Nhân viên kho có thể là công việc dễ dàng trong mắt nhiều người. Tuy nhiên trên thực tế, khâu quản lý kho hàng trong kinh doanh vô cùng quan trọng; liên quan trực tiếp tới vấn đề thất thoát và doanh thu của công ty. Vậy nhân viên kho phải phải làm những gì?
Lập hồ sơ kho
Nhân viên kho phải lập hồ sơ kho để quản lý mọi thứ thật dễ dàng. Hồ sơ kho thể hiện lối đi, vị trí đặt các loại hàng hóa. Thêm vào đó, bạn phải có trách nhiệm ghi thẻ bài cho mỗi mặt hàng bao gồm mã hàng; màu, kích cỡ, hạn sử dụng. Thẻ này được gắn vào kệ để dễ dàng quản lý và tìm hàng hóa. Bạn nên đặt mã vạch cho từng loại sản phẩm để truy xuất dữ liệu trong hệ thống một cách nhanh hơn.
Làm thủ tục xuất nhập hàng hóa
Việc nhập và xuất hàng hóa trong kho diễn ra rất thường xuyên. Công việc của nhân viên kho là kiểm tra chứng từ, các giấy tờ liên quan mỗi khi xuất nhập hàng hóa theo đúng quy định.
Nhân viên kho cũng cần kiểm tra số lượng và ghi phiếu nhập hoặc xuất kho cẩn thận; để việc đối chiếu hàng hóa sau này được đơn giản hơn.
Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu
Hàng tồn kho tối thiểu là lượng hàng hóa cần dự trữ trong kho nhằm đáp ứng các trường hợp phát sinh. Việc xác định lượng hàng tồn kho tối thiểu giúp cửa hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng; nhưng cũng cần định mức lượng hàng tồn kho phù hợp để tránh phát sinh các chi phí kho quá cao.
Nhân viên kho có trách nhiệm theo dõi; đối chiếu số lượng xuất nhập hàng ngày với định mức tồn kho tối thiểu. Nếu nhận thấy số lượng này có biến động lớn thì cần báo cáo để cấp trên thay đổi cho phù hợp. Mỗi loại hàng hóa đều phải có tồn kho tối thiểu; không để xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng trong kho.
Kiểm kê hàng hóa
Nhân viên kho thực hiện công việc kiểm kê hàng hóa hàng ngày. Khi xảy ra thiếu hụt, nhân viên quản lý kho sẽ báo cáo cấp trên và làm thủ tục đặt hàng. Đồng thời thống kê các sản phẩm bị hư hỏng; gần hết hạn cần thanh lý gấp; rồi lập danh sách gửi cho phòng bán hàng để có các biện pháp xử lý như giảm giá, khuyến mãi…
Mục đích của việc kiểm kê hàng hóa định kỳ là thống kê được số lượng hàng một cách chính xác; phát hiện nhanh các trường hợp thất thoát để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, nhân viên kho có thể định lượng số hàng; đáp ứng nhu cầu mua hàng một cách nhanh chóng; tạo được thiện cảm tốt từ khách hàng.
Sắp xếp hàng hóa
Sắp xếp hàng hóa giúp quá trình tìm kiếm và kiểm tra hàng hóa dễ dàng hơn. Nhân viên kho phải phân loại các mặt hàng, ví dụ như mặt hàng thời trang thì cần phân chia áo, quần, váy,… thành từng khu vực khác nhau. Bên cạnh đó, họ còn phải trực tiếp sắp xếp các loại hàng hóa trong kho một cách gọn gàng; khoa học; đảm bảo có chỗ trống cho hàng mới.
Nhân viên kho cũng cần bố trí khu vực riêng cho các mặt hàng dễ hư hỏng; đặt biển cảnh báo để mọi người chú ý hơn khi vận chuyển, từ đó hạn chế đổ vỡ… Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên kiểm tra các khâu phòng cháy chữa cháy; kiểm soát độ ẩm để đảm bảo an toàn cho kho hàng.
Trên đây là một số công việc của một nhân viên kho cần làm. Hy vọng những ai đang có ý định theo đuổi công việc này sẽ có hình dung nhất định để thấy không có công việc nào là dễ dàng. Muốn thực hiện bạn phải bỏ sức lực và tâm trí.
——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!
Bình luận