Thuyết trình giờ đây đã trở thành một kỹ năng mềm thiết yếu trong cuộc sống. Bạn là sinh viên, người đi làm, nhà lãnh đạo… bạn đều cần thuyết trình. Có thể nói thuyết trình là công cụ “quảng bá” bản thân bởi nó bao hàm được nhiều kỹ năng khác. Một người thuyết trình giỏi đồng nghĩa họ giao tiếp tốt, có khả năng biện luận và suy nghĩ nhạy bén. Câu hỏi là rèn luyện thuyết trình như thế nào? Dưới đây là 7 nguyên tắc vàng trong thuyết trình được giới thiệu bởi Andrew Griffiths. 

1. Nắm bắt tâm trạng của những người mà bạn muốn ảnh hưởng

Nếu có thể, bạn nên đến sớm hơn vào mỗi sự kiện mà bạn phải thuyết trình. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát cũng như kiểm soát được cả không gian và thời gian tại địa điểm mà bạn muốn tỏa sáng.

Với vai trò là người thuyết trình, bạn cần phải nắm bắt tâm trạng chung của khán giả. Từ đó có thể lựa chọn cho mình không khí mở màn hợp lý. Nếu khán giả là một đám đông mà bạn chỉ quen một phần trong số đó, bạn nên bắt đầu nói với tiết tấu chậm, rõ ràng và nhẹ nhàng hơn một chút rồi sau đó mới xây dựng, đẩy nhanh lên.

+++ 5 website tuyển dụng hot nhất dành cho sinh viên

2. Bắt đầu những gì người nghe biết

Để có thể tạo một sợi dây kết nối vô hình, điều không thể tuyệt vời hơn là nói về những điều mà người nghe biết và quan tâm. Yếu tố này sẽ giúp bài thuyết trình của bạn gần gũi và được đón nhận nhiệt thành hơn.

Một nguyên tắc nổi tiếng trong quản lý con người. Đó là “Mọi người thường không quan tâm đến vấn đề của bạn hay công việc của bạn cho đến khi họ biết bạn quan tâm thực sự đến những vấn đề của họ”.

Thuyết trình sẽ là chuyện nhỏ cho những ai hướng mình đến khán giả. Tuy nhiên sẽ rất khó nếu bạn muốn thực hiện công việc này một mình và bỏ quên người xung quanh. Sự hợp tác trong mọi cuộc diễn thuyết sẽ đến khi bạn bắt đầu bằng những gì mọi người biết thay vì nói những gì bạn biết.

3. Tôn trọng người nghe

Bất kỳ người dẫn trương trình, hay diễn thuyết một khi không đối xử với khán giả của mình với sự tôn trọng tuyệt đối, sẽ khó có thể thành công và đạt được mục tiêu cuối cùng.

Khi thuyết trình, bạn cần tôn trọng thời gian của người nghe, không bao giờ được đến muộn. Bạn cũng cần tôn trọng những gì người nghe biết hay làm. Và không bao giờ nói rằng họ sai. Thay vào đó hãy cung cấp cho họ một phương án thay thế.

Có thể bạn quan tâm: Top 3 việc làm bán thời gian tại nhà buổi tối HOT NHẤT hiện nay!

4. Làm cho người nghe cười

Chủ định làm một người cười là không dễ. Và làm cho nhiều người cùng cười càng khó hơn. Bạn không phải diễn viên hài để có thể dễ làm điều này. Nhưng đây thực sự là điều cần đạt được trong một số bài thuyết trình. Nó nhằm tạo sự cuốn hút, khiến bầu không khí trong khán phòng dễ chịu hơn.

5. Khiến người nghe đồng cảm

Tuy nhiên, bạn cần tránh chọc cười người khác khi lấy họ ra làm trò đùa. Thay vào đó, bạn có thể lấy những khuyết điểm, mặt hạn chế của bản thân để có thể đặt mình dưới người nghe và khiến họ cười. Pha trò bằng việc đúc rút những lỗi lầm và thất bại của chính bản thân cũng là một cách thú vị.

Rất nhiều người không đủ can đảm để chia sẻ những câu chuyện đời tư, ngay cả với người thân thiết. Nhưng nếu bạn nghiêm túc về việc muốn giúp đỡ mọi người, đừng e ngại làm điều đó.

Bạn đã vượt qua nghịch cảnh để có được thành công, hãy chia sẻ cuộc hành trình đó. Nếu bạn đã gặp một số khó khăn trong cuộc sống, cứ nói cho họ biết. Bạn cũng nên kể câu chuyện thất bại của chính mình. ĐIều này sẽ giúp người nghe có thể tránh mắc sai lầm tương tự. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần biết khi nào cần hoặc không sử dụng điều này. Câu chuyện có thể khởi đầu buồn, nhưng khi kết thúc bạn nên khiến họ lạc quan.

Tìm hiểu thêm: Top việc làm thêm online HOT nhất hiện nay

6. Đánh thức trí tò mò

Một món ăn được trình bày sinh động sẽ làm thực khách cảm nhận cái tài của người đầu bếp. Hay một truyện ngắn được viết khéo léo làm độc giả nhận ra khả năng ngôn ngữ của nhà văn. Một ý kiến, quan điểm được mô tả sinh động làm người nghe cảm nhận trí tuệ tinh tế của người nói. Từ đó nhen nhóm sự tò mò, kích thích khán giả suy nghĩ.

7. Duy trì ngọn lửa nhiệt huyết đúng mức

Một ngọn lửa càng cháy mạnh, nó sẽ càng dễ tắt. Khi bạn cháy hết mình, khán giả lập tức sẽ hướng sự chú ý tới bạn. Tuy nhiên, để buổi thuyết trình đi đúng hướng, sự điềm tĩnh trong lời nói, cử chỉ mềm mại nhẹ nhàng sẽ để lại dư âm lâu hơn.

Khả năng mất kiểm soát có thể dễ dàng đến khi bạn “bùng cháy” quá mạnh mẽ. Nhưng cũng không nên duy trì ngọn lửa le lói, yếu ớt trong suốt buổi thuyết trình, nếu bạn không muốn người nghe ra về sớm hoặc… ngủ.

++ Tìm hiểu thêm: Bán hàng online “ĐẮT NHƯ TÔM TƯƠI” với 4 bí kíp sau!!

Sưu tầm: Thùy Dương

——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bình luận