Viecngay.vn – Ngày Tết Nguyên Đán từ lâu đã mang một ý nghĩa đặc biệt. Tết là sum vầy, đoàn tụ bên gia đình và những người yêu thương. Tết là “dịp” duy nhất trong năm chúng ta không bộn bề giữa những công việc vì đây là thời gian kết thúc việc cũ và chào đón việc mới. Chính vì vậy,  ngày Tết luôn tràn ngập niềm vui và không khí phấn khởi. Mọi người dành cho nhau những câu chúc để bước vào một năm mới đầy tài lộc. Mặc dù cùng chung một niềm vui nhưng thực tế, giữa hai miền Bắc – Nam lại có những nét độc đáo trong ngày tết cổ truyền của dân tộc. Cùng Viecngay.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

1, Món ăn ăn kèm

Như câu nói:“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu kêu pháo bánh chưng xanh”. Người miền Bắc thường ăn bánh Chưng với món dưa hành. Đây là món được làm từ củ hành tươi muối với dưa, khi ăn có vị hơi nồng nồng của hành hòa lẫn vị chua thanh thanh của dưa chưa.

Còn miền Nam thì thay món dưa hành bằng dưa giá (củ kiệu). Món ăn kèm này được làm từ nhiều nguyên liệu như củ kiệu, đu đủ, cà rốt…cũng được đem muối đến khi lên men đem lại vị chua rất thanh mát và vừa miệng.

2, Bánh truyền thống

Miền Bắc nổi bật với món bánh chưng. Bánh chưng được gói bằng là dong xanh, có hình vuông tượng trưng cho đất mẹ màu mỡ, sung túc. Bên trong bánh trưng có gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ – tất cả hòa nguyện tạo thành một hương vị thơm ngon, hấp dẫn.

Cùng giống bánh Chưng miền Bắc, bánh Tét miền Na cũng được làm từ lá dong, gạo nếp, thịt mỡ…Một điểm khác biệt với bánh Chưng là bánh Tét có hình trụ dài. Lúc cắt sẽ thành từng khoanh tròn, khác với miếng hình tam giác của bánh Chưng.

Chưng ơi thương lấy Tét này. Tuy rằng khác hình nhưng chung một nồi

3, Mâm ngũ quả

Trong mâm ngũ quả miền Bắc có 5 loại quả đặc trưng. Nài chuối vàng như bàn tay ngửa hứng lấy ánh nắng và bao bọc che chở cho các loại quả khác. Quả bưởu xanh căng tròn hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn. Trái Ớt đỏ mang đến sự may mắn và phú quý. Hồng đỏ rực tượng trưng cho sự thành đạt , thành công. Những quả quất nhỏ màu vàng cam được trang trí xung quanh như một điềm báo về sự ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.

Khác với miền Bắc, người Nam không dùng chuối trong mâm ngũ quả. Bởi vì theo tiếng miền Nam phát âm chuối là “chúi” sẽ mang lại xui xẻo cho năm mới khi làm ăn không lên được. Mâm quả miền Nam được tuân thủ theo nguyên tắc: Cầu – Sung – Vừa – Đủ – Xài. Mãng Cầu với ý nghĩa cầu mong, chúc phúc. Sung gắn với biểu tượng về sự sung man về sức khỏe hay tiền bạc. “Vừa” ám chỉ trái “Dừa” (theo cách phát âm niềm Nam), ý chỉ không thiếu thốn thứ gì. Đu đủ mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng. Xoài để cầu mong tiêu xài không thiếu thốn.

4, Cúng Ông Táo

Ở miền Bắc thường có phong tục cúng ông Táo bằng cá chép. Điều này với ý nghĩa cá chép đưa ông Táo về trời chầu Ngọc Hoàng. Còn ở miền Nam người ta thường cúng bánh kẹo hoặc các thứ hoa quả chứ không cúng bằng cá chép. Bởi vì người ta quan niệm rằng cá chép là con vật linh thiêng và nên tránh đụng tới.

5, Hoa ngày Tết

Nếu như miền Bắc dịu dàng với sắc hồng của hoa Đào thì miền Nam rực rỡ với sắc vàng của hoa mai. Cả hai loài hoa đều mang ý nghĩa báo hiệu mùa xuân về nhưng mỗi loại có một vẻ đẹp khác nhau. Hoa đào đỏ thắm với mong muốn một năm mới may mắn an lành. Hoa mai vàng tượng trưng cho tiền tài, phú quý, một năm mới làm ăn phát đạt.

Dân Bắc chơi Tết cây Đào – Dân Nam chơi Tết cây Mai

 

6, Bữa cơm tất niên

Với thời tiết se lanh, người miền Bắc ưa chuộng món thịt đông. Thịt đông là thịt kho sau đấy để ngoài thời tiết lạnh sẽ tự động đông lại. Điều quan trọng của món này là phải để đông tự nhiên mới ngon, lúc ăn mới giữ được nguyên vị béo và mùi thơm của thịt. Với món nước thường gặp nhất là canh bóng lợn và nấm. Các món khác cũng hay gặp là canh mọc với nấm, miến gà hoặc canh giò nấu măng. Còn món khô gồm có các loại giò chả là đặc trưng riêng biệt nhất của mâm cỗ miền Bắc.

Ở miền Nam không thể làm thịt đông nên có món thịt kho hột vịt để ăn cả tết. Thịt kho hột vịt là món phổ biến đối với người dân miền Nam. Món này thường được ăn kèm với củ kiệu. Ngoài ra, như cái tên của nó – món canh khổ qua (mướp đắng) nhồi thịt được người trong Nam ưa chuộng  với mong muốn những khó khăn đau khổ của năm cũ sẽ qua đi.

7, Thời khắc đầu năm mới

Sau khi đón giao thừa, tại miền Bắc thường sẽ ra đường đi hái lộc. Người ta chọn những mầm non, tươi xanh để mang về để trên bàn thờ với mong muốn mang về nhiều lợi lộc trong năm mới.

Tại miền Nam người ta thường rủ nhau đi đền chùa để cầu cho một năm mới bình an. Dù cho phong tục có khác nhau nhưng tất cả đều mang môt mục đích là cầu cho gia đình qua năm mới phát tài, phát lộc, bình an, may mắn sẽ đến.

Miền Bắc trà, bánh, mứt – miền Nam mời rượu

8, Tiếp khách ngày Tết

Xuân về việc đến nhà chúc tết nhau là nét đẹp trong văn hóa. Người miền Bắc khi khách tới nhà thường mang trà bánh, mứt, các loại kẹo ngọt để mời. Còn đối với người miền Nam sẽ là bia rượu để cùng chúc nhau năm mới.

Những nét khác biệt trong ngày Tết Nguyên Đán ở hai miền Nam – Bắc mang lại sự đa dạng và phong phú cho nền văn hóa Việt Nam. Mặc dù có những đặc điểm riêng nhưng với mọi vùng miền việc đón Tết là thiêng liêng. Tất cả đều có điểm chung là mong muốn một cái Tết đầm ấm, sum vầy và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

Thùy Dương

——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bình luận