Mẫu cv xin việc kỹ sư cơ khí phổ biến nhất hiện nay

2262
Mẫu cv xin việc kỹ sư cơ khí phổ biến nhất hiện nay
Mẫu cv xin việc kỹ sư cơ khí phổ biến nhất hiện nay

Mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí cần phải thể hiện được cá tính của người làm kỹ thuật. Vậy mẫu CV kỹ sư cơ khí như nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây trong chuyên mục Chia sẻ của Blog viecngay để tham khảo các mẫu CV xin việc nhé.

Thông tin nhất định phải có trong mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí

Kỹ sư cơ khí là một nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật. Vị trí này sẽ đòi hỏi người làm vừa có các kiến thức liên quan đến máy móc, thiết bị, cơ điện và vừa có các kỹ năng về thiết kế, bảo dưỡng, chế tạo máy. Vậy nên, các nhà tuyển dụng sẽ chú trọng vào kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) hơn so với kỹ năng mềm của ứng viên. Ngoài ra, theo tính chất của công việc thì sự cẩn thận, tỉ mỉ khi làm việc cũng được coi trọng.

Các nhà tuyển dụng sẽ chú trọng vào kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) hơn so với kỹ năng mềm của ứng viên
Các nhà tuyển dụng sẽ chú trọng vào kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) hơn so với kỹ năng mềm của ứng viên

Tóm lại, khi viết CV thì bạn nên chú ý đưa các từ liên quan tới những thứ quan trọng nêu trên vào trong CV, tốt nhất là thêm vào trong phần kinh nghiệm, kỹ năng và học vấn.

Các mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp nhất 2023

Thời đại công nghệ số hiện nay, thay vì việc phải tự chuẩn bị và thiết kế CV ứng tuyển thì các ứng viên có nhiều lựa chọn khi sử dụng những mẫu CV online. Tuy nhiên, sẽ có vấn đề mới đặt ra ở đây là làm sao để ra quyết định đúng, có được CV phù hợp với vai trò giữa hàng ngàn mẫu CV online?
Người làm kỹ thuật thì chú trọng nhất là sự thẳng thắn, logic rõ ràng và mạch lạc. Mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí cần phải thể hiện được cá tính của người làm kỹ thuật. Hãy chọn mẫu đơn giản, ngôn ngữ dùng trong CV tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, bố cục gọn gàng và màu sắc thì đen trắng cơ bản hoặc gam màu lạnh (xám trắng…) sẽ thích hợp hơn các gam màu nóng.

Nếu bạn chưa biết chọn mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp ở đâu thì có thể tham khảo ngay kho mẫu CV của TopCV.vn để lựa chọn miễn phí nhé.

Dưới đây là một số mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí để bạn lựa chọn:

Mẫu CV kỹ sư cơ khí 1:  TẠO CV NGAY

mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí
Mẫu 1

Mẫu CV kỹ sư cơ khí 2: TẠO CV NGAY

mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí
Mẫu 2

Mẫu CV kỹ sư cơ khí 3: TẠO CV NGAY

mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí
Mẫu 3

Cách viết CV kỹ sư cơ khí​ chuyên nghiệp

Thông tin cá nhân

Phần thông tin cá nhân trong CV kỹ sư cơ khí không khó vì không có lưu ý gì đặc biệt. Thay vì việc tìm cách mới, sáng tạo để trình bày những thông tin cơ bản nhất, bạn nên chú ý để không xuất hiện bất kỳ lỗi sai nào trong nội dung này. Hãy điền đầy đủ các thông tin từ họ tên, vị trí ứng tuyển, năm sinh đến email.

Vị trí ứng tuyển thì sẽ cần ghi đúng theo yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng (kỹ sư cơ khí). Lưu ý, bạn nên điền email liên hệ là họ tên mình để thể hiện tính chuyên nghiệp. Tránh sử dụng email khó đọc, khó hiểu. Đặc biệt, không được sử dụng email làm việc ở công ty cũ để đưa vào CV.

>>> Xem thêm: Kỹ sư cơ khí là gì? Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư cơ khí trong thời đại 4.0

Hãy điền đầy đủ các thông tin từ họ tên, vị trí ứng tuyển, năm sinh đến email
Hãy điền đầy đủ các thông tin từ họ tên, vị trí ứng tuyển, năm sinh đến email

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là phần bày tỏ mong muốn và tham vọng của bạn trong công việc muốn ứng tuyển. Khi bạn có những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn một cách rõ ràng đối với công ty thì sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Lý do là theo cách nhìn của nhà tuyển dụng, họ sẽ muốn thuê lao động biết rõ mình cần phải làm gì trong công việc để đạt được những thành tựu đề ra.

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc kỹ sư cơ khí, bạn hãy đề cập về các mục tiêu phù hợp với vị trí ứng tuyển kèm theo số năm kinh nghiệm và thành tích trong các công việc cũ. Ví dụ, nếu bạn là kỹ sư cơ khí với 5 năm kinh nghiệm thì mục tiêu tiến tới vị trí  trưởng phòng kỹ thuật cơ khí sẽ phù hợp. Nhưng đối với các kỹ sư cơ khí mới có 1 – 2 năm kinh nghiệm thì mục tiêu này sẽ không phù hợp.
Gợi ý:

  • Hoàn thành tốt, xuất sắc theo những kế hoạch, dự án về  thiết kế, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị được phân công.
  • Nâng cao các kỹ năng chuyên môn và tay nghề, tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu để trau dồi và cập nhật các kiến thức về cơ khí, kỹ thuật.
  • Trở thành trưởng phòng kỹ thuật cơ khí sau 3 – 5 năm gia nhập công ty.
Mục tiêu nghề nghiệp là phần bày tỏ mong muốn và tham vọng của bạn trong công việc muốn ứng tuyển
Mục tiêu nghề nghiệp là phần bày tỏ mong muốn và tham vọng của bạn trong công việc muốn ứng tuyển

Kinh nghiệm

Ứng viên có kinh nghiệm

Hiện nay, trong tất cả các lĩnh vực, nghề nghiệp thì kinh nghiệm làm việc của một ứng viên luôn được nhà tuyển dụng ưu tiên và đánh giá cao. Với vị trí kỹ sư cơ khí thì cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.

Những kỹ sư cơ khí đã có kinh nghiệm và hiểu rõ về các nguyên lý hoạt động, thao tác máy và kiểm tra, khắc phục vấn đề một cách nhanh chóng. Bạn nên ghi vào CV những công việc liên quan tới nghề cơ khí và làm được trên 6 tháng.

Ngoài việc ghi công ty và thời gian làm việc, bạn nên ghi cả những nhiệm vụ cơ bản và thành tựu mà bạn đạt được trong công việc đó.
Gợi ý: Công ty TNHH Cơ khí và Chế tạo TopCV, Kỹ sư cơ khí (01/2020 – nay)

  • Vận hành các thiết bị cơ khí và thiết kế, lắp ráp máy móc.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng máy móc, các thiết bị cơ khí.
  • Được công ty khen thưởng nhân viên kỹ thuật xuất sắc năm 2020.

>>> Xem thêm: Thợ cơ khí và 6 điều quan trọng bạn cần biết về công việc này

Ứng viên chưa có kinh nghiệm

Khi vừa hoàn thành các chương trình đào tạo nghề hoặc mới tốt nghiệp đại học thì không phải ai cũng có kinh nghiệm làm việc trong nghề. Mặc dù vậy, các nhà tuyển dụng vẫn có thể chấp nhận nếu như bạn cho thấy được các kỹ năng nền tảng của mình.

Vấn đề ở đây là bạn sẽ gặp một số khó khăn khi viết CV xin việc. Bạn không thể bỏ trống phần kinh nghiệm và cũng không có kinh nghiệm để liệt kê.

Trong trường hợp này, bạn sẽ có 2 lựa chọn như sau: Đã đi trải nghiệm thực tế hoặc thực tập ở các xưởng chế tạo, công ty… hoặc có kinh nghiệm đi làm thêm trong các vai trò không liên quan ( ví dụ như đi bán hàng, shipper…) thì có thể lựa chọn để viết vào CV 2, 3 thông tin. Hãy nhấn mạnh vào những gì mà bạn đã học được khi đi làm những việc đó (kỹ năng mềm, mối quan hệ).

Ngược lại, nếu bạn hoàn toàn không có bất kỳ thông tin nào để liệt kê thì cũng không nên nói dối, hãy thay những thông tin đó bằng lời khẳng định rằng bạn có chuyên môn,  kỹ năng thành thạo và khả năng tự học tốt,…
Gợi ý: Xưởng cơ khí TopCV, Thực tập sinh kỹ thuật cơ khí (01/2020 – nay)

  • Làm quen với hệ thống vận hành của những máy móc và thiết bị cơ khí cơ bản dùng trong công nghiệp.
  • Học hỏi các kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa máy móc cơ bản.

>>> Xem thêm: Mức lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông? Cơ hội việc làm

Học vấn

Đối với những người làm nghề cơ khí có thể giữ các vai trò khác nhau trong doanh nghiệp, từ công nhân đến chuyên viên và học vấn có thể là yêu cầu bắt buộc hoặc không bắt buộc. Nhưng khi tuyển dụng kỹ sư cơ khí, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu bắt buộc cần bằng cử nhân trở lên. Nếu các ứng viên tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng mà có kinh nghiệm phong phú thì vẫn có thể điền vào CV để xin việc.

Khi điền thông tin về học vấn, bạn nên đầy đủ từ tên trường, ngành học và xếp loại học lực tốt nghiệp. Nếu có từ 2 trường đổ lên, thì hãy xếp khéo léo để “khoe” ra với nhà tuyển dụng.

Gợi ý: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (9/2016 – 6/2021)

  • Ngành: Cơ khí.
  • Xếp loại: Giỏi

>>> Xem thêm: 5 phương pháp giúp kỹ sư cơ khí quản lý stress trong công việc

Kỹ năng

Để viết phần kỹ năng trong CV xin việc kỹ sư cơ khí, bạn sẽ cần phải xác định rõ xem nên viết gì và tránh viết gì. Trong vị trí này, kỹ năng mềm sẽ không thể quan trọng bằng với các kỹ năng chuyên môn. Bạn hãy nghĩ tới những kỹ năng cần thiết cho công việc và không thể hoàn thành được các nhiệm vụ khi thiếu hoặc không thành thạo chúng.

Lưu ý, tránh bịa đặt các kỹ năng mình không có vào CV để làm hài lòng nhà tuyển dụng. Kỹ năng sẽ liên quan đến kiến thức chuyên môn và được áp dụng thường xuyên trong công việc. Vậy nên, nếu bịa đặt ra thì lời nói dối của bạn sẽ bị các nhà tuyển dụng phát hiện ra từ vòng phỏng vấn hoặc khi nhận việc. Bạn nên ghi 3 – 5 kỹ năng mà bạn cho là quan trọng, liên quan tới công việc vào phần này.

Gợi ý:

  • Kỹ năng chuyên môn: Sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị lắp ráp, chế tạo và sửa chữa cơ khí.
  • Kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.

>>> Xem thêm: 5 phương pháp giúp kỹ sư cơ khí quản lý stress trong công việc

Bạn hãy nghĩ tới những kỹ năng cần thiết cho công việc
Bạn hãy nghĩ tới những kỹ năng cần thiết cho công việc

Sở thích

Với vị trí kỹ sư cơ khí thì nhà tuyển dụng thường không quan tâm nhiều tới sở thích của ứng viên. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số bên đọc cả phần này để dự đoán được tính cách của ứng viên. Từ đó, tìm kiếm được những người có thói quen lành mạnh, tích cực và đặc biệt là tỉ mỉ, trung thực. 

Vậy nên, nếu trong số những sở thích của bạn có những sở thích đại diện cho thấy nét tính cách này thì đừng chần chừ, hãy viết vào mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí ngay nhé. 

Gợi ý: 

  • Đi du lịch.
  • Chạy bộ.
  • Chơi game chiến thuật.
  • Trò chơi tư duy nhanh.

Tham chiếu

Đây không phải là phần chính trong CV, nhưng cũng không thể thiếu đi phần tham chiếu thông tin. Cũng như thông tin cá nhân, phần tham chiếu thì bạn chỉ cần liệt kê tên, số điện thoại, chức danh và email của những người tham chiếu cho bạn là đủ. 

Lưu ý, người tham chiếu phải là những người có chức danh lớn hơn bạn ở công ty cũ. Bạn cũng nên hỏi ý kiến họ về việc làm tham chiếu cho bạn.

Chứng chỉ

Với các kỹ sư cơ khí, các chứng chỉ như: ngoại ngữ, tin học phần nào giúp bạn tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Khi có chứng nhận tham gia khóa học phát triển kỹ năng chuyên môn hay chứng chỉ tin học, ngoại ngữ,… để bổ sung vào CV thì quá trình xin việc của bạn có thể nhẹ nhàng hơn. Hãy bổ sung các chứng chỉ bạn có vào CV nếu chúng còn hạn, còn nếu bạn không có thì có thể ẩn phần này đi.

Hãy bổ sung các chứng chỉ bạn có vào CV nếu chúng còn hạn
Hãy bổ sung các chứng chỉ bạn có vào CV nếu chúng còn hạn

Giải thưởng và hoạt động

Phần cuối của CV là giải thưởng và hoạt động. Trong thực tế, không có nhiều ứng viên có các giải thưởng về nghiên cứu, chế tạo máy,… Tất nhiên, bạn cũng chỉ nên viết vào nếu thực sự từng giành được giải thưởng. Phần hoạt động thì thường phù hợp với các bạn mới ra trường và mới đi làm. Nếu bạn đã có kinh nghiệm trên 5 năm thì bạn có thể bỏ qua phần này.

Trên đây, Blog viecngay vừa chia sẻ cho bạn tham khảo các mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí phổ biến hiện nay. Người làm kỹ thuật thì chú trọng nhất là sự thẳng thắn, logic rõ ràng và mạch lạc. Mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí cần phải thể hiện được cá tính của người làm kỹ thuật. Vậy nên, bạn cần chọn mẫu và viết CV thật chuyên nghiệp để phù hợp với ngành cơ khí.

Bình luận