Thay vì né tránh sự phán xét bằng cách ngày qua ngày cố gắng thuyết phục những người xung quanh là đừng phán xét bạn. Tại sao không học cách chấp nhận sự phán xét và tìm phương pháp khắc phục.

 

Ai trong chúng ta cũng luôn khát khao được mọi người yêu thích và coi trọng. Chúng ta có xu hướng cố gắng để làm hài lòng tất cả mọi người. Nhưng đôi khi, tâm lý sẽ khiến ta thật lo lắng và đau đầu khi nhận được những lời phán xét từ người khác.

Đó là sự thật, con người luôn phán xét lẫn nhau – tốt/xấu hoặc yêu/ghét, với nhiều mức độ nằm giữa hai thái cực. Thay vì né tránh vấn đề bằng cách ngày qua ngày cố gắng thuyết phục những người xung quanh là đừng phán xét bạn. Tại sao không học cách chấp nhận sự phán xét và tìm phương pháp khắc phục. Dưới đây là 5 “liều đặc trị” giúp bạn đối mặt với nỗi sợ bị phán xét. Cùng Viecngay.vn tìm hiểu nhé!

1. Tự nhắc nhở rằng mọi người không quá phán xét

Ethel Barrett đã từng nói, “Chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng về những phán xét của người khác nếu chúng ta nhận ra rằng họ cũng hiếm khi nói về mình.” Hãy quên đi những gì người khác nghĩ về bạn. Bởi vì, có thể người khác phán xét bạn ngay hôm nay. Nhưng họ cũng không rảnh rỗi để nghĩ mãi về bạn từ ngày nay qua ngày khác. Nếu bạn cảm thấy dường như mọi người cứ chăm chăm nghĩ về mình thì đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng mà thôi. Ảo tưởng ấy dần dần sẽ trở thành nỗi sợ hãi khôn lường.

2. Lời phán xét rút ra từ tính cách

Hãy dành thời gian để tự nhận xét chính mình rồi sau đó mới đối chiếu với những lời nhận xét của người khác. Hãy phân tích những tình huống được xử lý theo cách của bạn, và xem xét những nguyên nhân khiến nó tồi tệ. Sau đó, hãy đưa ra một giải pháp tốt hơn để thay thế.

Tự nhủ rằng: “Thay vì hành động theo cách của người khác vẫn thường nói thì bạn hãy thử giải quyết vấn đề theo cách của bạn xem sao.” Mỗi khi bạn vận dụng não bộ để tìm ra cách giải quyết mới sẽ kích thích bản thân ngày càng tích cực hơn.

Mục tiêu cuối cùng là không bao giờ để ý kiến của ai đó trở thành hành động của bạn. Để giữ bản sắc riêng mà vẫn không làm phật lòng người khác thì bạn hãy nghe theo lời mách bảo từ trái tim. Và không ai có đủ sức mạnh để hạ thấp bạn trừ khi bạn chính là người tiếp thêm sức mạnh đó.

3. “Đây là cuộc sống của bạn”

Hãy thử tưởng tượng, khi lần đầu làm một việc gì đó. Bạn cảm thấy thật sự lo lắng và trong đầu toàn những câu hỏi không biết người khác nghĩ gì mặc dù bạn biết bạn làm đủ tốt trong khả năng. Bạn hy vọng người khác thích nó và tưởng tượng rằng họ sẽ phản đối. Nhưng rồi một ngày bạn nhận ra lo ngại ấy đều lãng phí.

Bạn thấy đó, bạn dành thời gian quý báu của chính mình để lo lắng và sợ hãi. Và nó đều tốn công vô ích. Với một sự việc, mỗi người đều có quyền thích hay không thích. Điều quan trọng là bạn phải tiếp thu nó một cách có chọn lọc. Quan trọng đừng biến đổi cá tính riêng vì cách nghĩ của người khác.

Vì vậy, bạn hãy sống theo phương châm. “Đây là cuộc sống của tôi, sự lựa chọn của tôi, những sai lầm của tôi và bài học của tôi. Miễn là tôi không làm tổn thương mọi người, tôi không cần phải lo lắng những gì họ nghĩ về tôi.”

4. Để tâm đến phương hướng giải quyết

Khi bạn đưa ra những quyết định, hãy tạo một thói quen tin tưởng 100% vào bản thân. Đừng bao giờ phải xấu hổ vì làm những gì bạn cho rằng đúng đắn. Để giúp bạn thực hiện thói quen tích cực này, hãy bắt đầu bằng cách liệt kê ra 5-10 điều bạn cho là quan trọng với việc hình thành bản sắc riêng. Ví dụ như:

  • Trung thực
  • Uy Tín
  • Tự trọng
  • Kỷ luật
  • Lòng trắc ẩn
  • Cầu tiến
  • Tích cực…

Việc này sẽ giúp bạn cẩn thận hơn trước khi làm một điều gì đó. Thoạt nhìn nó có vẻ đơn giản đấy. Nhưng hầu hết mọi người không bao giờ dành thời gian để quyết định những gì là quan trọng với họ khi bắt đầu tạo lập hình ảnh bản thân.

5. Hãy khám phá tận cùng khả năng của bản thân

Tất cả những lo lắng vu vơ sẽ kiềm hãm tư duy của bạn. Nói cách khác, những cảm xúc sẽ quyết định mạnh mẽ đến hành động và sự thành công. “Họ không thích tôi vì điều gì?” “Điều gì mà anh/ cô từ chối tôi?” “Điều gì xảy ra nếu tôi ngồi một mình ở góc trái một bữa tiệc nào đó?” …

Những câu hỏi trên chẳng thay đổi gì với thế giới này cả. Sự thật là, những ảo tưởng mới là yếu tố tác động mạnh mẽ vào cảm xúc của ta. Trong thực tế, chúng ta càng cố phớt lờ sự sợ hãi thì lại là lúc nó đến gần nhất. Vì vậy, hãy tự hỏi chính mình: “Nếu thiên tai ập đến và nếu bạn vượt qua nỗi sợ hãi thì những yếu tố nào của bản thân khi đó được phát huy.”

Hãy suy nghĩ về tình huống ấy trong đầu. Sau đó viết ra giấy về việc bạn sẽ cảm thấy thế nào sau khi bị từ chối, bạn chịu đựng nó thế nào, và sau đó làm thế nào bạn bắt đầu tiến hành giải quyết. Chỉ cần làm bài tập nhỏ này sẽ giúp bạn cảm thấy bớt sợ hãi trước những tình huống người khác nghĩ xấu về mình. Và bạn sẽ dần dần bắt đầu nhận ra …

Tạm kết

Hãy nhớ rằng những gì người khác nghĩ không quá quan trọng đâu. Hãy thôi quan tâm đến những quan điểm của người khác mà tích cực chăm sóc bản thân nhiều hơn. Chỉ có bạn mới là người công nhận bạn chính xác nhất mà thôi.

Thùy Dương

——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

 

Bình luận