Sinh viên đi làm thêm nhiều vô kể. Và sinh viên bị… lừa đảo khi đi tìm việc làm thêm cũng không thể đếm hết. Chắc hẳn, khi bước chân vào cổng trường đại học, bạn đã được nghe ít nhiều những lời cảnh báo và 1001 câu chuyện “rùng rợn” về các công ty đa cấp, hay những chiêu trò lừa đảo khi đi làm thêm khác. Dưới đây là một số “lời cảnh tỉnh” dành cho bạn!

1. “Động đa cấp” – Tuyệt đối không được buông lỏng cảnh giác

cam-bay-khi-di-lam-them

Vì sao ư? Vì rất có thể bạn bị rơi vào đó lúc nào mà không hay. “Đi học kỹ năng mềm để tự tin hơn trong giao tiếp”, hay “Đi làm nhàn hạ nhưng thu nhập lên tới vài chục triệu đồng”, là những chiêu dụ dỗ thông dụng. Thực chất, đây chính là mánh “thôi miên” của nhiều công ty đa cấp bất chính khi muốn dụ bạn “đi làm thêm”.

Để có được mức lương “đáng mơ ước” như vậy, bạn phải bỏ ra số tiền từ khoảng 1.700.000đ – 2.000.000đ để mua những sản phẩm như đồng hồ đeo tay, bình nước đa năng, quần áo mặc vào có thể chữa bách bệnh,… Trở thành nhân viên của họ, nhưng bạn sẽ không được trả lương hàng tháng mà phải đi giới thiệu người khác vào mua những sản phẩm mà bạn đã mua hoặc trở thành nhân viên giống như bạn. Giới thiệu được một số khách nhất định, bạn sẽ được thăng cấp và được hưởng hoa hồng 20% sản phẩm họ bán được. Nếu tỉnh táo, bạn sẽ thấy giá cả của các mặt hàng này rẻ hơn rất nhiều số tiền bạn phải bỏ ra để mua chúng.

Thậm chí, bạn còn có thể bị dọa nạt, gây khó dễ hoặc mất thêm tiền nếu muốn phá bỏ hợp đồng. Đúng là “tiền mất tật mang”.

2. Việc nhàn, lương cao, thúc giục và yêu cầu vô lý – Bỏ ngay không cần suy nghĩ

cam-bay-khi-di-lam-them-1

Hãy cảnh giác trước những công việc với khẩu hiệu “việc nhàn – lương cao”. Bởi có thể công việc của bạn nhàn hạ thật, nhưng so với những gì bạn bỏ ra, bạn mất đi, thì mức lương ấy không còn cao nữa.

Có nhiều nơi, khi đọc thông báo, bạn đã thấy ghi rất rõ là “Không thu thêm phụ phí”. Nhưng khi đến nơi, họ lại yêu cầu bạn đóng rất nhiều khoản tiền vô lý như: phí hồ sơ, phí đặt cọc, phí xét chuyển hồ sơ,… Nhiều nơi không yêu cầu kiến thức, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, ngoại hình. Chà! Có vẻ ngon ăn đấy. Nhưng họ lại liên tục thúc giục bạn nhanh chóng làm hồ sơ và nộp lệ phí dù chưa biết bạn là ai và bạn có thể làm gì cho họ.

Đối với những khoản phí “từ trên trời rơi xuống”, hãy cố gắng hỏi xem để được giải trình về mục đích của số tiền ấy. Điều đó sẽ giúp bạn không bị mất tiền oan nếu chẳng may gặp phải một công ty thiếu uy tín.

Ngoài ra, hãy cương quyết nói “Không” với những nơi liên tục thúc giục và yêu cầu bạn những khoản phí và giấy tờ bất hợp lý nhé!

3. Trung tâm môi giới việc làm ở nơi xa xôi hẻo lánh – Hãy tránh xa!

Cam-bay-khi-di-lam-them-2

Hãy tránh xa những trung tâm nằm trong ngõ ngách khó tìm, những nơi xa thành phố hơi những nơi thường xuyên di chuyển địa điểm, thiếu gọn gàng và tạm bợ. Thường những nơi này chỉ có một vài nhân viên, không có nhiều trang thiết bị và bàn ghế đồ đạc thì lộn xộn.

Lời khuyên cho bạn là hãy đến những trung tâm môi giới việc làm nổi tiếng, có nhiều người biết đến. Hoặc nếu muốn thực sự chắc chắn, hãy tự tìm kiếm công việc từ những nguồn khác và tự nộp hồ sơ xin việc tại các nơi tuyển dụng, không cần thông qua trung tâm.

 

4. Hợp đồng đi làm thêm bằng… “miệng” – Tuyệt đối không đáng tin

Cam-bay-khi-di-lam-them-3

Kể cả với những công việc làm thêm, bạn cũng nên có hợp đồng, thỏa thuận rõ ràng trước khi nhận việc. Tuyệt đối tránh những công việc với hợp đồng bằng… miệng. Lời nói gió bay. Có thể bạn sẽ không nhận được những gì như đã thỏa thuận, hoặc những gì bạn được nhận không xứng đáng với những gì bạn bỏ ra. Cẩn thận trong khoản này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng bóc lột hay mâu thuẫn, tranh chấp với bên tuyển dụng.

Theo Viecngay,

——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bình luận