Công nhân “gồng” mình làm thêm để có tiền chi Tết 2019

9808

Theo nhiều chia sẻ, cuối năm công ty không có nhiều việc, công nhân không được tăng ca. Thêm vào đó, đồng lương eo hẹp, không đủ để tích lũy; tiền thưởng không thấm vào đâu so với chi tiêu ngày Tết. Chính vì thế, công nhân căng mình làm thêm để có tiền tiêu Tết.

“Chạy sô” kiếm việc làm thêm

Còn hơn 2 tuần nữa là đến tết Nguyên đán; để phục vụ thị trường và nhu cầu tiêu dùng cuối năm; nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ; hàng hóa đang tăng cường các hoạt động, do đó nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ; việc làm bán thời gian cũng tăng theo. Đây được xem là “cơ hội vàng” cho nhiều công nhân lao động tìm kiếm việc làm thêm; sau khi tan ca tại công ty để có thêm thu nhập; trang trải cho dịp Tết sắp đến.

Hẹn gặp chị Nguyễn Thị Huyền, công nhân đang làm việc tại Công ty Sei (KCN Thăng Long) sau giờ tan ca; vừa dứt cuộc trò chuyện; chị Huyền đã vội tạm biệt vì lý do chị thấy trên trang tìm kiếm việc làm đăng tải thông tin tuyển lao động thời vụ để đáp ứng nhu cầu hàng hóa dịp tết Nguyên đán 2019. Sau khi đọc kỹ thông tin tuyển dụng, thấy mình có thể đáp ứng được điều kiện đưa ra nên chị đã quyết định sẽ đến tận nơi để đăng ký nhận việc.

Nán lại trả lời cho câu hỏi về việc đi làm thêm như thế liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc tại công ty không? chị Huyền nói: “Công nhân bọn mình vất vả quen rồi! Giờ vất vả thêm tí nữa cũng có sao. Miễn là có thêm thu nhập để trang trải cho dịp Tết sắp đến.

Theo thông tin từ LĐLĐ TP Hà Nội, trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019; LĐLĐ TP sẽ trao 6.000 suất quà cho đoàn viên công đoàn; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị là công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc Công đoàn cấp trên cơ sở; CĐCS trực thuộc LĐLĐ TP có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt do tai nạn rủi ro; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp, thiên tai; hỏa hoạn, bệnh tật hiểm nghèo gây tổn hại về sức khỏe hoặc tài sản; đoàn viên công đoàn; người lao động bị mất việc làm hoặc doanh nghiệp không có khả năng trả lương 3 tháng (11, 12/2018 và tháng 1/2019).

Năm nay, LĐLĐ TP tiếp tục triển khai Chương trình “Xe ô tô miễn phí đưa CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết Kỷ Hợi- 2019”. Tiêu chí đối với CNLĐ thuộc diện được hỗ trợ là: CNLĐ thuộc các KCN – CX Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn; quê ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; chấp hành tốt nội quy; kỷ luật lao động; tích cực tham gia các hoạt động công đoàn, trong đó ưu tiên nữ CNLĐ mang thai; nuôi con nhỏ.

Chẳng giấu, cả năm làm việc, mình không tích lũy được đồng nào; bởi lương tháng trung bình được 6 triệu; một phần để chi tiêu cho bản thân, phần còn lại gửi về phụ giúp bố mẹ ở dưới quê. Nếu công ty đợt này không hạn chế công nhân tăng ca thì chắc mình cũng không đi làm thêm ở ngoài. Bây giờ không làm tăng ca, thời gian rảnh rỗi không để làm gì nên mình mới quyết định nhận việc làm thêm”.

Tạm biệt chị Huyền cùng lời chúc may mắn, chúng tôi tìm đến phòng trọ của anh Trần Văn Đạt; công nhân đang làm việc tại Công ty Jtec (KCN Thăng Long); trong khi các phòng trọ xung quanh đang tất bật chuẩn bị cho bữa cơm tối thì anh Đạt lại đang hì hụi với chiếc mỏ hàn; cuộn thiếc để gắn nối dây điện vào các bảng mạch điện tử.

Anh Đạt cho biết: “Tôi nhận làm công việc này được gần 1 tháng, vì đây công việc làm thêm tại nhà; lương tính theo sản phẩm nên sau khi được bạn bè giới thiệu tôi đã nhận ngay. Hằng ngày, nếu tăng ca thì thôi, còn không tăng ca thì tôi thường dành ra một vài tiếng để hàn mạch điện tử. Nhờ công việc làm thêm tại nhà này mà mỗi tháng tôi cũng kiếm thêm được khoảng được 1 – 2 triệu đồng. Sắp đến Tết rồi, tiền dư dả chẳng có nhiều mà cũng chưa biết lương thưởng được bao nhiêu nên tôi cứ chủ động làm thêm để có tiền về quê tiêu Tết”.

Thời đại công nghệ phát triển, nhiều công nhân lao động nhất là nam giới cũng có thêm sự lựa chọn là chạy xe ôm công nghệ để “tăng ca” kiếm thêm thu nhập. Gặp anh Đỗ Văn Thuận, công nhân của Công ty công nghệ Muto (KCN Quang Minh) khi anh đang đứng đợi khách tại cổng khu công nghiệp và khoác chiếc áo đồng phục của hàng xe ôm Grab.

Anh Thuận cho biết, trước khi vào làm việc tại công ty; công việc chính của anh là chạy xe ôm Grab; chính vì thế, hằng ngày, sau khi tan ca tại công ty; anh đều tranh thủ mở ứng dụng để nhận khách. Nhu cầu đi xe ôm công nghệ ngày càng cao; thêm vào đó, ở đây lại gần trung tâm thương mại Mê Linh Plaza nên lượng khách cũng tương đối ổn định, nếu may mắn thì trong ngày bình thường anh cũng kiếm được dăm bảy chục; cuối tuần thì thu nhập khấm khá hơn vì thời gian chạy xe nhiều hơn.

Theo anh Thuận, càng gần Tết, nhu cầu đi lại của khách hàng càng đông; chính vì thế, anh thường xuyên mở ứng dụng để nhận khách với mong muốn chạy được thật nhiều cuốc xe để có thêm tiền lo cho dịp Tết sắp đến. Anh Thuận cho biết: “Dịp tết năm ngoái, sau khi công ty cho nghỉ Tết; tôi không về quê luôn mà vẫn ở lại để chạy Grab đến tận chiều 30 tết. Đỉnh điểm có ngày tôi kiếm được gần 1 triệu; nhờ đó mà gia đình có một cái Tết tươm tất. Chính vì thế, dịp Tết năm nay tôi sẽ tiếp tục ở lại để chạy Grab và hi vọng rằng thu nhập sẽ được bằng và cao hơn năm ngoái”.

Tỉnh táo để tránh rủi ro

Khoảng thời gian gần Tết, nhu cầu tìm việc làm thời vụ; bán thời gian của người lao động tăng cao; lợi dụng điều đó, nhiều đối tượng tìm cách lừa đảo, kiếm tiền từ sự cả tin của người lao động.

Chia sẻ với chúng tôi về chuyện buồn và cũng là một bài học quý giá của bản thân; chị Vũ Thị Thanh (quê Nghệ An) đang làm việc tại KCN Phú Nghĩa cho biết; cuối năm ngoái, do nóng lòng tìm việc làm thêm để dành dụm ít tiền về quê trang trải trong ngày Tết; chị đã xin vào làm việc bán thời gian tại một nhà xưởng gần khu trọ; công việc của chị là đóng gói bánh kẹo với mức lương 17.000 đồng/giờ.

Mặc dù chị đã cố gắng làm đến tận 29 tết mới xin nghỉ; xin lấy lương để về quê đón Tết cùng gia đình nhưng chủ nhà xưởng lại không trả lương vì lý do: chị xin nghỉ trong khi còn nhiều đơn hàng cần phải hoàn thành nếu không sẽ phải đền bù.

Sau nhiều lần đề nghị thanh toán tiền lương không được; chị đã quyết định coi đó là học phí cho bài học kinh nghiệm của bản thân. “Ngẫm lại, lỗi một phần cũng ở bản thân do quá nhẹ dạ cả tin; chấp nhận làm mà không có cam kết rõ ràng với nhà xưởng về hợp đồng lao động; các điều khoản nên mới phải làm không công” – chị Thanh chia sẻ.

Thực tế cho thấy, những lao động thời vụ, bán thời gian thường có nguy cơ gặp rủi ro về vấn đề không nhận được lương đúng cam kết; không được đền bù khi có tai nạn lao động, thiệt thòi khi không có BHXH… Do đó, để đề phòng tình huống bất lợi có thể xảy ra; người lao động có nhu cầu tìm việc làm thêm cần đến những địa chỉ có uy tín; dù công việc diễn ra trong thời gian ngắn nhưng người lao động cần có các cam kết rõ ràng với đơn vị tuyển dụng; lập thành văn bản với các quy định chặt chẽ, đặc biệt là số tiền công, thời gian thanh toán.

Để tìm được những việc làm thời vụ phù hợp; người lao động nên theo dõi thông tin thị trường lao động; nhu cầu việc làm; nắm rõ số lượng, yêu cầu và thời điểm cần cụ thể những việc làm lao động thời vụ. Đặc biệt, người lao động không nên cả tin những công việc tuyển dụng một cách quá dễ dàng; việc làm thu nhập cao.

(Theo Dân trí)

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới! 

Bình luận