Gặp khó khăn và trở ngại là điều tất yếu trên con đường trưởng thành. Kể cả những người có tham vọng cũng có lúc gặp những thất bại khiến họ nhụt chí. Quan trọng là bạn phải đủ tỉnh táo để nhận ra tại sao mình rơi vào khủng hoảng và tìm cách thoát khỏi chúng. 6 tips hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng khi rơi vào bế tắc. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tìm hiểu nguyên nhân của khủng hoảng

Điều đầu tiên khi lâm vào khó khăn không phải là than vãn. Bạn cần tìm hiểu tại sao bạn rơi vào tình huống bế tắc đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này và phổ biến nhất như:

  • Những điều bạn sắp phải làm không phải là điều bạn muốn làm. Trong bạn hình thành cảm giác muốn trì hoãn việc sắp phải làm. Bởi bạn sợ nó, sợ nó sẽ thất bại.
  • Bạn thấy mình không khỏe do thiếu dinh dưỡng, thiếu ngủ, tập thể dục không điều độ hoặc bạn mới ốm dậy.
  • Tâm lý thiếu tự tin, nghi ngờ năng lực của chính mình. Bạn không biết mình có đủ khả năng làm tốt việc đó không. Vì thế, bạn thậm chí còn không dám thử nó.
  • Bạn đã triển khai được một nửa dự án. Đây là thời điểm không còn sự phấn khích như lúc ban đầu nữa. Và cũng chưa đến giai đoạn kết thúc nên bạn rất dễ rơi vào trạng thái bế tắc và khó khăn.

Xem ngay: 4 tiêu chí tiêu chuẩn cho một môi trường học tập lý tưởng

2. Tạo ra những điều kiện kiến bạn KHÔNG THỂ KHÔNG LÀM việc đó

Sau khi xem xét lí do của sự khủng hoảng. Bạn cần hình thành một suy nghĩ là khủng hoảng đó là điều tất yếu, điều đương nhiên sẽ xảy ra. Việc này sẽ khiến bạn cảm thấy những khủng hoảng đó không phải gánh nặng. Bạn sẽ không còn cảm thấy quá áp lực hay lo lắng về khó khăn. Và một cách giúp bạn hình thành suy nghĩ đó là tự nhủ với chính mình. “Bạn không thể không làm”. “Nếu bạn không làm, mọi thứ khác sẽ không tốt hơn”. Và hãy tạo ra những điều kiện cho những thứ bạn không thể không làm đó.

Ví dụ, nếu bạn muốn dậy sớm để tập thể dục vào sáng hôm sau. Hãy sắp sẵn quần áo tập ở đầu giường từ tối hôm trước. Hãy để nó sẽ là thứ đầu tiên bạn nhìn thấy khi ngủ dậy. Bạn cũng có thể gọi cho một vài người bạn. Chắc chắn có bạn đồng hành sẽ khiến bạn có thêm động lực để làm tốt công việc của mình hơn.

3. Chăm sóc bản thân thật tốt!

Một cỗ máy sau một thời gian làm việc cũng cần nghỉ ngơi. Con người cũng vậy. Đôi lúc, cắm cúi làm việc liên tục không phải cách giúp công việc hiệu quả hơn. Bạn cần được nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng cũng như động lực để tiếp tục “nhiệt” với công việc.

Nếu đang ở văn phòng, bạn có thể để cho bản thân mình nghỉ ngơi đôi chút bằng cách rời khỏi bàn làm việc của mình. Bạn nên ra hành lang và hít thở không khí trong lành. Hãy suy nghĩ về những thói quen của bạn gần đây. Bạn có đang nghỉ ngơi đầy đủ và đúng cách ? Bạn có đang lựa chọn thực phẩm và đồ uống lành mạnh? Dành thời gian chăm sóc cơ thể sẽ khiến bạn lấy lại nguồn năng lượng đã mất.>>> Xem ngay: 5 điều giúp bạn học cách yêu thương bản thân mỗi ngày

4. Khi không đủ tự tin, hãy tự hỏi tại sao bạn lại nghi ngờ khả năng của chính mình

Như đã nói ở trước, có thể sự khủng hoảng bắt đầu từ việc bạn nghi ngờ chính mình. Bạn đấu tranh với những suy nghĩ tiêu cực? Gần đây, có những nhận xét tiêu cực làm phiền bạn? Bạn đã từng so sánh mình với người khác chưa? Khi bạn đang phải vật lộn với suy nghĩ tiêu cực, hãy tự thưởng cho mình một lời khen, hoặc làm điều gì đó thú vị để tạo niềm vui cho chính mình.

>>> Xem thêm: 18 bí quyết sống trọn vẹn năm 2018 cho bạn trẻ

5. Khi bạn đang ở giữa của cuộc hành trình , hãy kiên trì đến cùng

Khi bạn đặt ra một mục tiêu lớn, thì đó sẽ là nguồn động lực cho bạn bắt đầu. Và gần đến cuối chặng đường, sự phấn khích để nhìn thấy thành quả sẽ đẩy bạn tiến lên.

Giai đoạn giữa của cuộc hành trình là giai đoạn khó khăn hơn cả. Khi đó, bạn đã mệt mỏi. Bởi vì phải thực hiện một khối lượng công việc đồ sộ mà vẫn chưa tới đích. Hãy nhìn lại những gì đã hoàn thành, bạn sẽ thấy mình đã chăm chỉ như thế nào. Và chỉ cần một chút bứt phá nữa thôi là có thể đón nhận thành quả. Hãy luôn nhớ “tại sao” bạn lại đặt ra mục tiêu này. Nó sẽ là kim chỉ nam giúp bạn tiếp tục cuộc hành trình.

6. Luôn ghi nhớ giai đoạn khủng hoảng của bạn sẽ không kéo dài mãi mãi, và hãy hành động ngay lập tức để loại bỏ nó

Cố gắng tiến về phía trước dù đó là bước đi nhỏ bé. Sự kiên trì có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong thành công của bạn. Hãy nhớ rằng thành công không bằng phẳng. Đó là con đường quanh co, nhiều ngã rẽ và nhiều “hố đen”. Khi bạn cảm thấy không còn động lực, đừng buông xuôi hãy cố gắng tiến về phía trước dù chỉ một chút thôi. Điều này sẽ tạo sức đà giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi, chiến thắng được bản thân. Mỗi bước bạn đi trong thời điểm khó khăn sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và tiếp thêm cho bạn động lực bước ra khỏi khủng hoảng.

Bất cứ mục tiêu nào bạn đặt trong cuộc sống đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận đối mặt với chướng ngại. Những chướng ngại bạn trải qua sẽ khiến bạn cảm thấy không có động lực và đẩy bạn chìm sâu vào những khủng hoảng. Tuy nhiên, bước qua được những trở ngại và có những hành động cụ thể vượt ra khỏi khủng hoảng sẽ giúp bạn có được thành công lâu bền.

>> Xem thêm: 5 cách tuyển dụng nhân viên part time hiệu quả nhất!

3 website tuyển dụng – tìm việc làm nhân viên phục vụ HIỆU QUẢ NHẤT!

——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

Bình luận