Bí kíp xin việc hiệu quả từ Viecngay.vn Team giúp bạn tránh khỏi tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi công việc cần kinh nghiệm mà mình thì không có.
Bạn đã từng trải qua tình huống này chưa? Khi mà bạn đang thích mê một công việc, nhưng khi nhìn mô tả và yêu cầu thì lại ngậm ngùi bỏ qua, vì nó không phải ngành mà bạn đang theo học, hoặc yêu cầu đã có 1 – 2 năm làm việc, mà bạn thì “trắng tay” kinh nghiệm. Với 5 bí quyết dưới đây, Viecngay.vn sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi rơi vào tình huống như trên!
1. Tạo dựng và cố gắng tận dụng các mối quan hệ
Nghe có vẻ sáo rỗng và lý thuyết, nhưng đây thực sự là lời khuyên cực kỳ hữu ích dành cho bạn. Trên thực tế, chỉ khoảng 20% công việc được các công ty đăng tuyển online để tìm ứng viên, và đây thường là những công việc không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm. 80% còn lại là những công việc tốt, vị trí ngon lành thì công ty thường ưu tiên cho ứng viên cho công ty hoặc nhờ bạn bè, nhân viên trong công ty giới thiệu.
Do đó, dù bạn là sinh viên hay người đã đi làm, thì có nhiều mối quan hệ đều là lợi thế đặc biệt của bạn. Bạn có thể dễ dàng hơn trong việc apply công việc online, và cũng có thể được cân nhắc giới thiệu vào làm tại công ty ở những vị trí tốt.
Đừng nghĩ rằng vì bản thân mình tài năng nên chẳng cần nhờ cậy đến ai. Điều đó có thể đúng, nhưng càng nhiều mối quan hệ tốt đồng nghĩa với việc cơ hội sẽ đến với bạn nhiều hơn, kể cả khi bạn không mong chờ hay tìm kiếm nó. Không nhất thiết phải là giám đốc hay manager, hãy tạo mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người xung quanh bạn như bạn bè học cùng trường, các anh chị làm cùng công ty, và cố gắng nói chuyện, duy trì mối quan hệ với họ. Ví dụ như thi thoảng comment một cái trên Facebook của người ta cũng là cách để bạn connect với họ rồi.
2. Tận dụng tất cả những kỹ năng, kinh nghiệm mà mình đang có
Khi bạn muốn ứng tuyển một công việc trái ngành, trái nghề hoặc một công việc mà mình chưa có đủ kinh nghiệm như nhà tuyển dụng yêu cầu thì phải làm gì? Trong trường hợp này, đừng mất thời gian đắn đo suy nghĩ rồi lại tiếc hùi hụi bỏ đi. Hãy đọc xem công việc bạn dự định ứng tuyển đòi hỏi những kỹ năng gì. Sau đó, xem xét kỹ lại những công việc bạn đã từng làm, những gì bạn đã được học, xem mình có những kỹ năng đáp ứng được những yêu cầu đó hay không. Đôi khi, không nhất thiết bạn phải từng làm một công việc tương tự, nhiều công việc thuộc lĩnh vực khác cũng có thể cho bạn những kỹ năng cần thiết mà mọi ngành nghề đều yêu cầu.
Ví dụ nếu cần một người làm ‘accountant’ thì phải là một người giỏi Excel, làm việc tốt với các con số, chăm chỉ cẩn thận, có kiến thức về finance. Vậy kể cả bạn chưa làm Accounting bao giờ, trong những kĩ năng trên – bạn đã làm gì đó khác sử dụng những kĩ năng đó chưa? Nếu có hãy ghi vào CV và phân tích sâu về nó nhé.
3. Đừng bỏ qua những công việc đơn giản
Đừng chỉ nhìn mãi về những công việc mà bạn cho là “đáng mơ ước”. Đi làm thêm những công việc nhỏ như bưng bê phục vụ, thu ngân hay bán hàng, gia sư… cũng sẽ cho bạn vô số những trải nghiệm, và hơn hết là những kỹ năng mềm chưa bao giờ là thừa: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc,… Đi làm thêm còn giúp bạn kiếm thêm thu nhập, đồng thời để quãng thời gian sinh viên của bạn không trôi qua lãng phí. Hiện nay, có rất nhiều các trang web tìm việc dành cho sinh viên như jobstreet, viecngay.vn, topcv.vn, hojo,… Đừng trì hoãn, bởi bất cứ khi nào cũng có thể là quá muộn.
4. Hãy tạo cho mình một thương hiệu cá nhân online
Online Personal Branding – tại sao lại không? Tạo dựng thương hiệu cá nhân online dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với offline. Và LinkedIn là một công cụ hữu hiệu để bạn có thể tìm kiếm cơ hội và update với nhà tuyển dụng. Hãy tạo ngay một tài khoản LinkedIn, update thông tin của bạn, không ngừng làm cho nó phong phú và cố gắng kết nối thật nhiều nhé. Sau đó, bạn nên tự tạo cho mình một website cá nhân, có thể tham khảo các trang như WordPress, Wix, Weebly để tự tạo cho mình một websites miễn phí.
Thế là khi đi ứng tuyển, bên cạnh CV và Cover Letter nhàm chán, bạn đã có thêm một LinkedIn hoặc một website để nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn rồi.
Vậy còn Facebook thì sao? NTD cũng có thể ghé thăm facebook của bạn để hiểu bạn là người như thế nào và liệu có phù hợp với văn hóa công ty và vị trí công việc hay không. Vì thế, đừng quên update facebook của bạn về những công việc bạn đã làm, kinh nghiệm bạn đã có, những trải nghiệm cuộc sống của bạn để tạo nên một chân dung gây ấn tượng ngay lập tức với NTD nhé!
5. Thể hiện sự đam mê của bạn đối với công việc
Hãy thể hiện rằng bạn vô cùng yêu thích công việc này, từ email ứng tuyển, cv xin việc hay trong vòng phỏng vấn. Rằng bạn sẽ nỗ lực hết mình nếu được nhận, và làm mọi thứ có thể để giành được vị trí đó. Như vậy, kể cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn cũng có thể được cân nhắc lựa chọn ở lại.
Cuối cùng, dù bạn đã áp dụng đủ cả 5 cách trên đây mà vẫn không nhận được phản hồi nào tích cực, thì cũng đừng nản. Vấn đề lúc đó có thể không phải do bạn nữa, mà là do các ứng viên khác và do nhà tuyển dụng đó. Vậy nên, khi ứng tuyển, ngoài việc tự tin thì hãy biết mình biết ta, để tránh mất thời gian cho bản thân nhé.
Bình luận