Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu

1743
Cần đóng bảo hiểm xã hội bao lâu để có lương hưu
Cần đóng bảo hiểm xã hội bao lâu để có lương hưu

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu là câu hỏi được nhiều người lao động quan tâm. Ở bài viết chia sẻ này, Blog Viecngay sẽ gửi tới bạn các thông tin chi tiết về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để có thể hưởng lương hưu khi về già.

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm để được hưởng lương hưu?

Theo Điều 219 Bộ luật Lao động hiện hành có một số quy định mới về Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động muốn được hưởng lương hưu cần phải đóng bảo hiểm xã hội với số năm cụ thể như sau:

  • Cán bộ, công chức cấp xã hoặc hoạt động không chuyên trách cấp xã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên.
  • Những đối tượng khác tham gia bảo hiểm (bao gồm cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện) phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động bình thường cần đóng BHXH đủ 20 năm trở lên

Ngoài ra, cùng với việc đảm bảo thời gian đóng BHXH, người lao động cũng cần đạt tới độ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì mới được cơ quan bảo hiểm giải quyết hưởng lương hưu mỗi tháng.

Từ năm 2023, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được xác định theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động như sau:

  • Với lao động nam: Phải từ đủ 60 tuổi 09 tháng.
  • Với lao động nữ: Phải từ đủ 56 tuổi.

Tuy nhiên, nếu lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, vùng đặc biệt khó khăn, trong các hầm lò hay bị suy giảm khả năng lao động thì có thể nghỉ hưu sớm hơn từ 5 đến 10 năm so với độ tuổi nêu trên.

Mức đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu
Lao động trong điều kiện đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu sớm hơn

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 của người lao động

Căn cứ theo Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hướng dẫn tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH. mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ ốm đau, thai sản; quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2023 vào vào từng mục cụ thể được quy định như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
Mức đóng BHXH của người lao động và bên sử dụng lao động

Theo đó, người lao động cần đóng mức 10.5% trong khi doanh nghiệp, bên sử dụng lao động sẽ đóng 21.5% còn lại bao gồm các khoản về hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội mức 10.5%
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội mức 10.5%

Thời điểm nào người lao động được hưởng lương hưu?

Thời điểm mà người lao động sẽ được hưởng lương hưu là thời điểm được ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi NLĐ đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định Pháp Luật.

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, không XĐTH, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng được ký kết giữa bên sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật.
  • Thời điểm người lao động được hưởng lương hưu tính từ tháng liền kề khi lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan BHXH đối với người sử dụng lao động.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
Lao động hưởng lương hưu từ tháng liền kề thời điểm đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí

Mức hưởng lương hưu của lao động năm 2023

Mức hưởng lương hưu của người lao động năm 2023 được tính dựa vào tỷ lệ hưởng hương hưu theo mức đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ. Nếu trong cùng khoảng thời gian đóng BHXH nhưng mức lương đóng bảo hiểm khác nhau thì mức lương hưu được hưởng cũng sẽ khác nhau.

Mức hưởng với lao động đóng BHXH bắt buộc

Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Mức lương hưu nhận mỗi tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu mỗi tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

(theo Cổng giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử – ebh.vn)

Mức lương hưu của người đóng bảo hiểm xã hội
Lương hưu tính dựa trên tỷ lệ hưởng lương hưu và mức bình quân tiền lương đóng BHXH

Trong đó:

  1. Tỷ lệ hưởng lương hưu năm 2023 được tính như sau:
  • Lao động nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu mỗi tháng là 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%.
  • Lao động nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu mỗi tháng tháng là 45% tương ứng với số năm đóng BHXH là 20 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%.

Để có tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa năm 2023 là 75% thì:

  • Lao động nữ nghỉ hưu vào năm 2023 phải đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.
  • Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2023 phải đóng BHXH đủ 35 năm trở lên.

Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động (theo Điều 55, Luật Bảo hiểm xã hội 2014) thì sẽ giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do lao động nghỉ hưu trước tuổi.

  1. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia BHXH bắt buộc sẽ phụ thuộc vào tiền lương đóng BHXH mỗi tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá (hay hệ số điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH) tương ứng hàng năm.

Mức hưởng với lao động đóng BHXH tự nguyện

Dựa theo Điều 74, Luật Bảo hiểm xã hội 2015 thì mức hưởng lương hưu năm 2023 của người lao động tham gia BHXH tự nguyện được tính theo công thức sau:

Mức lương hưu mỗi tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu mỗi tháng X Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Cách tính lương hưu cho người tham gia BHXH tự nguyện

Trong đó:

  1. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính tương tự như với người tham gia BHXH bắt buộc.
  2. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH được tính trên cơ sở hệ số trượt giá.

Chính phủ có quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội.

Mức lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Lương hưu của người đóng BHXH tự nguyện cũng dựa vào hệ số trượt giá

Mức hưởng với lao động tham gia cả BHXH bắt buộc và tự nguyện

Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện (không bao gồm thời gian đã tính hưởng BHXH một lần). Mức hưởng lương hưu đối với người tham gia cả BHXH bắt buộc và tự nguyện được tính dựa theo công thức tương tự với người tham gia 1 trong 2 loại BHXH, cụ thể như sau:

Mức lương hưu mỗi tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH.

Trong đó:

  1. Tỷ lệ hưởng lương hưu được tính tương tự người tham gia BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện.
  2. Áp dụng đối với trường hợp người lao động trước đó có thời gian đóng BHXH tự nguyện:

Tiền lương tháng và mức bình quân thu nhập đóng BHXH để chi trả lương hưu được tính theo công thức sau:

Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH = [Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện + (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc X Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc)] / Tổng số tháng đóng BHXH (bắt buộc + tự nguyện)

(theo Cổng giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử – ebh.vn)

Lương hưu của người đóng bảo hiểm xã hội
Cách tính lương hưu cho người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện

Trên đây là những chia sẻ về mức hưởng lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội. Tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện giúp bạn đảm bảo mức lương hưu khi về già, đem tới nhiều lợi ích về lâu dài. 

Nếu bạn đang tìm kiếm các việc làm chân tay, đừng quên truy cập vào Viecngay.vn – trang tuyển dụng việc làm phổ thông hàng đầu Việt Nam để có thể ứng tuyển nhiều vị trí hấp dẫn nhé!

Bình luận