Trường học và nơi làm việc là hai môi trường hoàn toàn khác biệt. Có thể bạn có một kết quả học tập tốt, bằng cấp từ những trường nổi tiếng. Tuy nhiên, những điều đó chưa chắc đã tương đồng khi bạn làm việc thực tế. Vì vậy, đừng ảo tưởng vào một bộ CV với một thành tích khủng mà thiếu đi kỹ năng cần thiết. Hãy tránh những lỗi thiếu chuyên nghiệp dưới đây để không khiến cơ hội việc làm của bạn bị thu hẹp:

Khoe khoang thành tích không cần thiết

Làm tốt công việc được giao là nghĩa vụ của bất kì ai khi đi làm. Bạn cần nỗ lực hoàn thành tốt những việc được sếp giao. Tất nhiên, số tiền lương sẽ tương ứng với hiệu suất làm việc của bạn. Và người sếp nào cũng công bằng khi đánh giá nhân viên. Nếu bạn làm tốt thì sếp sẽ đánh giá tốt năng lực của bạn. Vì thế, đừng vì một chút hiếu thắng mà luôn khoe khoang là mình có tài… Đơn giản bởi, trong môi trường công việc, nếu không làm tốt, bạn sẽ bị đào thải vậy nên đây là việc đương nhiên bạn phải làm.

Hơn nữa, làm như vậy chỉ khiến bạn trở thành kẻ kiêu ngạo và hỡm hĩnh trong mắt đồng nghiệp. Tất nhiên, sếp sẽ không có cái nhìn thực sự thiện cảm với bạn. Vì thế, hãy thể hiện mình là một nhân viên vừa có năng lực, vừa khiêm tốn và ham học hỏi trong công việc.

>> Có thể bạn quan tâm: HOT: 4 Lợi ích không thể bỏ qua từ việc làm part time

Quá tập trung vào việc “tám chuyện”

Đừng nghĩ nhà tuyển dụng chỉ đánh giá bạn qua năng lực. Họ còn xem xét thái độ, phẩm chất của bạn với đồng nghiệp và công việc. Việc “tám chuyện” dường như là một “thú vui” thời sinh viên. Nhưng khi bắt đầu một công việc, sinh viên nên lưu ý đừng mất thời gian “tám chuyện”. Việc “buôn chuyện” với đồng nghiệp sẽ thể hiện bạn là người không nghiêm túc khi làm việc. Nhà tuyển dụng nhìn vào một cách thiếu thiện cảm, thậm chí bị đánh giá là nhiều chuyện. Vì thế, cơ hội việc làm của bạn cũng bị thu hẹp dần. Thay vì lãng phí thời gian cho việc này, hãy quan sát xung quanh học hỏi những điều chưa biết trong môi trường mới sẽ giúp ích cho bản thân hơn nhiều đấy!

Cách ứng xử thiếu chuyên nghiệp

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của bằng cấp. Tuy nhiên đó không phải là tất cả bạn có ở nơi làm việc. Thái độ và cách ứng xử là cách để bạn tự làm nổi bật mình nơi công sở. Hãy có một lối ứng xử văn minh, lịch sự và chuyên nghiệp với đồng nghiệp. Sẵn sàng giúp độ mọi người đi cần thiết. Thể hiện thái độ cầu thị và ham học hỏi trong mọi trường hợp.

Xin nghỉ “quá nhiều”

Đừng quá ảo tưởng vào một bộ CV đẹp mà quên mất rằng cái gì cũng cần thời gian thích nghi. Và bạn còn phải học nhiều nữa để khẳng định giá trị của bản thân.

Vừa tìm được cho mình một công việc, chưa kịp thể hiện khả năng thì bạn lại lên kế hoạch xin nghỉ liên miên. Nào là bạn có kế hoạch đi du lịch, nào là cần thời gian để giải quyết một số việc cá nhân… Tất cả những điều này đều không hay chút nào. Do đó, các tân cử nhân nên hạn chế việc xin nghỉ quá nhiều khi mới vừa bắt đầu công việc. Chỉ khi có lý do thật cần thiết, còn không thời gian này hãy tập trung toàn bộ tinh thần cho công việc mới đạt hiệu quả cao.

>> Xem thêm: Hãy cẩn thận những việc làm thêm cho sinh viên dưới đây!

Thùy Dương

——————————————————–——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

 

Bình luận