Nghề điện dân dụng là một trong những nghề có tính thiết thực nhất; và đầy đủ điều kiện phát triển tại mọi nơi trên đất nước.
Những sản phẩm hoặc dịch vụ điện đều có liên quan mật thiết tới cuộc sống. Các thiết bị điện xuất hiện dày đặc, len lỏi vào từng ngõ ngách của các vùng miền từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi.
1. Nghề điện dân dụng làm gì?
Nghề điện dân dụng đảm bảo lắp đặt hệ thống mạng lưới, công tắc cho sản xuất và sinh hoạt của gia đình. Bên cạnh đó, thợ điện dân dụng còn chịu trách nhiệm lắp đặt các thiết bị điện, ổ điện, công tác…và các đồ dùng điện khác nhau.
Cuối cùng, thợ điện dân dụng phải vận hành; bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện; các thiết bị điện và đồ dùng điện.
2. Nghề điện dân dụng làm việc ở đâu?
Những người học điện dân dụng tùy thuộc vào tính chất của công việc mà có thể làm việc tại:
Địa điểm làm việc của những người làm nghề điện dân dụng rất đa dạng, tùy thuộc vào tính chất công việc mà có thể: Làm việc ngoài trời hay trong nhà; trên cao hay gần những khu vực có điện nguy hiểm như ổ điện, hộp điện, cột điện. Bên cạnh đó, người làm nghề điện dân dụng có thể phải lưu động linh hoạt địa điểm làm việc tại các hộ gia đình; khu dân cư; trong văn phòng các cơ quan, xí nghiệp, công ty; hay những cơ sở chuyên lắp đặt các hệ thống điện cho tòa nhà, công trình.
3. Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động
Về kiến thức, người lao động tốt nghiệp tối thiểu THCS, có kiến thức cơ bản các lĩnh vực của kỹ thuật điện
Về kỹ năng, người lao động biết đo lường; sử dụng; bảo dưỡng; sửa chữa; lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện
Đối với thái độ làm việc, người làm nghề cần chăm chỉ, cần cù và chịu khó tìm tòi.
Những người làm nghề điện dân dụng cũng cần đủ điều kiện về sức khoẻ; người lao động không mắc các bệnh: Tim mạch; huyết áp; thấp khớp…
4. Triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng
Nghề điện dân dụng có tầm quan trọng trong cuộc sống ở bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời các thiết bị điện ngày càng đa dạng và được sử dụng rất nhiều trong các gia đình. Chính vì vậy nhu cầu sửa chữa hay lắp đặt hệ thống điện là vô cùng lớn. Một thợ điện dân dụng có thể hành nghề tại bất cứ đâu không phân biệt là miền cao hay đồng bằng, thành phố hay nông thôn.
5. Những tố chất học viên cần có khi theo học nghề điện dân dụng
Nếu có ý định theo học nghề điện dân dụng, mà vẫn chưa chắc mình có thực sự phù hợp với nghề này hay không; bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:
– Có xu hướng giải quyết vấn đề theo hướng đơn giản và trực tiếp.
– Bạn có khả năng làm các công việc một cách khéo léo.
– Có sở thích sửa chữa các vật dụng, thiết bị trong nhà.
– Bạn có sức khỏe tốt, thích tham gia các hoạt động vận động
– Cẩn thận, tỉ mỉ và tuân theo những quy trình nhất định do mình hoặc người khác đặt ra.
6. Học nghề điện dân dụng ở đâu?
Người lao động có thể theo học nghề điện dân dụng với nhiều cấp bậc khác nhau từ Trường Trung cấp nghề cho đến Cao đẳng – Đại học; hoặc các trung tâm đào tạo hướng nghiệp và kỹ thuật tổng hợp.
Phụ thuộc vào khả năng của mỗi người mà có thể lựa chọn các chương trình học phù hợp.
Trên đây là những thông tin cơ bản dành cho những ai có ý định theo đuổi nghề điện dân dụng. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những hình dung cơ bản, khách quan cho độc giả về nghề điện dân dụng này.
——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới
Bình luận