Hồ sơ xin việc đầu bếp yêu cầu những gì?

9904

Nếu bạn đang muốn tìm việc đầu bếp mà vẫn chưa biết hồ sơ xin việc gồm những gì, khác gì so với hồ sơ các ngành nghề khác; bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Hiện nay nghề đầu bếp có nhu cầu tuyển dụng khá cao tại tất cả các vị trí từ thực tập cho tới phụ bếp, đầu bếp chính; bếp phó; bếp trưởng với mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ tốt.

Chẳng hạn như trên website Viecngay.vn (website tìm việc làm uy tín hàng đầu hiện nay), mỗi ngày đều có hàng nghìn tin tuyển dụng đầu bếp tới từ các nhà hàng, khách sạn, tổ chức với quy mô đa dạng; thu hút sự quan tâm và rất nhiều lượt ứng tuyển của các ứng viên.

Một trong hàng nghìn công việc có liên quan tới nghề bếp trên website tuyển dụng hàng đầu hiện nay Viecngay.vn

Qua đó có thể thấy, cung cầu của ngành đầu bếp luôn ở mức cao; các ứng viên không cần quá lo lắng về tình trạng thất nghiệp nếu theo nghề.

Hồ sơ xin việc đầu bếp gồm những gì?

Hồ sơ xin việc đầu bếp không khác so với hồ sơ xin việc cho những ngành nghề khác. Bộ hồ sơ này bao gồm tất cả các giấy tờ liên quan làm rõ hơn các thông tin cá nhân; trình độ văn hóa; kinh nghiệm làm việc và một số thông tin bổ sung khác của ứng viên.

Thư xin việc

Thư xin việc bắt buộc phải có trong hồ sơ ứng tuyển. Mục đích laf để các nhà tuyển dụng biết bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí nào; lý do bạn muốn làm việc tại nhà hàng – khách sạn ở vị trí đó là gì. Bạn có thể trình bày thư xin việc bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; qua viết tay hoặc đánh máy; miễn là trình bày thật cô đọng và đủ ý.

Curriculum Vitae (CV)

CV là bộ mặt của bạn giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ứng viên tìm việc đầu bếp cần đầu tư thật tốt cho CV như: liệt kê những thông tin có lợi liên quan đến vị trí ứng tuyển; thiết kế CV đẹp mắt; in màu, trình bày đẹp, ngắn gọn; nêu bật cá tính riêng…

Sơ yếu lý lịch công chứng

Mẫu sơ yếu lý lịch này bạn có thể tìm mua tại các điểm bán văn phòng phẩm, nhà sách tại địa phương; sau đó điền đầy đủ các thông tin cá nhân lên đó. Cuối cùng, mang lên Ủy ban nhân dân phường, xã nơi bạn đang sinh sống để xin đóng dấu xác nhận từ chính quyền địa phương.

Giấy khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe có khổ A3, dán ảnh; bạn có thể đến bệnh viện cấp quận/ huyện/ thành phố để khám và xin giấy xác nhận. Một giấy khám sức khỏe sẽ có hiệu lực trong  vòng 6 tháng.

Các loại bằng cấp, chứng chỉ

Bằng cấp đính kèm theo hồ sơ xin việc phải là bằng thể hiện trình độ văn hóa cao nhất của bạn như bằng Đại học; Cao đẳng; Trung cấp; trường nghề,…Tất cả cần photo công chứng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nộp kèm các chứng chỉ; chứng nhận hoàn thành các khóa học đào tạo nghiệp vụ có liên quan đến vị trí đầu bếp như: chứng chỉ nghề bếp; chứng chỉ nghiệp vụ bếp trưởng,…Ngoài ra, nếu bạn đạt được các giải thưởng hay bằng khen trong quá trình học tập và làm việc, cũng có thể bổ sung vào phần này.

Ngoài ra, các ứng viên cũng cần chuẩn bị bản sao CMND hoặc thẻ căn cước có chứng thực; hộ khẩu photo công chứng; ảnh 3×4 hoặc 4×6 (nếu có).

Như vậy, hồ sơ xin việc đầu bếp cũng giống tất cả mọi hồ sơ xin việc khác. Điểm khác biệt duy nhất là những thông tin cung cấp; văn bằng, chứng chỉ liệt kê sẽ liên quan đến nghề đầu bếp nhằm thể hiện sự phù hợp của bản thân với nghề; đồng thời gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Trên đây là những thông tin về hồ sơ xin việc của đầu bếp. Hy vọng qua những thông tin trên, các bạn có thể chuẩn bị cho mình một hồ sơ xin việc đầy đủ, chuyên nghiệp và sớm tìm được một công việc như ý.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

Tham khảo mẫu CV chuẩn, chuyên nghiệp và miễn phí, chinh phục 100% nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên tại: https://www.topcv.vn/mau-cv

Bình luận