Quản lý thời gian là kỹ năng ai cũng muốn sở hữu. Làm chủ thời gian đồng nghĩa là bạn đang làm chủ công việc và cuộc sống của mình. Vậy, làm sao để trở thành “ông chủ” của thời gian? Hôm nay Viecngay giới thiệu đến bạn 3 bước đơn giản giúp bạn tận dựng tối ưu thời gian cho mọi việc.

1. Lên danh sách những việc phải làm

Lập to-do-list theo ngày, theo tuần hay thậm chí theo tháng, và thường xuyên theo dõi danh sách. Đó là một mẹo giúp bạn  nắm bắt bao quát đầu việc bạn đã hoặc phải hoàn thành. Việc lên danh sách và thường xuyên kiểm tra lại danh sách sẽ giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ việc nào, dù là nhỏ nhất.

2. Phân loại cấp độ công việc: Phương pháp Eishenhower

Theo Eishenhower, để có thể sử dụng thời gian hiệu quả với hiệu suất làm việc cao nhất thì chúng ta buộc phải dành thời gian vào những thứ quan trọng chứ không phải vào những thứ khẩn cấp. Trong đó:

  • Việc quan trọng là những việc mà sau khi được hoàn thành sẽ tạo ra kết quả giúp chúng ta tiến gần hơn đối với mục tiêu đã đặt ra.
  • Việc khẩn cấp thường yêu cầu sự chú ý ngay tức thì và thường có liên quan tới người khác (gửi email, gọi điện, làm báo cáo…)

+++ Có thể bạn quan tâm: 5 cách để cứu vãn một ngày làm việc tồi tệ

Khi biết rõ được việc nào quan trọng hay khẩn cấp, bạn sẽ dễ dàng dành sự ưu tiên. Cụ thể dành thời gain cho các công việc đòi hỏi tính quan trọng cao, tránh xao nhãng làm mất thời gian vào những thứ vô bổ. Muốn như vậy, theo Eishenhower, bạn cần phân loại công việc vào bốn nhóm:

P1: Quan trọng và khẩn cấp

Đó là những công việc đòi hỏi phải làm ngay lập tức, thường bao gồm các loại:

  • Không đoán trước được thời điểm xảy ra
  • Đoán trước được thời điểm xảy ra
  • Công việc tồn đọng do lười và thói quen trì hoãn

P2: Quan trọng nhưng không khẩn cấp

P2 không đòi hỏi làm ngay. Nhưng cần bạn hoàn thành hết các công việc đó trong ngày. Bởi chúng có liên quan trực tiếp đến mục tiêu, công việc, tương lai của bạn. Những công việc thuộc P2 như: đọc sách, học kỹ năng sống, chơi một môn thể thao…

P3: Không quan trọng nhưng khẩn cấp

Đặc trưng của loại công việc này là chúng không hề có ý nghĩa gì lớn lao tới cuộc đời bạn. Nó sẽ thường liên quan tới người khác, và đòi hỏi sự cấp thiết buộc phải làm ngay. Những công việc kiểu này thường là: bạn bè nhờ vả, bạn bè nhắn tin hỏi han,…

Ủy quyền cho người khác làm là cách nhanh nhất để xử lý những tình huống kiểu này. Đồng thời học cách nói “không” để có thể dành thời gian cho những điều quan trọng khác

P4: Không quan trọng và không khẩn cấp

Thời gian dành cho mục này luôn dành ở mức tối thiểu nhất bởi vì thường chúng sẽ không đem lại quá nhiều lợi ích cho bản thân bạn. Những công việc thuộc nhóm P4 thường là: lướt facebook, chỉnh ảnh tự sướng, buôn chuyện, đọc tin giật gân…

Đối với các loại công việc này, bạn có thể cân nhắc về lợi ích có thể đạt được, từ đó chuyển hướng sang những công việc có tính quan trọng và cần thiết hơn.

3. Kiểm tra lại thời khóa biểu và tổng kết lại công việc

Kết thúc một ngày làm việc, bạn hãy kiểm tra lại thời khóa biểu. Bạn hãy xem bạn đã làm được những gì trong ngày, mất bao nhiêu thời gian cho các công việc đó và liệu thời gian bạn phân phối cho các đầu việc đã hợp lý và khoa học hay chưa. Từ đó, bạn có thể đưa ra các điều chỉnh cho các ngày kế tiếp.

Thêm vào đó, việc tổng kết lại công việc giúp bạn có thể thống kê những đầu việc mình chưa hoàn thành. Và tiên đoán những công việc mình sẽ phải làm trong ngày hôm sau.

Xem thêm: 4 công cụ số giúp bạn tìm kiếm công việc đầu đời

4. Các yêu cầu khi làm việc để tối ưu hóa thời gian

Kỷ luật: Đưa ra kỷ luật và các nguyên tắc đối với thời gian sử dụng có thể khiến bạn không thoải mái. Tuy nhiên cách này rất hữu hiệu để đưa bạn vào khuôn khổ, hình thành thói quen hoàn thành công việc đúng hẹn.

Tập trung: Tập trung là cách tốt nhất để bạn không lãng phí thời gian. Tập trung không chỉ đem lại hiệu quả cao trong chất lượng công việc. Mà còn giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian. Bởi vì, khi tập trung toàn bộ tâm sức và trí lực cho công việc, bạn có thể hoàn thành nó một cách nhanh nhất và dành thời gian còn dư để tiếp tục làm các công việc khác.

>> Xem thêm: [HOT] Top 7 việc làm thêm online tại nhà “hốt” bạc triệu không cần vốn nhiều!

Sưu tầm: Thùy Dương

——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bình luận