Xây dựng là ngành lao động đặc thù trong đó công việc rất vất vả, thường được tiến hành ngoài trời, trên cao, hay sâu trong lòng đất. Thêm vào đó, địa điểm lao động luôn thay đổi; người thợ xây phải làm việc dưới những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu thốn, độc hại. Đây là nguyên nhân gây ra những căn bệnh nghề nghiệp cho công nhân ngành xây dựng trong thời gian dài.
1. Đặc thù trong ngành xây dựng có thể gây ra bệnh nghề nghiệp
Trong ngành xây dựng, địa điểm làm việc của công nhân luôn thay đổi ngay trong phạm vi một công trình; phụ thuộc vào tiến độ xây dựng, do đó điều kiện lao động cũng thay đổi theo.
Hiện tại, có rất nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc như thi công đất; bê tông; vận chuyển vật liệu,..; tuy nhiên, mức độ cơ giới hóa thi công còn thấp nên phần lớn nhiều công việc chỉ được thực hiên thủ công nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Người thợ xây phải luôn luôn trong tư thế sẵn sàng thay đổi địa bàn làm việc nên điều kiện ăn ở; sinh hoạt khá khó khăn; tạm bợ; thiếu vệ sinh. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh tật và tai nạn lao động cho công nhân.
Thêm vào đó, người công nhân nhiều khi phải làm việc ở một tư thế gò bó trong thời gian dài; hoặc làm việc ở trên cao, nguy hiểm; cũng có lúc làm việc ở sâu dưới lòng đất hoặc dưới nước. Đây là một trong những gây bệnh phổ biến ở công nhân xây dựng.
Công nhân xây dựng cũng phải tiến hành nhiều công việc trong môi trường độc hại; ô nhiễm (bụi, hơi, khí độc, tiếng ồn,…); nhiều công viêc phải thực hiện ngoài trời; chịu ảnh hưởng xấu của khí hậu, thời tiết như nắng gắt, mưa gió làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động.
++Có thể bạn quan tâm: Thợ xây dựng và những điều cần biết
2. Các tác hại và bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng
Tất cả các yếu tố gây tác dụng có hại lên con người trong điều kiện sản xuất gọi là các tác hại nghề nghiệp. Kết quả tác dụng của các tác hại nghề nghiệp lên cơ thể con người gây suy giảm sức khỏe có thể gây ra các bệnh, gọi là bệnh nghề nghiệp.
Các tác hại nghề nghiệp tác dụng lên cơ thể người công nhân xây dựng trong quá trình lao động có thể được phân loại như sau:
Công nhân xây dựng làm việc trong điều kiện rung động tác động thường xuyên với các thông số có hại đối với cơ thể con người. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh đau xương; thấp khớp; bệnh rung động với những biến đổi bệnh lý không hồi phục.
Thợ xây dựng làm việc trong điều kiện khí hậu không tiện nghi. Thời tiết quá nóng hay quá lạnh; gây ra bệnh say nóng, say nắng, cảm lạnh, ngất.
Công nhân xây dựng cũng phải tiếp xúc lâu với các chất độc, các sản phẩm chưng cất than đá; dầu mỏ; các chất hóa học kích thích (nhựa thông, sơn, dung môi, mỡ, khoáng) qua các công việc như sơn trang trí; tẩy gỉ sắt; tẩm gỗ và vật liệu chống thấm; nấu bi tum; nhựa đường gây ra bệnh nhiễm độc cấp tính; mãn tính; phồng rộp da.
++Có thể bạn quan tâm: Nỗi lòng người thợ xây: “Đi làm từ ngày còn xanh tóc, giờ bạc trắng rồi tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái bản hợp đồng lao động.”
Điều kiện làm việc ngành xây dựng, tiếng ồn thường xuyên vượt quá mức giới hạn 75dB do phải sử dụng các dụng cụ nén khí; gia công hỗ trợ cơ khí trong xưởng; đóng cọc; nổ mìn, làm việc bằng máy rung; những âm thanh mạnh này gây ra bệnh giảm thính lực, điếc,…
Thêm vào đó, công nhân xây dựng phải làm nhiều việc như nghiền; khoan nổ mìn; khai thác đá; hàn điện; phun cát; phun sơn,… trong điều kiện phải tiếp xúc thường xuyên với bụi sản xuất, đặc biệt là bụi độc như bụi ôxít silíc; bụi than; quặng phóng xạ; bụi crôm gây ra các bệnh hủy hoại cơ quan hô hấp; bệnh bụi phổi đơn thuần hoặc kết hợp với lao.
Một số những công việc yêu cầu người công nhân phải làm trong điều kiện có tác động của các tia phóng xạ; các chất phóng xạ; các tia rơn ghen; gây ra các bệnh da cấp tính hay mãn tính, bệnh rỗ loét, bệnh quang tuyến.
Công nhân xây dựng làm việc trong điều kiện chênh lệch về áp suất cao; hoặc thấp hơn áp suất không khí như những công việc xây dưng trên miền núi cao, làm việc ở dưới sâu, giếng chìm nên có thể gây ra sung huyết.
++Có thể bạn quan tâm: 5 căn bệnh nghề nghiệp nguy hiểm mà công nhân dệt may hay mắc phải
Làm việc trong điều kiện có tác dụng thường xuyên của tia năng lượng cường độ lớn (tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao); các công viêc như hàn điện; hàn hơi; làm việc với dòng điện tần số cao gây ra bệnh đau mắt, viêm mắt.
Thợ xây dựng đôi khi phải làm việc trong điều kiện phải nhìn căng thẳng thường xuyên khi ánh sáng không đầy đủ; điều này gây ra bệnh mắt; làm giảm thị lực, gây cận thị; với những công việc thi công trong phòng ban ngày hoặc thi công ở ngoài trời ban đêm khi không đủ độ sáng.
Tư thế làm việc yêu cầu đứng lâu một vị trí; tư thế làm việc gò bó; gây ra bệnh khuếch đại
tĩnh mạch; đau thần kinh; bệnh trĩ cho công nhân thường làm những công việc bốc; dỡ vật nặng thủ công; rèn, làm mái, cưa xẻ, bào gỗ thủ công
Trên đây là những căn bệnh nghề nghiệp mà công nhân xây dựng có thể mắc phải nếu làm trong lĩnh vực này. Người công nhân cần có những kiến thức phòng tránh nhất định để tự bảo vệ sức khỏe và tiếp tục với nghề.
——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!
Bình luận