Từ A tới Z công việc của nhân viên OQC

3946
Nhân viên OQC hay còn gọi là nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất sản phẩm của các nhà máy công nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tới công việc này. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc cái nhìn khách quan nhất về nhân viên OQC.
Nhân viên OQC là ai?

OQC là từ viết tắt của Output Quality Control có nghĩa kiểm soát chất lượng đầu ra. Trong các nhà máy sản xuất, nhân viên OQC chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng đầu ra của sản phẩm; đồng thời, xác nhận xem sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng trước khi xuất hàng cho khách hay chưa.

Nhân viên OQC làm gì?

Trong một doanh nghiệp sản xuất, nhân viên OQC đảm bảo 4 nhiệm vụ chính: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm; Kiểm soát chất lượng thành phẩm; Xử lý yêu cầu khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm; và một số công việc khác.

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm

Nhân viên OQC tham gia xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm theo quy trình ISO mà doanh nghiệp áp dụng.

Bên cạnh đó, nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra còn phối hợp với bộ phận; điều chỉnh các tiêu chuẩn hợp lý khi có sự thay đổi mới về quy trình đánh giá chất lượng thành phẩm.

Kiểm tra và giám sát chất lượng thành phẩm

Hàng ngày, nhân viên OQC trực tiếp kiểm tra chất lượng thành phẩm.

Đối với những sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp, nhân viên OQC tham xác nhận “PASS”.

Bên cạnh đó, nhân viên OQC cũng phải chịu trách nhiệm phân loại những thành phẩm lỗi, hay có sai sót về tiêu chuẩn kỹ thuật; đồng thời, yêu cầu tổ trưởng sản xuất theo dõi sự việc để xử lý, sửa chữa.

Nhân viên OQC cũng được quyền đình chỉ xuất hàng khi phát hiện sai sót hàng loạt và nhanh chóng báo cáo cấp trên để xử lý.

Xử lý yêu cầu, khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm

Nhân viên OQC trực tiếp làm việc với khách hàng; xem xét; đánh giá lại hàng hóa khi có những yêu cầu, khiếu nại về chất lượng sản phẩm.

Đồng thời, nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra phối hợp với các bên liên quan tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Bộ phận OQC cũng phải kịp thời đề xuất phương án xử lý khiếu nại, yêu cầu của khách nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.

Một số công việc khác

Nhân viên OQC còn phải thực hiện một số công việc khác:

  • Phối hợp làm việc với các nhân viên khác trong bộ phận; đảm bảo quy trình sản xuất được kiểm soát tốt về chất lượng, tiến độ sản xuất.
  • Chủ động đưa ra những đề xuất nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên OQC
  • Tích cực tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ OQC do doanh nghiệp; các hiệp hội tổ chức.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban, họp khẩn của bộ phận
  • Tham gia vào quy trình lên ý tưởng, phát triển sản phẩm mới, sản xuất hàng mẫu.
  • Làm các báo cáo công việc định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của doanh nghiệp.
  • Quản lý cẩn thận hàng mẫu, hồ sơ, tài liệu được giao phụ trách.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được quản lý cấp trên yêu cầu.

Hy vọng qua bài viết trên, Viecngay.vn có thể cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản khách quan và đầy đủ nhất về công việc của một OQC thực thụ.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Tham khảo mẫu CV có sẵn chuyên nghiệp của TopCV để gây ấn tượng tốt với NTD:
https://www.topcv.vn/mau-cv

Bình luận