Trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn gặp phải những căng thẳng và áp lực vô hình. Những tác động này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực nếu bạn không biết cách điều tiết và kiểm soát chúng. Trước khi “mắc kẹt” trong nỗi căng thẳng, bạn nên học cách gạt bỏ áp lực và sống tích cực hơn với những mẹo dưới đây!
1. Đừng để căng thẳng ngoài tầm kiểm soát
Căng thẳng quá mức sẽ dẫn đến hậu quả không lường trước được. Nếu bạn chịu đựng những căng thẳng trong một thời gian dài mà không tìm biện pháp giải quyết, bạn có thể mắc chứng trầm cảm. Vì thế, bạn nên học cách điều hướng suy nghĩ để tránh tình trạng căng thẳng quá mức.
Bạn biết đó, căng thẳng xảy ra khi sự việc vượt ngoài tầm kiểm soát. Để trấn an bản thân, bạn hãy hít một hơi thật sâu. Và đặt câu hỏi cho chính mình rằng bạn muốn mọi chuyện đi theo chiều hướng nào. Khi có thể trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ nhận ra rằng bản thân vừa lập kế hoạch chi tiết cho một sự việc. Một khi bạn nhìn rõ được bản chất của vấn đề, tìm ra được những phương án thiết thực nhất thì chẳng còn điều gì có thể khiến bạn căng thẳng nữa.
Xem ngay: 6 tips giúp bạn lấy lại năng lượng khi gặp khó khăn
2. Hãy lắng nghe
Khi tâm trí của bạn đang xáo trộn với một mớ suy nghĩ “thừa thãi”. Điều đầu tiên bạn cần làm là ngừng dòng suy nghĩ đang chảy hối hả trong đầu mình lại. Bạn có để ý rằng mỗi khi ai đó bị hoảng, những người bên cạnh thường chạm nhẹ họ và chuyển sự tập trung của họ vào người đối diện hay không?
Khi bạn bị căng thẳng cũng vậy, dù bên ngoài bạn có vẻ khá bình thản nhưng thật ra tâm trí bạn đang chạy hết tốc lực. Để giảm “guồng chạy” này cũng như giúp bản thân tách khỏi sự căng thẳng. Bạn hãy cố gắng tập trung vào một thứ âm thanh nhất định. Điển hình như nhạc hay đơn giản là âm thanh của các con vật xung quanh bạn . Khi bạn có thể tập trung vào chúng, bộ não của bạn sẽ được thư giãn đôi phần. Và nhờ thế mà bạn sẽ có thể bình tâm trở lại.
3. Học cách cân bằng mọi việc
Bạn nên chuyển sự căng thẳng của mình thành các hoạt động rèn luyện cân bằng. Khi bạn cố gắng duy trì trạng thái cân bằng, não bộ của bạn cũng sẽ làm việc tối đa để duy trì trạng thái này. Từ đây, tình trạng căng thẳng cũng như các mối lo của bạn sẽ được thuyên giảm. Một hoạt động giữ thăng bằng cơ bản như đứng bằng một chân hay giữ một cuốn sách trên đỉnh đầu trong vòng vài phút.
4. Xếp loại các vấn đề
Thay vì cứ mải tập trung vào những vấn đề dường như không có cách giải quyết. Bạn hãy thử một lần áp dụng phương pháp “đặt tên” cho chúng. Bạn chỉ cần xếp loại chúng vào hai cái tên cơ bản gồm “có ích” và “không có ích”. Từ chúng ta sẽ biết được đâu là việc cần phải bận tâm.
Xem ngay: 4 tiêu chí tiêu chuẩn cho một môi trường học tập lý tưởng
5. Rèn luyện sự bình tĩnh và hơi thở
Khá giống với phương pháp thiền, việc bạn tập trung vào hơi thở cũng là một trong các biện pháp thiết thực để giảm thiểu sự căng thẳng. Bạn hãy gác lại những lo toan bộn bề và chỉ tập trung vào hơi thở của mình. Bạn sẽ nhận ra rằng sự bình tĩnh là yếu tố cần thiết trong lúc này. Và mọi chuyện đều sẽ có cách giải quyết của riêng nó.>>> Xem thêm: 18 bí quyết sống trọn vẹn năm 2018 cho bạn trẻ
6. Lên kế hoạch hành động tiếp theo
Nghe có vẻ khá “nghiêm trọng”. Nhưng trên thực tế việc làm này chỉ đơn giản là giúp bạn có thể hình dung được rõ nét hơn về điều mà bạn sắp thực hiện. Đây được xem là bước cuối cùng trong quá trình giúp bạn giảm sự căng thẳng. Và tất nhiên nhiên, một khi chúng ta nhận ra điều mình nên làm thì căng thẳng cũng sẽ nhanh chóng được xua tan.
>> Có thể bạn quan tâm: Nhân Viên Bán Hàng Là Gì?
Nhân Viên Tư Vấn Bán Hàng Là Gì?
——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới
Bình luận