Bước chân vào giảng đường đại học là mở ra một thế giới mới – khác hẳn so với thời cấp 3 của bạn. Không còn phương pháp học tập “phụ thuộc giáo cô”, “thầy đọc – trò chép”; ngược lại một sinh viên luôn luôn chủ động tiếp thu kiến thức và tương tác với giáo viên. Chính vì thế, trang bị cho bản thân một phương pháp TỰ HỌC là điều rất cần thiết!
1, Tạo lập thói quen học tập
Làm bất kì điều gì bạn cũng cần có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng rồi thực hiện chúng như một thói quen. Chỉ khi hình thành thói quen, bạn mới duy trì để thực hiện nó, học tập cũng vậy.
Tạo lập một thói quen học tập giúp bạn luôn có tinh thần học tập và tránh xa được “căn bệnh” lười biếng. Hãy lên cho mình một lịch học tập khoa học, phân bổ thời gian cho từng loại kiến thức… việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều!
2, Tự tìm kiếm tài nguyên học tập
Khác với cấp 3, thầy cô là người cung cấp tài liệu và hướng dẫn giảng giải chi tiết. Lên đại học, các thầy cô sẽ tập trung giảng những ý chính trong bài học. Như vậy đòi hòi mỗi sinh viên cần tìm hiểu và chuẩn bị bài trước. Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm, đào sâu những kiến thức từ sách, tạp chí,blog, website… Đặc biệt, trong thời đại internet bùng nổ hiện nay, bạn có thêm rất nhiều nguồn tài liệu phong phú.
Tuy nhiên, trước quá nhiều thông tin trên mạng internet hiện nay, bạn cũng cần rèn luyện cho mình kỹ năng chọn lọc thông tin. Việc này chỉ khó khi bạn mới bắt đầu, khi đã quen bạn sẽ dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết để bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình.
3, Ghi chép có chọn lọc
Bạn bắt buộc phải hình thành thói quen ghi chép chọn lọc khi lên đại học.
Những cuốn giáo trình dày cộm, những trang slide bài giảng rất dài… bạn không thể ghi chép và ghi nhớ hết được. Lúc này, điều bạn cần là lắng nghe và chắt lọc những kiến thức. Hãy tập xử lý nhanh vấn đề, tóm gọn trọng điểm của bài học và chỉ cần ghi lại những điều chính yếu vào vở. Đó là cách học giúp bạn thành thạo kỹ năng ứng dụng hơn so với kiểu học truyền thống.
4, Hiểu sâu và thường xuyên ôn lại
Việc này không chỉ áp dụng cho môi trường đại học, mà dù sau này làm bất cứ việc gì bạn cũng cần tìm hiểu cặn kẽ mọi thứ. Chỉ khi thật sự hiểu ta mới làm chủ được kiến thức của mình. Hiểu sâu những kiến thức sẽ giúp bạn biết cách áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh. Khi đã áp dụng được, bạn sẽ ghi nhớ rất lâu. Như là kiến thức được khắc vào đầu mình vậy.
Cạn cũng cần thường xuyên ôn lại những gì đã học, nếu không những kiến thức sẽ bị quên dần theo thời gian. Hãy luôn nhớ rằng học không bao giờ là đủ và cũng chẳng khi nào là muộn. Đó là cách duy nhất để chúng ta trau dồi bản thân.
5, Học với thái độ tích cực
Việc học là cho bạn và do bạn, vậy nên cần có thái độ tích cực khi học tập. Nếu bạn hiểu bạn học không chỉ để thi mà còn gồm cả học những kĩ năng mềm khác như: thuyết trình, giao tiếp… Bạn sẽ thấy rằng mình còn rất nhiều điều cần học. Bởi nếu lười biếng bản thân bạn sẽ bị thụt lùi. Như vậy bạn sẽ có động lực học tập và đạt hiệu quả cao.
Bình luận