếp. Bài viết “Thợ xây dựng và những điều cần biết” sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ và khách quan về nghề thợ xây.

7906

Thợ xây dựng hay thường được gọi là thợ hồ, thợ xây, thợ nề. Đây là công việc mang tính tự do rất cao. Rất ít thợ xây dựng được đào tạo qua trường lớp. Phần lớn họ đều tự học qua làm việc trực tiếp. Bài viết “Thợ xây dựng và những điều cần biết” sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ và khách quan về nghề thợ xây.

Thợ xây dựng là những người lao động chân tay có tay nghề tham gia vào quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình, nhà cửa.

Thợ xây dựng tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình, nhà cửa.

Nghề thợ xây được xem là nghề phải bỏ ít vốn. Tuy nhiên, nghề này đòi hỏi sức khỏe tốt cùng kỹ năng khéo léo và kinh nghiệm. Nam giới thường là đối tượng tham gia vào ngành nghề này. Phụ nữ chỉ đi theo phụ giúp cơm nước hoặc phụ hồ.

Thợ xây lành nghề, có uy tín được chủ nhà thương lượng và bàn giao hợp đồng được gọi là thợ cả. Người thợ cả nhận hợp đồng theo giá thỏa thuận rồi tập hợp thợ làm. Thợ cả có thể nhận cùng lúc nhiều hợp đồng. Và thường mất hai tới bốn tháng là có thể hoàn tất xây dựng một căn nhà. (nhanh hay chậm tùy số lượng người tham gia)

Nghề thợ xây dựng làm những gì?

Bắt đầu, những người thợ thường bắt đầu công việc từ những việc chân tay lao động phổ thông. Công việc bao gồm: khuân gạch, đào đất, xách hồ, xách nước,… đa phần là những công việc phụ giúp cho thợ chính.

Trải qua một quá trình rèn luyện mới có thể trở thành thợ chính

Khi đã quen với các công việc trên, thợ sẽ có dần có kỹ năng trộn hồ, phụ quét vôi, phụ đóng trần. Họ sẽ được thợ chính kèm cặp và hướng dẫn để lên thành thợ phụ. Thời gian để thợ học việc trở thành thợ phụ mất khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Điều này tùy thuộc vào thái độ và tư duy của người học việc.

Sau một thời gian, thợ phụ đã vững tay nghề hơn. Lúc này, thợ phụ có thể bắt đầu làm những công việc từ dễ tới khó. Giai đoạn này khá quan trọng. Nếu ai đạt yêu cầu về trình độ và kỹ năng sẽ được công nhận là thợ chính. Thợ chính cũng được chia thành nhiều bậc với nhiều mức lương khác nhau.

Thợ chính thường phải tự học thêm về cách đọc các bản vẽ thi công. Người thợ chính nào có nền tảng kiến thức ổn (cấp phổ thông) sẽ tiến bộ rất nhanh. Bên cạnh đó, thợ chính cũng cần bổ sung kiến thức về đọc bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, đọc dự toán.

Thợ chính cần bổ sung kiến thức về đọc bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, đọc dự toán.

Người thợ chính có thể học ngay tại công trình với sự trợ giúp của các kỹ sư. Thợ chính cũng có thể các trung tâm học nghề để bổ sung kiến thức.

Công việc của người thợ xây trải dài từ khâu đào móng đến lúc hoàn thiện:

  • Đào móng: Người thợ xây cần lấy chuẩn xác độ cao của công trình; xác định độ sâu của móng, cân móng cho vuông góc, song song, xác định vị trí móng. Người thợ xây cũng nên tư vấn cho khách hàng loại sắt phù hợp để làm sắt vỉ móng, cổ móng đà kiềng.
  • Sau khi hoàn thiện móng, bước xây dựng tiếp đến sắt cột và đổ cột. Thợ chính phải làm việc với thợ sắt và cốp-pha để chuẩn bị sắt, khuôn cho việc đổ cột bê tông.
  • Đổ xong cột bê tông, thợ xây có thể xây tường bao luôn và đổ sàn.
  • Sau đó, một loạt các công đoạn sẽ được hoàn thiện như: lắp đặt cửa, làm cầu thang (đây là một việc khó nhất), mũ cột, làm các công trình phụ, chạy các chỉ tường, quét vôi,  tô tường, sơn, lát gạch nền, ốp gạch tường….

Thợ xây dựng làm việc ở đâu?

Thợ xây dựng thường làm việc tại các công trường xây dựng trên khắp cả nước.

Những năm gần đây nhu cầu xuất khẩu lao động nghề xây dựng đến các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Dubai, Trung Quốc tăng mạnh. Điều này đòi hỏi người thợ xây không ngừng nâng cao tay nghề để đáp ứng nhu cầu ngàng càng cao của thị trường.

Học nghề xây dựng ở đâu?

Người lao động có thể tới các trung tâm dạy nghề để đăng ký theo học các khóa huấn luyện và đào tạo để có các kiến thức căn bản. Bên cạnh đó, người lao động phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng ở ngoài thực tế. Theo sát công trình, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước cũng là một cách hiệu quả để hoàn thiện kỹ năng.

————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc không yêu cầu kinh nghiệm hay bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bình luận