Kỹ sư cơ khí là gì? Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư cơ khí trong thời đại 4.0

1890
Kỹ sư cơ khí là gì? Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư cơ khí trong thời đại 4.0
Kỹ sư cơ khí là gì? Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư cơ khí trong thời đại 4.0

Kỹ sư cơ khí là ngành nghề đầy sự triển vọng, đóng góp phần to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế và toàn xã hội. Vậy kỹ sư có khí là gì? Cơ hội việc làm trong thời đại 4.0 hiện nay của kỹ sư có khí là gì? Hãy cùng Blog ViecNgay tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kỹ sư cơ khí là gì?

Trước khi tìm hiểu về định nghĩa Kỹ sư cơ khí là gì? hãy cùng tìm hiểu qua về ngành cơ khí là gì. Cơ khí là ngành khoa học kỹ thuật tạo ra các sản phẩm máy móc, thiết bị và công cụ dụng cụ thay thế cho lao động thủ công. Mục đích đưa máy móc thiết bị vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp cũng như ứng dụng vào phục vụ đời sống của con người.

Theo đó, kỹ sư cơ khí là khái niệm chỉ những người có kiến thức chuyên môn và kỹ năng, ứng dụng các nguyên lý vật lý để làm việc trong ngành nghiên cứu, chế tạo máy móc và thiết bị hữu ích phục vụ chọi mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống như: ô tô, robot, máy móc sản xuất, đồ dùng gia đình, thiết bị công trình, nhà máy,…

Kỹ sư cơ khí cũng có thể là những chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí. Đảm nhận các vai trò như quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí. Hoặc phục vụ trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hàng không, tàu thủy,…

Tìm hiểu về kỹ sư cơ khí là gì?
Tìm hiểu về kỹ sư cơ khí là gì?

Công việc của kỹ sư cơ khí là gì?

Khi nói đến công việc kỹ sư cơ khí nhiều người sẽ hình dung đây là công việc liên quan đến chế tạo và sửa chữa máy móc, thiết bị. Thực tế công việc cụ thể của kỹ sư cơ khí là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung mô tả chi tiết về công việc của kỹ sư cơ khí dưới đây:

Thiết kế, thi công, lắp đặt thử nghiệm sản phẩm cơ khí

Để tạo ra một máy móc thiết bị cơ khí, kỹ sư cơ khí sẽ là người lên ý tưởng thiết kế, trực tiếp tham gia vào quá trình thi công, lắp đặt thử nghiệm khi hoàn thành sản phẩm. Cụ thể như sau:

  • Kỹ sư cơ khí sẽ là người lên bản vẽ thiết kế, phân tích và kiểm tra số liệu kích thước sản phẩm cơ khí. Từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện để sản phẩm tạo ra phục vụ hiệu quả nhất cho đời sống và sản xuất.
  • Sau khi hoàn thiện bản vẽ thiết kế, kỹ sư cơ khí sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình thi công. Đồng thời giám sát quá trình lắp đặt nhằm phát hiện và khắc phục các điểm chưa hoàn thiện của sản phẩm.
  • Khi sản phẩm được thi công hoàn thiện, kỹ sư cơ khí sẽ phụ trách việc lắp đặt chạy thử nghiệm sản phẩm và nghiệm thu, đưa ra ý kiến đánh giá về tính hiệu quả của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Kỹ sư cơ khí sẽ thực hiện thiết kế, thi công các sản phẩm cơ khí liên quan
Kỹ sư cơ khí sẽ thực hiện thiết kế, thi công các sản phẩm cơ khí liên quan

Lắp đặt và vận hành máy móc, thiết bị cơ khí

Kỹ sư cơ khí là người trực tiếp tham gia vào quá trình lắp đặt, vận hành chạy thử của sản phẩm cơ khí. Họ cũng sẽ giám sát, theo dõi và quản lý xuyên suốt quá trình vận hành của sản phẩm để xử lý kịp thời các sai sót, đảm bảo không gây phiền phức và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của đơn vị mua sản phẩm.

Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì sản phẩm cơ khí

Sản phẩm của ngành cơ khí là các máy móc thiết bị có tính chất hoạt động liên tục với mức công suất lớn thường phục vụ cho hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc máy móc thiết bị hư hỏng hoặc hoạt động quá công suất là điều khó tránh khỏi. Do đó, kỹ sư cơ khí cũng sẽ cần:

  • Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thường xuyên và bám sát hoạt động của sản phẩm để khắc phục các vấn đề của máy móc, hệ thống điện, điện cơ của thiết bị cơ khí,… nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời.
  • Định kỳ công việc kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị, máy móc cơ khí để giúp nâng cao tuổi thọ và khả năng hoạt của chúng.
Kỹ sư cơ khí sẽ cần thực hiện bảo trì các loại thiết bị, máy móc cơ khí
Kỹ sư cơ khí sẽ cần thực hiện bảo trì các loại thiết bị, máy móc cơ khí

Đề xuất giải pháp cải tiến sản phẩm cơ khí

Máy móc, thiết bị cơ khí là sản phẩm do kỹ sư cơ khí là người trực tiếp chế tạo ra với tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nên kỹ sư cơ khí chính là người hiểu rõ về những sản phẩm cơ khí đó. Do đó, kỹ sư cơ khí sẽ chủ động nghiên cứu và đưa ra các phương án cải tiến  hoạt động của sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời lên kế hoạch triển khai cụ thể về nhân lực, vật lực, tài chính sau khi đối sách được cấp trên thông qua.

Những công việc liên quan khác

Ngoài những công việc trên, kỹ sư cơ khí sẽ chủ động đưa ra các ý kiến, ý tưởng, sáng kiến liên quan đến công nghệ, thiết bị thuộc về cơ khí. Họ cũng cần trực tiếp phụ trách việc đào tạo nghiệp vụ và nâng cao chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của mình. Bên cạnh đó, kỹ sư cơ khí sẽ phải lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về sản phẩm do cấp trên yêu cầu.

Kỹ sư cơ khí sẽ cần thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau
Kỹ sư cơ khí sẽ cần thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau

Cơ hội triển vọng nghề nghiệp trong thời đại 4.0 của kỹ sư cơ khí là gì? 

Theo xu hướng phát triển của xã hội hiện nay, tương lai ngành cơ khí được đánh giá là vô cùng rộng mở. Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của ngành cơ khí chiếm 25% tổng nhu cầu tuyển dụng nhân sự trên thị trường. 

Từ đó có thể thấy, nguồn nhân lực do ngành cơ khí đòi hỏi rất nhiều, cơ hội và triển vọng nghề nghiệp rất hấp dẫn sau khi trở thành kỹ sư cơ khí. Dưới đây là những vị trí việc làm về ngành kỹ sư cơ khí cho bạn tham khảo, cụ thể như:

Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy

Có thể hiểu, sau khi trở thành kỹ sư cơ khí bạn cũng có thể trở thành giảng viên, thực hiện công tác giảng dạy, truyền đạt lại những kiến thức chuyên ngành cơ khí cho các bạn sinh viên. Bên cạnh đó, ngoài việc giảng dạy bạn cũng có thể trực tiếp tham gia nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu thành công cho các cơ sở sản xuất ứng dụng. 

Sau khi trở thành giảng viên bạn có thể làm việc trong các trường đào tạo chuyên nghiệp như đại học, cao đẳng, trung cấp,… Hoặc làm cán bộ nghiên cứu khoa học trong các viện nghiên cứu cơ học.

Bạn có thể trở thành cán bộ giảng dạy liên quan khi làm việc trong ngành cơ khí
Bạn có thể trở thành cán bộ giảng dạy liên quan khi làm việc trong ngành cơ khí

Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ

Với vị trí công việc này, bạn sẽ thực hiện những công việc cụ thể như: tư vấn chuyển giao sản phẩm cơ khí với chất lượng tốt nhất cho các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp,…

Đây là vị trí mà cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ thường sẽ làm việc tại các địa điểm như  Viện nghiên cứu hoặc Phòng cung cấp dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ.

Kỹ sư thiết kế cơ khí

Khi trở thành kỹ sư thiết kế cơ khí, bạn sẽ trực tiếp tham gia vào việc nghiên cứu, lên ý tưởng và thiết kế bản vẽ kỹ thuật cho sản phẩm cơ khí. Đây là bước tiền đề cho quá trình gia công sản phẩm cơ khí phục vụ cho mọi mặt của đời sống xã hội sản xuất. 

Kỹ sư thiết kế cơ khí là một công việc phổ biến hiện nay
Kỹ sư thiết kế cơ khí là một công việc phổ biến hiện nay

Đây là vị trí yêu cầu kỹ sư cơ khí phải có khả năng sáng tạo, chủ động trong việc đưa ra các ý tưởng cải tiến đổi mới. Bạn có thể ứng tuyển tại những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất hoặc các văn phòng chuyên về thiết kế sản phẩm cơ khí.

Kỹ sư điều hành công nghệ

Đây là vị trí chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, kiểm tra và phát hiện sự cố về sản phẩm cơ khí của các doanh nghiệp, nhà máy, nhà xưởng sản xuất,… Sau đó đưa ra các phương án, các đối sách để xử lý kịp thời, nhằm đảm bảo khả năng vận hành cho dây chuyền sản xuất.

Kỹ sư điều hành công nghệ là vị trí sẽ trực tiếp làm việc với dây chuyền máy móc, thiết bị cơ khí được vận hành tại các khu công nghiệp, nhà xưởng hay xí nghiệp sản xuất,…

Kỹ sư điều hành công nghệ đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng
Kỹ sư điều hành công nghệ đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng

Kỹ sư giám sát

Kỹ sư giám sát là người thực hiện công việc kiểm tra, kiểm soát quá trình gia công, sản xuất sản phẩm cơ khí. Mục đích đảm bảo sản phẩm được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn bản vẽ và điều kiện kỹ thuật của ngành.

Khi làm việc ở vị trí này, bạn có thể ứng tuyển tại bất cứ doanh nghiệp sử dụng máy móc, thiết bị vận hành như nhà máy, nhà xưởng, xí nghiệp, doanh nghiệp sản xuất cơ khí,…

Ngoài cơ hội việc làm kỹ sư cơ khí trong nước, với xu hướng phát triển xã hội như hiện nay, kỹ sư cơ khí còn có thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở trong nước hoặc lựa chọn việc phát triển năng lực của mình tại thị trường việc làm nước ngoài có như cầu nhân lực cơ khí cao như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,… Khi làm việc với những đất nước này, mức thu nhập sẽ cao hơn và chế độ đãi ngộ sẽ tốt hơn nhiều.

Thị trường nước ngoài luôn tồn tại cơ hội việc làm hấp dẫn với kỹ sư cơ khí
Thị trường nước ngoài luôn tồn tại cơ hội việc làm hấp dẫn với kỹ sư cơ khí

Trên đây là những thông tin về công việc kỹ sư cơ khí là gì và thông tin về cơ hội triển vọng nghề nghiệp trong thời đại 4.0 của kỹ sư cơ khí là gì. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về công việc kỹ sư cơ khí. Nếu bạn đang muốn lựa chọn theo ngành nghề này để phát triển, hãy trang bị tốt cho mình về cả kiến thức và kỹ năng nhé!

Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập ngay vào ViecNgay.vn để tìm kiếm thêm các cơ hội việc làm liên quan đến ngành nghề kỹ sư cơ khí này. Ngoài ra, tại chuyên mục Chia sẻ cũng đang cung cấp nhiều bài viết khác liên quan đến kỹ sư cơ khí để bạn có thể tham khảo và hiểu rõ hơn về ngành nghề này. Từ đó đưa ra quyết định chọn việc làm phù hợp.

Các bài viết khác có thể hữu ích cho bạn:

Bình luận