Chuyện sinh viên bị lừa đảo khi đi làm thêm đã không còn mấy xa lạ. Tuy nhiên, hiện nay, khi sinh viên đã bắt đầu cảnh giác với các trò lừa đảo quen thuộc như bán hàng đa cấp. Thì các tổ chức, công ty ma đã chuyển sang những hình thức “cao cấp” hơn như: bán vé xem phim, nhặt bóng tennis hay tuyển nhân viên đánh mã captcha,… Cùng Viecngay.vn “điểm danh” 4 chiêu lừa đảo việc làm sinh viên phổ biến nhất hiện nay nhé!
1. Bán hàng đa cấp – chiêu lừa đảo “truyền thống”
Thiên Ngọc Minh Uy, Lô Hội,… là những cái tên quen thuộc trong “làng” đa cấp. Kinh doanh đa cấp không phải là xấu. Tuy nhiên, lợi dụng hình thức này để lừa đảo, kiếm lời thì lại vô cùng xấu xa. Sinh viên nên cảnh giác và tránh xa các công ty này.
Những chiêu dụ dỗ thông dụng là đưa ra lời mời gọi cho sinh viên tham gia các lớp học kỹ năng mềm, hay chiêu trò “đi làm nhàn hạ kiếm thu nhập lên tới hàng triệu đồng”. Thực chất, đây chính là mánh “thôi miên” của các doanh nghiệp bất chính khi muốn dụ bạn “đi làm thêm”.
Bạn sẽ phải bỏ tiền túi ra để mua những sản phẩm bán hàng như bình nước đa năng, đồng hồ đeo tay, quần áo “tiên dược” chữa được mọi bênh trên đời,… Công việc của bạn là phải đi giới thiệu người khác mua những sản phẩm đó. Ngoài ra, còn phải dụ dỗ họ trở thành nhân viên như bạn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn không được trả lương hàng tháng. Bạn sẽ phải cố gắng nỗ lực đến khi được “thăng cấp”. Khi đó, bạn mới được hưởng hoa hồng 20% sản phẩm những người bạn dụ dỗ vào bán được. Trên thực tế, giá cả những mặt hàng này rẻ hơn rất nhiều so với số tiền bạn bỏ ra để mua nó.
Thậm chí, khi bạn nhận ra mình sai lầm và muốn thoát ra, bạn sẽ bị dọa nạt hoặc bắt trả tiền bồi thường.
2. Gõ mã captcha – loại hình lừa đảo việc làm sinh viên mới
Khi đến phỏng vấn, nhân viên sẽ nói: “Công việc chính là nhập mã, mỗi mã dài khoảng 5 – 10 kỹ tự, 95% là dễ nhìn còn lại 5% chỉ mang tính thử thách, phân biệt nhân viên khác giỏi. Công ty trả 15.000 đồng/1000 mã. Nghe có vẻ nhiều nhưng nếu em giỏi máy tính chỉ cần mất 30 phút là gõ được 1000 mã. Nếu em làm tích cực thì một ngày có thể kiếm được 100.000đ/ngày, thậm chí là hơn”.
>> Có thể bạn quan tâm: 4 kênh tìm việc làm thêm uy tín cho sinh viên 2018
Nghe thì vô cùng đơn giản, “kiếm tiền quá dễ”. Nhưng thực tế thì luôn phũ phàng hơn thế. Bởi mỗi đoạn mã chỉ xuất hiện đúng 15s, và nếu như nó trượt qua, bạn sẽ mất cơ hội. Bạn Xuân Dương (Hà Nội) tâm sự: “Nghe thì tưởng rất dễ. Nhưng việc làm sinh viên này không đơn giản như đánh văn bản. Đánh 1.000 từ được 10.000 đồng. Nhưng một ngày mình cố gắng lắm cũng chỉ có thể đánh được 180 từ”.
Nhưng nếu chỉ đơn giản không làm được có quyền bỏ thì đã chẳng có gì đáng nói. Trước khi nhận việc làm sinh viên phải nộp 200.000đ phí phần mềm và in thẻ làm việc. Nếu gõ sai nhiều tài khoản bị khóa, thì phải đóng thêm 200.000đ để xin lại. Hầu hết mọi người không làm quá được 1 tuần. Những khoản tiền trên đương nhiên không được trả lại và rơi vào túi của công ty lừa đảo.
3. Nhặt bóng tennis
Một sinh viên tại ĐH Sư Phạm Hà Nội 1 chia sẻ. “Mình từng bị lừa đi nhặt bóng tennis ở Phạm Văn Đồng. Lương thỏa thuận là 300k/2h nhưng muốn nhận việc phải nộp 400k lệ phí tiền môi giới.”
Không chỉ thế, bạn còn được dẫn đến một nơi khác, tiếp tục nộp thêm 250.000đ tiền học việc. Và tất nhiên, có học có thi, qua kiểm tra bạn mới được đi làm. Nộp tiền xong, họ sẽ bảo bạn về nhà học 5 ngày coi như là thử việc và bạn sẽ được 1.500.000 đồng. Khi quay lại, họ cãi bay là chưa nộp tiền và không biết bạn là ai.
4. “Việc nhẹ lương cao” liệu có thật?
Hiện nay, có vô số thông tin việc làm sinh viên “việc nhẹ lương cao”. Điển hình cho loại lừa đảo này là công việc phát tờ rơi. Đa số các trung tâm đăng tuyển, môi giới công việc này đều không có trụ sở hay thông tin tuyển dụng rõ ràng. Người xin việc cũng không cần giấy tờ hay bằng cấp.
Với mức lương hấp dẫn và yêu cầu đơn giản, rất nhiều sinh viên bị thu hút bởi công việc phát tờ rơi gán mác “việc nhẹ lương cao”. Nhưng trái với yêu cầu “Việc nhẹ lương cao cho sinh viên, chỉ việc phát tờ rơi tại các điểm đèn xanh đèn đỏ. 1 ngày có thể kiếm đến 500.000 đồng. Không cần bằng cấp, giấy tờ tùy thân.” Thì thực tế là sinh viên sẽ được phát 200 tờ rơi nhưng chỉ được phát trong 2 tiếng. Quá thời gian mà không phát hết sẽ bị trừ tiền. Nếu hoàn thành thì lại quay về trung tâm lấy thêm 200 từ và tiếp tục phát. Trung tâm sẽ cử người theo dõi công việc của bạn nên không thể làm qua loa. Như vậy, liệu đồng lương 500.000đ liệu có đáng?
Hãy thật tỉnh táo để không mắc bẫy những chiêu trò, lời dụ dỗ lừa đảo ngon ngọt từ những kẻ lừa đảo nhé!
————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!
Bình luận