Muốn thuyết trình tốt, đừng bỏ qua nguyên tắc 10-20-30 này!

1403

Bạn đã bao giờ rơi vào hoàn cảnh thức trắng đêm để chuẩn bị cho một bài thuyết trình với hi vọng truyền tải được thông điệp đến mọi người. Nhưng đáng buồn thay, mọi nỗ lực của bạn chỉ đổi lại sự chán nản, mệt mỏi hay thậm chí buồn ngủ từ phía người nghe. Trường hợp này không phải hiếm

 

Thật vậy, thuyết trình là một kỹ năng không thể thiếu trong công việc, học tập và cuộc sống. Nhưng ít ai trong chúng ta lại hào hứng với việc này. Sau mỗi bài thuyết trình, thính giá rời đi mà không một chút vương vấn trong đầu. Còn người nói cứ đứng “ngẩn ngơ” nghĩ về hàng giờ đồng hồ chuẩn bị.

Tại sao Steve Job luôn khiến người nghe chú tâm vào từng lời ông nói? Các diễn giả TedXtalk làm thế nào để khơi gợi cảm xúc nơi thính giả? Có phải họ đều là những “thiên tài ăn nói” không?

Kỹ năng thuyết trình cũng giống như một phép tính vậy. Ngoài việc chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn cần phải nắm những công thức và quy tắc cơ bản. Những quy tắc này giúp bạn nắm bắt được tâm lý người nghe. Từ đó,  bài thuyết trình của bạn sẽ hoàn hảo và đầy hứng khởi.

Phương pháp thuyết trình 10-20-30 được phát mình bởi Guy Kawasaki.

  • Không dài quá 10 trang giấy
  • Ít hơn hoặc bằng 20 phút để truyền tải
  • Cỡ chữ lớn hơn 30

Đây là một  phương pháp đặc biệt để tạo ra những buổi thuyết trình “gãi đúng chỗ ngứa”. Nó giúp thu hút khán giả và tạo nên những phản hồi nơi người nghe. Cùng blog viecngay.vn tìm hiểu nhé!

Không quá 10 trang giấy

Chúng ta luôn có xu hướng tung ra toàn bộ thông tin mà ta dự định thuyết trình, với hy vọng phần nào đó có thể tạo lại dư âm trong lòng khán giả. Nhưng điều này không nên chút nào. Việc bạn có gắng đưa ra quá nhiều thông tin sẽ khiến người nghe bị “ngợp”. Họ sẽ rất dễ bị nhầm lẫn và rối loạn mặc dù bạn trình bày rất rõ ràng.

Thuyết trình không quá 10 trang giấy

Thay vào đó, bạn chỉ nên chú trọng vào một đề tài cụ thể. Bắt đầu bằng việc giới thiệu vắn tắt, tập trung vào chủ đề bạn nói khoảng 3 đến 4 trang slide, thêm vào những mẩu chuyện nhỏ để minh họa cho luận điểm thực tế, và kết thúc bằng lời kêu gọi hành động.

++ Có thể bạn quan tâm: 4 kỹ năng mềm giúp bạn tiến gần hơn với thành công

Chạy nhanh mà chắc trong 20 phút

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mọi người dường như chỉ có khả năng tập trung vào bài thuyết trình chừng 15-20 phút. Tương tự, trong vòng 50 phút lên lớp, học sinh sinh viên chẳng nhớ lại nổi những thông tin mới nhất tác động tới họ. Họ chỉ nhớ những khái niệm và con số được giảng trong 20 phút đầu tiên.

Thuyết trình không quá 20 phút

Vì thế, hãy đảm bảo bài thuyết trình của bạn không được quá 20 phút. Không thì chẳng ai thực sự nghe bạn nói sau 20 phút cả.

Tuy vậy, nói trong vòng 20 phút không có nghĩa là bạn sẽ “tua như một chiếc máy” thật nhanh trong 20 phút. Hãy chỉ ra những ý chính và giữ tốc độ nói vừa phải để người nghe có thể lĩnh hội được ý tưởng của bạn.

Slide với cỡ chữ 30

Bởi vì loài người chúng ta phản ứng mạnh đối với kích thích thị giác, cho nên một trong những cách tốt nhất để gây chú ý là dùng những chữ lớn và dễ đọc trên từng slides. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng cỡ chữ bạn dùng tối thiểu là 30.

Cỡ chữ slide không nhỏ hơn 30

Thay vì những dòng chữ dài lê thê và không điểm nhấn. Hãy sử dụng những từ cần nhấn mạnh ở cỡ chữ thật lớn và dễ nhìn. Hơn nữa những công cụ như biểu đồ, hay tranh ảnh minh họa sẽ rất hữu ích cho bài thuyết trình của bạn đấy.

Áp dụng quy tắc 10/20/30 sẽ giúp bạn kiểm soát đề tài bạn nói cũng như thu hút khán giả trong khi họ còn tỉnh táo và hứng thú. Khán giả sẽ thảo luận sôi nổi về bài thuyết trình của bạn sớm thôi. Ứng dụng ngay nguyên tắc này, và chờ đợi xem phản hồi của thính giả sẽ hứa hẹn như thế nào nhé.

Thùy Dương

——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bình luận