Mục đích của giao tiếp là hiểu thêm về đối phương và xây dựng một mối quan hệ. Để làm được điều đó, tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong giao tiếp là điều không thể thiếu. Nhưng nói làm sao để tạo sự tin tưởng. Những câu nói dưới đây sẽ giúp bạn được quý mến và có được sự tin tưởng của người khác trong giao tiếp.
Nói “Cảm ơn!” trong giao tiếp
Cảm ơn chính là câu nói giúp bạn có được lòng tin của người khác trong giao tiếp. Thật vậy, nguyên tắc đầu tiên trong giao tiếp là sự tôn trọng lẫn nhau. Và nói “Cảm ơn” là cách đơn giản nhất giúp bạn thể hiện sự trân trọng với những gì đối phương nói. Vì thế, chỉ một câu nói “Cảm ơn” bạn đã thực sự tạo thiện cảm với ai đó.
Đừng nghĩ cần phải có thứ gì to tát để người khác tin tưởng mình. Hãy nhớ rằng lòng tin được xây dựng bằng cả một quá trình. Và chỉ đơn giản bắt đầu bằng những cử chỉ thể hiện sự biết ơn. >>> Xem thêm: Trở thành “bậc thầy” giao tiếp, đừng bao giờ mắc 6 lỗi ngôn ngữ cơ thể sau!
“Tôi cũng quan tâm đến vấn đề này giống bạn đấy”
Ngoài cảm giác được tôn trọng, chúng ta đều có xu hướng thân thiết với ai cùng sở thích, cùng quan điểm sống. Bởi khi cùng một mối quan tâm, chúng ta sẽ có nhiều chuyện để nói với nhau. Vì vậy, khi người ấy đưa ra một vấn đề, đừng ngần ngại thể hiện rằng bạn cũng rất quan tâm tới điều đó nhé.
Tuy nhiên, đừng vì muốn lấy sự tin tưởng của người khác mà bạn đưa ra ý kiến trái lại với mối quan tâm của chính mình. Đừng vì lấy lòng người khác mà nếu ra những ý kiến “không chân thật”. Chỉ khi kể một câu chuyện chân thực, bạn mới có được lòng tin từ người khác.
“Tôi tin bạn làm được mà”
Khi bạn muốn người ta đối xử với mình như thế nào, hãy đối xử như vậy với họ trước tiên. Khi bạn muốn đối phương tin tưởng, hãy thể hiện rằng bạn hoàn toàn đặt niềm tin ở họ trước. Nhưng điều này không dễ dàng thể hiện qua một câu nói đâu. Nó yêu cầu bạn một sự thành tâm tuyệt đối. Vì chỉ khi thật sự có ý như vậy, bạn mới có thể trả lời rành mạch câu hỏi “Tại sao bạn lại có niềm tin như vậy ở tôi?” nếu bên kia hỏi ngược lại.
“Bạn nói tiếp về vấn đề này đi”
Câu này nói rằng bạn rất sẵn lòng lắng nghe thêm những câu chuyện hay ho từ họ. Đối phương sẽ nhận được dấu hiệu rằng bạn rất coi trọng những điều họ nói. Đó có thể là kinh nghiệm, chia sẻ từ chính con người họ. Đừng quên đặt thêm câu hỏi để thể hiện sự hứng thú và gây thiện cảm với đối phương. Ví dụ như Tại sao lúc ấy anh/ chị lại nghĩ ra được những điều hay ho như vậy? Mình chưa hiểu chỗ này lắm, bạn kể chi tiết hơn đi!
Có thể bạn quan tâm: Tips bán hàng online khiến khách “không thể chạy thoát”
“Chúng ta có điểm chung đấy”
Đối với trường hợp những nhóm người, tổ chức, hãy dùng mục đích chung để liên kết những cá thể riêng lẻ lại với nhau. Thay vì đưa ra những điều chỉ đúng với bạn, hay cho một nhóm người cụ thể. Hãy biến nó thành lợi ích chung của tất cả mọi người trong nhóm. “Tôi đưa ra điều này vì mục đích chung, bạn có lợi, và tôi có lợi, chúng ta đều có lợi” Đó sẽ là động lực lớn khiến mọi người đồng ý và tin tưởng với quyết định và sát cánh cùng bạn.
“Tôi hiểu được những gì bạn nói, những gì bạn đã trải qua”
Gợi sự đồng cảm là bí quyết tốt nhất để tạo nên sự tin tưởng giữa hai cá thể riêng biệt. Khi đưa ra những cử chỉ, hành động chứng minh rằng “tôi hiểu những gì bạn nói”. Bạn sẽ truyền đi sự thấu hiểu với tất cả những suy nghĩ của họ. Lúc đó, giữa hai người sẽ có sự gắn bó về mặt cảm xúc. Theo thời gian, sự liên kết này sẽ mở rộng thành sự tin tưởng họ. Hãy bắt đầu bằng những cử chỉ hàng ngày như lắng nghe, đồng cảm, biết ơn, để tạo được sợi dây liên kết với bất kì ai. Đó là bước đệm quan trọng của niềm tin đấy.
+++ Xem thêm: Sinh viên đi làm thêm và những cạm bẫy kinh hoàng
Thùy Dương
——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới
Bình luận