Nhân viên buồng phòng đối mặt với những rủi ro gì?

Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh cho phòng khách sạn, nhân viên buồng phòng phải đối mặt với rất nhiều áp lực về mặt thời gian. Những rủi ro về sức khỏe và tinh thần cũng luôn trực chờ đe dọa các nhân viên buồng phòng. Bài viết dưới đây sẽ cho độc giả cái nhìn thấu đáo hơn về những rủi ro mà những nhân viên buồng phòng phải đối mặt.

2116

Bất kỳ công việc nào cũng có những hạn chế và rủi ro nhất định. Những người làm nghề như thợ xây dựng, thợ cơ khí,.. sẽ đối mặt với những rủi ro về an toàn lao động. Giáo viên sẽ phải đối mặt với những rủi ro về sức khỏe, đặc biệt là thanh quản. Bác sĩ sẽ phải đối mặt với những áp lực về thời gian, thức khuya dậy sớm. Nhân viên buồng phòng cũng không phải ngoại lệ.

Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh cho phòng khách sạn, nhân viên buồng phòng phải đối mặt với rất nhiều áp lực về mặt thời gian. Những rủi ro về sức khỏe và tinh thần cũng luôn trực chờ đe dọa các nhân viên buồng phòng. Bài viết dưới đây sẽ cho độc giả cái nhìn thấu đáo hơn về những rủi ro mà những nhân viên buồng phòng phải đối mặt.

1. Rủi ro về sức khỏe

Buồng phòng là công việc tay chân được xếp loại “lao động nặng trung bình cho đến lao động nặng”. Mức năng lượng tiêu thụ của công việc này khoảng 4 Kcal/phút.

Nhân viên buồng phòng thường phải đối mặt với những rủi ro về phương diện sức khỏe. Điều này bắt nguồn từ những chấn thương do phải vận động mạnh và liên tục gây ra. Những chấn thương liên quan tới cổ, lưng; vai cánh tay có thể xảy ra do các động tác lao động.

Qua một nghiên cứu, cứ 3 giây, nhân viên buồng phòng lại phải thay đổi tư thế một lần. Ước tính nếu làm việc trung bình 1 phòng mất khoảng 25 phút thì nhân viên buồng phòng có thể phải thay đổi 8000 tư thế.

Không gian làm việc bị hạn chế. Nhân viên buồng phòng cũng phải thực hiện nhiều tư thế khá khó và bất tiện như: ngồi xổm, quỳ gối, căng người với tay,… Điều này dẫn tới một số người làm sai tư thế, mang vác quá sức . Bên cạnh đó, nhiều nhân viên phải leo trèo lau dọn trên cao dẫn tới những chấn thương không mong muốn.

Làm công việc dọn dẹp đồng nghĩa với việc tiếp xúc với rất nhiều hóa chất, tẩy rửa. Việc tiếp xúc thường xuyên, hít phải hóa chất, bụi bặm sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người làm. Chưa kể tới các trường hợp, khách hàng bị bệnh truyền nhiễm. Các nhân viên buồng phòng sẽ có khả năng cao bị lây nhiễm.

2. Rủi ro về tinh thần

Vẫn còn có rất nhiều lầm tưởng về công việc buồng phòng. Thậm chí, đinh kiến còn xuất hiện trong suy nghĩ của rất nhiều người mỗi khi nhắc về công việc này. “Buồng phòng là công việc thấp kém” có lẽ là xuất hiện nhiều nhất. Điều này vô hình chung gây áp lực cho những người làm công việc này.

Nhân viên buồng phòng luôn là người trực tiếp nghe những lời phàn nàn; thậm chí cáu gắt khắt khe từ khách. Oái oăm hơn, những nhân viên này còn phải chịu ánh mắt soi mói của người yêu hoặc vợ của khách hàng là nam nếu có thái độ ân cần trìu mến; hoặc đối mặt với những trò quấy rối, hành động khiếm nhã từ khách nam.

++Có thể bạn quan tâm: Những lầm tưởng về nhân viên buồng phòng

Trong trường hợp phòng của khách bị mất đồ, nhân viên buồng phòng sẽ bị nghi ngờ đầu tiên. Các vật dụng của khách sạn bị mất, nhân viên buồng phòng cũng sẽ bị tình nghi. Họ cũng sẽ phải bỏ tiền túi ra để bồi thường nếu không may làm vỡ cốc, mất khăn hoặc thậm chí không thu được tiền giặt là của khách.

Nhân viên buồng phòng phải đối mặt với nhiều rủi ro là vậy, tuy nhiên không phải ai cũng cảm thông và có cái nhìn khách quan đối với công việc này. Nghề nào cũng có những rủi ro và mặt hạn chế. Đừng đánh giá bất cứ điều gì chỉ vì vẻ bề ngoài.


>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bình luận