Bạn người nghe nhiều người nói rằng muốn làm tốt vị trí nhân viên bán hàng thì phải có duyên bán hàng. Chính vì thế nên bạn luôn ngần ngại khi apply cho một công việc làm thêm như vậy? Và khi đã được nhận vào làm việc, thì bạn lại cảm thấy áp lực khi bạn đồng nghiệp thì “buôn may bán đắt”, còn bạn thì ế xưng ế xỉa? Vậy thì hãy nắm chắc 5 kỹ năng bán hàng dưới đây để trở thành “cao thủ” bán hàng nhé!
1. Thấu hiểu khách hàng – Kỹ năng bán hàng quan trọng số 1
Thử tưởng tượng, nếu bạn mang nước đến bán ở ngôi làng trù phú, chắc chắn sẽ chẳng ai mua cả. Tuy nhiên, nếu bạn mang chính chai nước đó đến sa mạc Sahara, bạn sẽ bán hết hàng trong tích tắc.
Điểm mấu chốt của kỹ năng bán hàng này là bạn phải hiểu khách hàng cần gì (WHAT), tại sao họ lại cần điều đó (WHY).
Ví dụ: Khi khách hàng hỏi mua chiếc điện thoại Samsung Galaxy Note 8. Dù có ”phong ba bão táp” đến mấy, nguyên tắc đầu tiên là bạn phải hiểu tìm hiểu khách hàng của mình mua để làm gì:
- Mua cho bằng bạn bằng bè. Bạn nên tấn công bằng câu: “Em thấy cái này nhiều người giống như anh ưa chuộng lắm. Rất phong cách.”
- Để phục vụ công việc. Bạn chỉ cần nói: “Em thấy anh chọn cái này là đúng. Rất tiện cho những người đi làm giống như anh.”
- Mua đơn giản là để trải nghiệm công nghệ? Bạn nên tấn công bằng câu: “Note 8 thì khỏi nói rồi. Em thấy hơn hẳn các mẫu khác của Samsung anh ạ. Ứng dụng chạy rất mượt mà. Anh dùng là thích ngay.”
- Thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng sẽ là cơ hội để bạn biến sản phẩm của mình thành giải pháp của họ.
2. Hiểu rõ sản phẩm
Khi khách hàng đã nảy sinh nhu cầu mua sản phẩm của bạn và muốn tìm hiểu kĩ hơn về nó thì việc tiếp theo của bạn sẽ làm giải đáp những thông tin mà họ thắc mắc.
Để thuyết phục được khách hàng, bạn bắt buộc phải hiểu rõ về sản phẩm của mình. Biết mình đang bán cái gì và sản phẩm đưa vào thực tế sẽ như thế nào để tạo lòng tin cho khách là kỹ năng bán hàng vô cùng quan trọng.
Thông tin về sản phẩm thường được chia thành 2 phần:
- Đặc tính sản phẩm, bao gồm: thành phần cấu tạo, chất lượng, màu sắc, kiểu dáng…
ông dụng/lợi ích của sản phẩm.
- Là một nhân viên bán hàng, bạn cần nắm rõ tất cả thông tin đó để sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của khách hàng.
Khi nắm rõ toàn bộ thông tin sản phẩm, ưu nhược điểm & giá trị đem lại của sản phẩm, bạn đã ghi được dấu cộng lớn với khách hàng của mình rồi đấy.
3. Biết “bán mình” trước
Sẽ thế nào nếu như khách hàng rất thích sản phẩm nhưng lại không có cảm tình với bạn?
Trước khi bán được sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn cần nhớ rằng khách hàng sẽ “mua” bạn trước, sau đó mới là sản phẩm của bạn. Đó là lý do vì sao bạn cần làm cho khách hàng có niềm tin, cảm tình và sự tin tưởng với bạn.
Khi bạn nói chuyện với bất cứ ai, hãy quan sát cách mà họ nói chuyện. Nếu họ nói chậm, bạn cũng phải nói chậm lại. Nếu họ nói với nhịp độ nhanh, bạn cũng phải nói nhanh hơn. Vì sao lại như vậy? Đơn giản, bạn phải tìm được sự kết nối với họ.
Trong cuộc trò chuyện, bạn cũng hãy tìm hiểu xem khách hàng đó là người thế nào, sở thích là gì. Chẳng hạn, nếu vị khách thích nuôi mèo, hãy nói chuyện với họ về chủ đề mèo để tìm kiếm sự tương đồng giúp tạo được ấn tượng hơn trong mắt khách hàng.
4. Nhiệt tình
Nhiệt tình cũng là kỹ năng bán hàng bạn không thể xem nhạ. Bạn chưa cần cái đầu lạnh, nhưng phải có trái tim nóng. Đó là sự nhiệt tình.
Có một câu chuyện như thế này. Khi một vị khách bước vào cửa hàng điện thoại di động lớn, người bán hàng đi tới và hỏi:
– “Chào anh. Em có thể giúp gì cho anh ạ!”
– “Ở chỗ mình có bán máy giặt không em?” – Vị khách trả lời bằng một câu hỏi.
Nếu bạn là người bán hàng trong tình huống này, bạn xử lý như thế nào ?
Không chậm trễ người bán hàng nói – “Dạ thưa anh, cửa hàng em không có anh ạ! Cửa hàng em chỉ bán điện thoại di động. Có trung tâm điện máy cách đây 2 ngã 4, anh có thể tìm mua được máy giặt ở đó”.
Vị khách cám ơn rồi quay bước. Lúc đấy, bạn không bán được cái gì cả, đương nhiên rồi! Nhưng nếu như khi người đấy có nhu cầu mua điện thoại, hay bạn bè hoặc người thân cần mua điện thoại, khả năng ông ta giới thiệu về cửa hàng của bạn là rất cao.
Vì sao? Đơn giản vì bạn đã tạo được ấn tượng tốt với khách hàng bằng sự nhiệt tình và chân thành của mình.
6. Không sợ bị từ chối
Tình huống mà nhân viên bán hàng nào cũng sẽ gặp phải đó là bị từ chối. Tuy nhiên, đừng lấy đó làm buồn mà hãy tiếp tục tiến về phía trước. “Khi 100 cánh cửa đóng sập trước mặt bạn, hãy ngẩng cao đầu, mỉm cười thật tươi. Tiếp theo, hãy đi gõ tiếp cánh cửa thứ 101 như cách bạn bắt đầu.” Nếu người ta nói “Không” với bạn ở lần đầu, đó có thể là do họ chưa cân nhắc kỹ. Hãy tiếp cận với họ lần thứ 2, thứ 3…
Điều quan trọng nhất là đừng bao giờ nghi ngờ bản thân. Bởi người thành công là người làm được những việc mà kẻ thất bại đã từ bò trước đó. Mỗi lần thất bại, hãy lùi lại để xem đâu là nguyên nhân đã dẫn đến thất bại đó. Để từ đó, bạn có thể đưa ra những giải pháp tốt hơn trong những lần sắp tới.
Dần dần, bạn sẽ ngày càng hoàn thiện được “kỹ năng bán hàng” nói riêng và bản thân nói chung để có chinh phục được những mục tiêu cao hơn trong cuộc sống.
——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!
Bình luận