Bệnh nghề nghiệp cực nguy hiểm mà nhân viên xăng dầu đều có thể mắc phải

20240

Nhân viên xăng dầu tiếp xúc với xăng, dầu lâu dài trong điều kiện không an toàn có thể bị nhiễm độc. Những căn bệnh nghề nghiệp này không những vô cùng nguy hiểm còn làm ảnh hướng tới năng suất công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người lao động. Vậy những căn bệnh đó là gì?

Bản chất của xăng dầu


Xăng dầu là một chất công nghiệp được sử dụng quá thông thường trong cuộc sống hiện đại.

Xăng dầu là một chất công nghiệp được sử dụng quá thông thường trong cuộc sống hiện đại. Có thể nói, xăng dầu “phủ sóng” dày đặc trong mọi ngõ ngách của đời sống, phục vụ đời sống của con người vô cùng hiệu quả.

Về mặt bản chất hoá học, xăng là một hỗn hợp lỏng của các hợp chất hữu cơ gồm: hydrocacbon mạch thẳng; hydrocacbon mạch vòng như benzen, toulen; các chất chống oxy hóa và chống nổ (như tetraetyl chì).

Nhân viên xăng dầu làm việc với nguyên liệu này trong thời gian dài với điều kiện không an toàn có thể bị nhiễm độc mà thực chất là nhiễm độc các chất trong thành phần cấu tạo. Cụ thể là nhiễm độc chì và nhiễm độc benzen với các chất đồng đẳng; gây các căn bệnh nghề nghiệp đáng sợ

Những căn bệnh nguy hiểm


Nhân viên xăng dầu làm việc với nguyên liệu này trong thời gian dài với điều kiện không an toàn có thể bị nhiễm độc mà thực chất là nhiễm độc các chất trong thành phần cấu tạo.

Con đường xâm nhập, cách thức chuyển hoá; đặc điểm tồn lưu trong cơ thể của các chất này quyết định đến bệnh cảnh nhiễm độc xăng dầu. Chì và benzen là 2 chất xâm nhập theo đường hô hấp và da. Bởi vậy, đường hô hấp và da là 2 cơ quan đầu tiên bị nhiễm độc nếu tiếp xúc với 2 chất này.

Xét về độc tính, chì, benzen và các chất đồng đẳng của nó có độc tính rất cao. Độc tính của benzen trong cơ thể chính là do sản phẩm chuyển hoá trung gian phenol và polyphenol gây ra. Những chất này cũng như chì và benzen đều tích lũy đậm độ ở tủy xương, não nên gây hại đặc biệt trên những cơ quan này. Hai bệnh chứng điển hình nhất là bất sản tủy hay còn gọi là suy tủy và độc thần kinh.

Hội chứng suy tủy vô cùng nguy hiểm; gây ảnh hưởng tới 3 dòng tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu). Biểu hiện của căn bệnh này là thiếu máu, nhiễm khuẩn và xuất huyết do giảm tiểu cầu.


Hội chứng suy tủy vô cùng nguy hiểm

Người bệnh có dấu hiệu xanh xao; miệng lưỡi nhợt nhạt; hay bị hoa mắt, chóng mặt; khó thở khi làm việc nặng. Đi kèm với đó là hiện tượng chảy máu như chảy máu lợi răng, mũi và dưới da (vùng cánh tay, cẳng chân, bả vai) hoặc bị rong kinh kéo dài.

Khi tiến hành xét nghiệm máu, lượng bạch cầu ở máu ngoại vi giảm mạnh; tiếp đến là giảm số lượng tiểu cầu, rồi hồng cầu.

Một chứng bệnh nghề nghiệp khác gây ra bởi xăng dầu là hội chứng nhiễm độc thần kinh với biểu hiện ban đầu là mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ. Người nhiễm độc mất ngủ nhiều ngày, giấc ngủ chập chờn và thậm chí hay gặp ác mộng; người mệt mỏi, xanh xao.

Nhân viên xăng dầu cũng có thể bị nhiễm độc thần kinh

Sang giai đoạn sau, người bệnh sẽ bị nhiễm độc nặng hơn với đầy đủ các biểu hiện thần kinh như: mất ngủ rõ rệt; rối loạn tâm thần; hoảng loạn; hoang tưởng; rối loạn tri giác; run tay. Các rối loạn khác cũng trở nên nghiêm trọng hơn trong giai đoạn này như mệt, yếu lả, nhịp tim chậm, đặc biệt huyết áp thấp (< 80mmHg). Đến giai đoạn này người bệnh cần được điều trị nếu không có thể tử vong.

Có thể nói, sự xuất hiện bệnh cảnh suy tủy hay nhiễm độc thần kinh là mức độ nặng nhất của nhiễm độc xăng dầu. Chứng bệnh nghề nghiệp này bất kỳ nhân viên xăng dầu nào cũng có thể mắc phải. Nhân viên xăng dầu nên đi khám sớm nếu có những dấu hiệu cơ thể.

Cách phòng tránh bệnh

Tất cả những đối tượng tiếp xúc với xăng dầu; dù ít hay nhiều thì đều cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bao gồm: công nhân các nhà máy kinh doanh xăng dầu; người lao động trong ngành khai thác và chế biến dầu mỏ; người phụ trách điều hành máy móc có sử dụng xăng dầu làm nhiên liệu; thậm chí là những người kinh doanh xăng dầu tại các điểm bán lẻ, trông giữ xe… nếu họ thường xuyên sống trong không khí có mùi xăng với nồng độ >0,30mg/lít.

Tất cả các đối tượng này cần tuân thủ tốt những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Mặc quần áo bảo hộ lao động và đeo khẩu trang đúng quy định. Những trang bị này sẽ hạn chế xăng dầu tiếp xúc trực tiếp với da; đồng thời ngăn cản xăng dầu xâm nhập qua đường hô hấp.
  • Thực hiện chế độ lao động làm việc theo ca kíp để không nhiễm độc xăng dầu liên tục; nồng độ chất độc sẽ giảm xuống. Tùy vào loại xăng và nồng độ xăng trong không khí mà thời gian mỗi ca kíp dài hay ngắn khác nhau. Nhưng trong mọi trường hợp, không nên tiếp xúc quá 4 giờ liên tiếp.
  • Thường xuyên mở cửa, thông thoáng tại các khu lao động để đưa bớt hơi xăng ra ngoài.
  • Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện bệnh sớm nhất; có những biện pháp điều trị kịp thời.
  • Không sắp xếp những người có nguy cơ bị nhiễm độc xăng dầu vào làm việc ở môi trường có nồng độ hơi xăng cao trong không khí.
  • Người có nguy cơ bị nhiễm độc xăng dầu nên xông hơi nước nóng 1lần/tuần; ở nhiệt độ 60-80C để cơ thể thải độc qua mồ hôi. Trong quá trình xông hơi cần lưu ý là mang theo nước uống; nhất là nước uống có khoáng để bổ sung nước liên tục vì mồ hôi ra nhiều có thể gây thiếu nước tạm thời.


——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

Bình luận