Công nhân – ngành nghề đã quá quen thuộc với chúng ta. Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên nhu cầu tuyển công nhân lại nhiều hơn cả. Với những ai mong muốn gắn bó với nghề nghiệp này thì nên tìm hiểu kỹ trước khi bắt đầu làm việc. Dưới đây là những thông tin cần thiết bạn cần biết về nghề công nhân!
1. Công nhân là ai?
Công nhân là một nghề lao động phổ thông. Đặc điểm rõ nhất của nghề này đó là làm việc bằng chân tay. Nói “thẳng” ra thì công nhân là những người kiếm sống bằng thể xác – chính sức lao động của mình. Công nhân có nhiệm vụ hoàn thành đúng hợp đồng lao động được đề ra ngay từ đầu để nhận tiền công (tiền lương)
++ Có thể bạn quan tâm: Tìm việc làm may, đừng bỏ lỡ những công ty sau!
2. Công nhân làm việc ở đâu?
Tuyển công nhân – cụm từ có thể dễ dàng bắt gặp ở đâu. Lí do tại sao ư? Do nhu cầu tuyển dụng ngày càng nhiều. Hiện nay nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên các nhà máy và khu công nghiệp “đua nhau” mọc lên. Với sự phát triển đó thì nhu cầu tuyển công nhân chắc chắn sẽ lớn đúng không nào?
Vậy công nhân làm việc ở đâu? Câu hỏi được nhiều người đặt ra. Câu trả lời chính là trong các nhà máy, các khu công nghiệp. Hiện nay, công nhân có thể làm trong mọi ngành nghề và lĩnh vực. Đơn vị chủ yếu tuyển nhiều công nhân đó là các nhà máy dệt, may mặc, thủy điện, chế tạo ô tô, đóng gói thực phẩm…
++ HOT: Trung tâm giới thiệu việc làm uy tín nhất!
3. Học nghề công nhân ở đâu?
Đối với công nhân tại nhà máy sản xuất các mặt hàng không yêu cầu kỹ thuật cao như thực phẩm, dệt may.. thì sẽ được đào tạo ngay tại các nhà máy. Công nhân sau khi được nhận sẽ vào vừa học vừa làm để nâng cao tay nghề. Tuy nhiên, với một số nơi thì công nhân may phải biết nghề trước khi vào làm
Còn đối với công nhân tại nhà máy yêu cầu kỹ thuật cao thì phải được đào tạo qua các trường nghề, cao đẳng hay đại học. Ngoài ra, trong quá trình làm việc sẽ được trau dồi để có thêm kinh nghiệm và kiến thức.
Một số nơi học nghề uy tín:
– Dạy nghề Bách Khoa
– Dạy nghề Thanh Xuân
– Trung cấp nghề tổng hợp Hà Nội
– Trường trung cấp nghề Đồng hồ – Điện tử – Tin học Hà Nội
++ Xem thêm: Đừng bỏ lỡ TOP 5 website tuyển dụng hot nhất
4. Một số tác hại của nghề công nhân
Làm việc trong môi trường nhà máy, xí nghiệp sẽ khiến công nhân dễ mắc phải một số căn bệnh. Với những ai có ý định sẽ theo nghề công nhân thì nên chú ý để có biện pháp khắc phục và phòng tránh
– Bệnh bụi phổi
Một số căn bệnh bụi phổi công nhân mắc phải là: bụi phổi silic, bụi phổi bông, bụi phổi amiăng.. Đây là những bệnh mà công nhân có khả năng mắc phải cao nhất hiện nay. Công nhân sản xuất thủy tinh – đồ gốm, dệt may… là những đối tượng dễ gặp phải bệnh bụi phổi nhất
>> Biện pháp phòng tránh
+ Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân: mặt nạ chống bụi, kính, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động chuyên dụng
+ Thực hiện vệ sinh cá nhân: tắm rửa, thay quần áo khi hết ca
+ Không hút thuốc lá
+ Chăm tập thể dục, rèn luyện cơ thể
+ Khám sức khỏe định kì.
– Bệnh điếc
Đây là bệnh có tỷ lệ mắc phải cao thứ 2 hiện nay. Nguyên nhân là do phải tiếp xúc với môi trường tiếng ồn vượt quá chuẩn phép trong thời gian dài. Vì vậy, làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn của máy móc sẽ dễ mắc phải. Công nhân làm trong ngành khai thác mỏ dễ mắc phải căn bệnh này nhất
++ Xem thêm:
>> Biện pháp phòng tránh
+ Sử dụng nút tai chống ồn trong môi trường làm việc
+ Thường xuyên khám sức khỏe định kì để dễ phát hiện bệnh và thực hiện giải pháp điều trị.
– Những bệnh về da
Bệnh da thường gặp đó là : bệnh sạm da, bệnh nốt dầu, viêm da, viêm móng.. Công nhân làm việc trong ngành hóa dầu, luyện than, cơ khí, nhựa, chế biến thủy hải sản.. là đối tượng dễ mắc phải nhất
>> Biện pháp phòng tránh
+ Sử dụng quần áo bảo hộ chuyên dụng: mũ, găng tay, khẩu trang…
+ Rửa tay bằng xà phòng, thay quần áo trước khi rời nơi làm việc
+ Sử dụng kem làm ẩm da nếu phải tiếp xúc với hóa chất làm khô da
+ Khám sức khỏe định kỳ
– Hen phế quản
Những công nhân có nguy cơ mắc bệnh hen phế quản đó là sản xuất giấy, thuộc da, mỹ phẩm, công nghiệp điện, chế biến.. Triệu chứng bệnh là khó thở, thở khò khè, viêm mũi, lên cơn hen..
>> Biện pháp phòng tránh
+ Thực hiện đúng và đủ các dụng cụ bảo hộ lao động
+ Vệ sinh sạch sẽ sau khi tan ca
+ Luyện tập thể dục, rè luyện sức khỏe
+ Ăn uống đủ chất tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch
+ Luôn khám sức khỏe theo định kì
– Bị nhiễm xạ nghề nghiệp
Bệnh này dễ mắc phải khi công nhân phải làm việc trong môi trường có chứa các phóng xạ tự nhiên, nhân tạo hay tia X. Khi bị nhiễm phóng xạ liều cao, từ 1000mSv trở lên, người bệnh sẽ cảm thây mệt mỏi, buồn nôn. Đặc biệt, tiếp xúc lâu sẽ khiến thành phần trong máu bị thay đổi và giảm tuổi thọ. Ngoài ra, nhiễm xạ cũng dẫn đến những triệu chứng khó lường khác.
>> Biện pháp phòng tránh
+ Luôn chuẩn bị quần áo, thiết bị lao động chuyên dụng. Đeo liều kế bức xạ trong quá trình làm việc. Đặc biệt, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau giờ làm việc
+ Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C,K, PP.. cần được sử dụng nhiều
+ Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh.
Trên đây là những thông tin cần thiết về nghề công nhân mà bạn nên biết. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho những ai mong muốn theo đuổi công việc này!
Quỳnh Hoa
Bình luận