“Chạm tới giấc mơ” là một cuốn tự truyện của ca sĩ chàng ca sĩ tài năng quê Thái Bình – Sơn Tùng M-TP. Ý tưởng ra đời “Chạm tới giấc mơ” của Tùng chỉ muốn lan tỏa thông điệp về ước mơ tuổi trẻ. “Bạn chỉ có một cuộc đời, bạn phải dám ước mơ, dám sống hết mình với mơ ước ấy”.
Mình không phải là một sky, nhưng mình rất ngưỡng mộ sự quyết tâm của Sơn Tùng M-TP. Và càng hâm mộ hơn sau khi đọc “Chạm tới giấc mơ”. Sau đây là những bài học mình rút ra được sau khi đọc cuốn sách này.
1. Để “Chạm tới giấc mơ”: Hãy trân trọng vì gia đình luôn là một chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất:
“Khi khổ sở, vấp ngã, quan trọng nhất là gia đình, bạn bè & anh em”
Sinh ra trong một gia đình không được giàu có nhưng đầy ắp tình yêu thương. Bố Tùng là một lái xe buôn, mẹ Tùng là một công chức nhà nước. Nhưng từ khi sinh Tùng, mẹ Tùng đã bỏ công việc yêu thích để chuyển sang cắt tóc tại nhà. Để toàn tâm toàn ý được chăm sóc con. Và gánh nặng kinh tế gia đình đặt lên vai của bố Tùng cũng nặng hơn. Bên cạnh đó, không ai trong gia đình Tùng làm nghề nghệ thuật. Có lẽ vì thế mà bố mẹ Tùng không ủng hộ cho cậu con trai cả của mình theo đuổi đam mê ca hát.
Nhưng không vì thế mà Tùng từ bỏ đi niềm đam mê âm nhạc. Cũng như ngừng yêu thương gia đình. Tùng luôn cố gắng cân bằng giữa công việc và gia đình. Và còn lồng cả tình yêu thương gia đình vào công việc. Nổi bật là ca khúc “Thái Bình mồ hôi rơi”. Được Sơn Tùng sáng tác và thể hiện trong chương trình “The Remix” để tặng gia đình.
2. Để “Chạm tới giấc mơ”: Hãy theo đuổi đam mê dù có thế nào đi chăng nữa:
“Nếu mình không tự mình trải nghiệm,vấp ngã, học hỏi, mình không thể nào đạt được ước mơ của mình”
Từ những ngày tháng còn đi học, Tùng là một học sinh luôn có lực học giỏi. Nhưng theo niềm đam mê của bản thân. Tùng đã đánh liều rời xa gia đình vào Sài Gòn để thi nhạc viện. Và thành quả của sự “liều” đó là thành tích thủ khoa kỳ thi tuyển sinh năm ấy.
Không chỉ có vậy, sau này khi mới chập chững bước chân vào showbiz. Sơn Tùng cho ra mắt ca khúc “Em của ngày hôm qua”. Dù bị nhiều scandal đạo nhạc nhưng không vì thế mà anh từ bỏ. Về sau này, anh dùng đó làm động lực để theo đuổi đam mê và cảm hóa anti-fans.
“5 năm bước chân vào con đường nghệ thuật. Không ngắn nhưng đủ để Tùng nếm trải những cung bậc cảm xúc để theo đuổi giấc mơ nghệ thuật. Từ bé, Tùng đã có một niềm đam mê âm nhạc. Nhưng để có thể theo đuổi niềm đam mê đó, Tùng phải cố gắng rất nhiều. Và rổi khi ở ngưỡng cửa 18. Tùng phải đấu tranh rất nhiều để theo đuổi con đường nghệ thuật. Một mình vào Sài Gòn với nhiều nỗi lo. Sau cùng, Tùng nghĩ mỗi người chỉ có một tuổi trẻ để sống và theo đuổi ước mơ nên cứ dấn thân, khó khăn sẽ khiến bản thân trưởng thành hơn. Tùng từng trải qua giai đoạn ấy nên Tùng hiểu cảm giác của các bạn trẻ. Vì vậy, Tùng hi vọng thông qua câu chuyện về hành trình Chạm tới giấc mơ của mình cũng sẽ giúp các bạn trẻ có thêm động lực và theo đuổi ước mơ.” Sơn Tùng M-TP chia sẻ lý do thực hiện cuốn tự truyện “Chạm tới giấc mơ”.
3. Để “Chạm tới giấc mơ”: Hãy luôn có kế hoạch, định hướng rõ ràng cho tương lai:
“Tùng rất sợ là Tùng bị một màu”
Trong cuốn tự truyện “Chạm tới giấc mơ”, Sơn tùng có nhắc đến 2 công ty giải trí. Đó là V.Production và W.Entertainment. Cuộc hội ngộ và chia tay cùng hai ông bầu. Với nội dung kể về lần đầu tiên đặt chân lên Sài Gòn. Để theo đuổi con đường âm nhạc của chàng trai Nguyễn Thanh Tùng. Với vô số điều mới lạ và dấu ấn của những ca khúc triệu view. Bên cạnh đó là những kỷ niệm khi đồng hành cùng hai nhạc sỹ nổi tiếng. Cả 2 đều là những bước hành trang. Để Tùng dùng chúng làm bàn đạp tốt và thành lập M-TP Entertaiment.
“Tùng không muốn đơn thuần chỉ là nghệ sĩ, sáng tác ca khúc biểu diễn. Tùng muốn trở thành một nhà sản xuất âm nhạc.”
Sơn Tùng là một chàng trai trẻ nhưng đầy sự chín chắn. Một mình Tùng học tập cách để thành lập, điều hành một công ty. Chàng ca sĩ Thái Bình luôn có định hướng rõ ràng cho sự nghiệp của mình. Đó là lý do Sơn Tùng M-TP luôn thành công trong tất cả những sản phẩm âm nhạc của anh.
Bình luận