8 nét tính cách sẽ “kìm hãm” bạn tiến tới thành công

1577

Sự thành công không chỉ được đánh giá thông qua kỹ năng và kinh nghiệm. Một người thật sự thành công còn nhờ vào tính cách và phẩm chất riêng. Có rất nhiều người thông minh và tài giỏi nhưng nhược điểm của họ lại chính là sự thiếu tự tin và thiếu kỹ năng xã hội, từ đó cản trở công việc.

Muốn trở nên thành công, chính bạn phải nhìn nhận lại và tự hoàn thiện mình. Vậy hãy thử xem, liệu bạn có phải là một trong số những người khó có thể thành công trong công việc dưới đây không

1, Tính cách hay mơ mộng

Người sở hữu nét tính cách này rất thích nói về ham muốn và những khát vọng. Họ vẽ lên một tương lai sán lạn, một cuộc sống tràn đẩy cảm hứng…bằng lời nói. Và mọi việc cũng chỉ dừng lại ở đó. Không có một hành động cụ thể nào để đạt được ước mơ. Hay nói cách khác, họ chính là kẻ nuôi dưỡng những giấc mơ một cách phi thực tế.

Nếu bạn vẫn còn đang là “kẻ mơ mộng” trong giấc mơ thì hãy tỉnh dậy thôi và theo đuối giấc mơ. Bạn nên nhớ, chỉ khi hành động và bắt tay thực hiện các mục tiêu đề ra. Bạn mới có thể đạt được cuộc sống bạn hằng mơ

2, Sự chần chừ

Chần chừ là sao? Đó là khi một sáng thức dậy, trong đầu bạn nảy ra một ý tưởng tuyệt vời. Bạn tự hứa rằng sẽ thực hiện nó bằng mọi giá. Nhưng chỉ vài giây sau, bạn đắn đo giữa những đánh đổi. Bạn sợ khó khăn, thất bại, thử thách. Và “bao biện” cho sự sợ hãi đó rằng “không đúng thời điểm”. Kết quả là công việc đó, ý tưởng đó không bao giờ thành hiện thực.

Bạn biết không, thời điểm hoàn hảo nhất chính là hiện tại. Bắt tay làm luôn lúc này và không chờ đợi. Bạn sẽ hái được trái ngọt sau này.

3, Sự nhút nhát

Nhút nhát không giúp bạn giải quyết một vấn đề gì cả. Thậm chí, sự nhút nhát còn khiến bạn đánh mất nhiều cơ hội.

Nỗi sợ hãi có tác động rất mạnh. Trong công việc, những người bị nỗi sợ hãi lấn át thường có những hành động thiếu sáng suốt và gây ra hậu quả. Những đồng nghiệp hèn nhát sẽ nhanh chóng đổ lỗi cho người khác, bao biện cho sai lầm và không dám đứng lên đấu tranh cho lẽ phải.

4, Tính cách bi quan

Đây là kiểu người có khả năng khiến những người xung quanh cảm thấy tồi tệ lây bằng cách áp đặt những suy nghĩ tiêu cực lên bất cứ ai họ gặp. Họ luôn nhìn vào mặt xấu của vấn đề và lo sợ ngay cả trong những tình huống bình thường nhất.

Một người bi quan sẽ nghĩ thà không cố gắng còn hơn nỗ lực rồi cũng thất bại mà thôi. Nỗi sợ thất bại có thể làm bạn tê liệt. Người bi quan sợ thất bại, vì thế họ không bao giờ dám bắt đầu, không dám dấn thân cho bất cứ việc gì. Và điều đó có nghĩa là họ không bao giờ có cơ hội thành công.

Hãy tự hỏi: Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Nó có đáng sợ thật sự không? Trên thực tế, thất bại không kinh khủng như bạn nghĩ.

5, Kiêu ngạo

Kiêu ngạo là sự tự tin giả dối nhằm che đậy sự bất an bên trong. Một nghiên cứu của Đại học Akron cho thấy, sự kiêu ngạo dẫn đến một loạt vấn đề nơi làm việc.

Những người kiêu ngạo thường có xu hướng làm việc kém hiệu quả hơn, ít hài lòng hơn và gặp nhiều vấn đề về nhận thức. Tiếp xúc với những kẻ này chỉ làm lãng phí thời gian của bạn bởi họ không bao giờ coi trọng những gì bạn làm được.

 

6. Người tính khí thất thường

Một số người hoàn toàn không kiểm soát được cảm xúc của họ. Họ sẽ liên tục đả kích và chĩa mũi dìu vào bạn vì cho rằng, bạn là nguyên nhân khiến tâm trạng của họ tồi tệ như vậy.

Những người này thường làm việc kém hiệu quả. Bởi vì cảm xúc của họ làm lu mờ khả năng nhận định và sự mất kiểm soát làm phá hủy các mối quan hệ xung quanh họ. Vì vậy, hãy tránh để bản thân rơi vào hoàn cảnh “sáng nắng, chiều mưa” như thế này nhé!

7, Cả tin

Đặc điểm của nét tính cách này là chỉ biết đi theo người khác và đám đông. Trong họ không có những nhận định của riêng mình. Họ tin điều người này nói là đúng, người kia nói là hợp lý. Với nét tính cách này, họ bằng lòng làm người ở dưới. Và bị những người khác sai khiến.

Họ không dám thương lượng về mức lương của mình, không dám nói “không” hoặc không dám đặt câu hỏi… Đừng như vậy! Bạn sẽ nhận được nhiều sự tôn trọng hơn khi biết đấu tranh đúng lúc.

8, Hay xin lỗi

Đây là những người luôn thiếu tự tin và chỉ biết xin lỗi về những ý tưởng và hành động của mình. Họ sợ thất bại và nghĩ rằng xin lỗi là một giải pháp an toàn. Tuy nhiên, thực tế là những lời xin lỗi không cần thiết làm giảm giá trị của họ.

Điều quan trọng là giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phải phản ánh tầm quan trọng của ý tưởng của bạn. Nếu bạn thực sự tin rằng điều gì đó có giá trị, hãy chia sẻ chúng bằng sự tự tin.

——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bình luận