Các chiêu trò lừa đảo việc làm sinh viên đã không còn là chuyện xa lạ. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của sinh viên, các công ty “ma” giăng bẫy với rất nhiều loại hình và cách thức lừa đảo chuyên nghiệp.

bán hàng online tại nhà

Hiện nay, khi các mánh khóe này được phanh phui và các bạn sinh viên trở nên cảnh giác. Các công ty “ma” dần biến tấu các chiêu trò đó sang nhiều hình thức mới và “cao cấp” hơn khiến không ít sinh viên thiếu thông tin trở thành nạn nhân lừa đảo. Vì thế, để tự bảo vệ mình và túi tiền của bản thân, bạn cần biết và cảnh giác trước những chiêu trò lừa đảo việc làm sinh viên mới nhất. Cùng Viecngay.vn điểm mặt các “cạm bẫy” bạn gặp khi đi làm nhé!

1, Bán hàng đa cấp – Không còn mới nhưng rất phổ biến

Kinh doanh đa cấp không phải là xấu. Tuy nhiên, lợi dụng hình thức này để lừa đảo, kiếm lời thì lại vô cùng xấu xa. Sinh viên nên cảnh giác và tránh xa các công ty này.

Những chiêu dụ dỗ thông dụng là đưa ra lời mời gọi cho sinh viên tham gia các lớp học kỹ năng mềm. Hoặc là chiêu trò “đi làm nhàn hạ kiếm thu nhập lên tới hàng triệu đồng”. Thực chất, đây chính là mánh khóe của các doanh nghiệp bất chính khi muốn dụ bạn “đi làm thêm”.

++ Xem thêm: Tips bán hàng online khiến khách “không thể chạy thoát”

nhân viên bán hàng online tại nhà

Dấu hiệu nhận biết:

Bạn sẽ phải bỏ tiền túi ra để mua những sản phẩm bán hàng như mỹ phẩm, đồng hồ đeo tay… Công việc của bạn là phải phải bán được sản phẩm càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, chỉ bán sản phẩm thì không có gì bất thường? Điều đáng nói là chất lượng các sản phẩm này thường không tốt. Các công ty này đã “mượn tay” bạn để kiếm lời từ các sản phẩm kém chất lượng. Để rồi biến bạn thành một “kẻ lừa đảo” mà bạn thì không hề biết điều đó.

Thêm vào đó, bạn còn phải dụ dỗ tìm kiếm các thành viên gia nhập “đường dây”.Họ sẽ vẽ ra viễn cảnh con đường công danh khởi sắc. Bạn sẽ phải cố gắng nỗ lực đến khi được “thăng cấp”. Khi đó, bạn sẽ hưởng phần trăm sản phẩm những người bạn dụ dỗ vào bán được.  Thậm chí, khi bạn nhận ra mình sai lầm và muốn thoát ra bạn sẽ bị dọa nạt hoặc bắt trả tiền bồi thường.

2, “Việc nhẹ lương cao” – Miếng bánh ngon liệu có dễ?

Hiện nay, có vô số thông tin việc làm sinh viên “việc nhẹ lương cao”. Đặc điểm của các loại việc làm này không có trụ sở hay thông tin tuyển dụng rõ ràng. Người xin việc cũng không cần giấy tờ hay bằng cấp.

Lợi dụng tâm lý muốn kiếm thêm thu nhập, các công việc gắn mắc “việc nhẹ lương cao” này đã lừa đảo rất nhiều sinh viên. Điển hình có thể kể đến như công việc phát tờ rơi kiếm đến 500.000 đồng – 800.000 đồng/ 1 ngày. Thực tế, sinh viên phải phát 200 tờ  trong 2 tiếng. Quá thời gian mà không phát hết sẽ bị trừ tiền. Địa điểm phát tại các ngã tư, cây đèn đỏ. Bạn rất có thể đứng dưới trời nắng hoặc dầm mưa để hoàn thành chỉ tiêu. Vậy nó có đúng tiêu chí “việc nhẹ lương cao”?

việc làm thời vụ cho sinh viên

++ Tại sao bạn bán hàng online không hiệu quả?

Dấu hiệu nhận biết:

Những mẩu tin tuyển dụng lừa đảo này thường có nội dung chung chung là tuyển một vị trí. Đi kèm là một mức lương không thể hấp dẫn hơn với sinh viên. Thông tin liên hệ chỉ có số điện thoại người tuyển dụng. Không hề có tên và địa chỉ công ty, không có thời hạn tuyển dụng và cũng không có yêu cầu rõ ràng về bằng cấp, kinh nghiệm… Tốt nhất là đừng tin vào bất kì tin tuyển dụng nào tại các cột điện hay trạm xe bus. Và đừng bao giờ nghĩ rằng trên đời này có “việc nhẹ lương cao”.

3, Đóng tiền cọc, nhập mã, gấp bì – loại hình lừa đảo việc làm sinh viên mới

Một chiêu trò lừa đảo việc làm sinh viên là đóng tiền cọc. Hình thức này sẽ yêu cầu bạn đóng một khoản tiền cọc trước khi chính thức bắt đầu công việc. Họ sẽ quy định về doanh số và yêu cầu bạn phải đạt được. Nếu không đạt được bạn sẽ không nhận được tiền lương. Tất nhiên, các công việc đó không dễ để bạn hoàn thành.

Một loại hình là gấp phong bì. Bạn mang về một lượng nguyên liệu nhất định và đặt cọc một số tiền từ 200.000 – 400.000 đồng cùng thẻ sinh viên. Tuy nhiên, sau khi bạn làm xong, công ty quy rằng bạn đạt được chất lượng công việc. Bạn bắt buộc phải đền tiền nguyên liệu 400.000 – 600.000 đồng. Nếu không đền, bạn không thể nhận lại thẻ sinh viên. Chiêu trò này đã lừa rất nhiều sinh viên mà không biết kêu ai.

Portrait of tired young business woman with laptop at the office ; Shutterstock ID 148515530; PO: today.com

 

++ Tìm hiểu thêm: Bán hàng online “ĐẮT NHƯ TÔM TƯƠI” với 4 bí kíp sau!!

Dấu hiệu nhận biết:

Bên tuyển dụng sẽ đòi hỏi bạn phải “nộp tiền đặt cọc” hay bất cứ khoản phí nào khác trước khi nhận vào làm việc. Họ thường nói rất hay như rót mật vào tai khiến sinh viên cảm thấy tin tưởng mà rút ví. Nhưng thông thường, những khoản tiền này sẽ một đi không trở lại. Bạn vừa mất tiền mà cũng chẳng có việc làm như lời hứa hẹn.

Làm sao để ứng phó với các chiêu trò lừa đảo đó?

Cách tốt nhất để ứng phó là hạn chế tiếp xúc với các chiêu trò lừa đảo đó. Tìm đến một nguồn tìm việc làm thêm đáng tin cậy là một gợi ý cho bạn. Các kênh đáng tin cậy là kênh có nguồn truy cập lớn và các tin đều được kiểm duyệt chặt chẽ.

Nếu bạn tìm việc trên mạng thì nên tránh các tin tuyển dụng quá chung chung, thiếu thông tin cơ sở, đơn vị tuyển dụng. Bạn tốt nhất nên tìm trên mạng về công việc và công ty mà bạn đang cân nhắc. Nếu quá ít thông tin hay thông tin mập mờ thì rất có thể đó là cơ sở lừa đảo.

Trong trường hợp nếu bạn chẳng may sa vào các “địa điểm lừa đảo”thì bạn cần phải bình tĩnh để xử lý. Tuyệt đối không được đưa tiền cọc hay giấy tờ cá nhân khi bên tuyển dụng yêu cầu. Không kí kết bất kì một bản hợp đồng mập mờ vì rất có thể đó là những giằng buộc pháp luật khiến bạn không thể phản kháng.

++ NEW: Cập nhật cách bán hàng online HIỆU QUẢ 2018

Khi công ty cố gắng thuyết phục bạn trả các khoản phí, đặt cọc. Hãy tỉnh táo để thoát khỏi tình huống đó bằng cách trả lời rằng bạn không mang tiền hay cần suy nghĩ thêm. Sau đó, hãy thật nhanh chóng rời khỏi địa điểm đó.

Trên đây là các hình thức lừa đảo việc làm sinh viên mới nhất 2018. Mong rằng thông tin này hữu ích và giúp ích bạn trên con đường tìm kiếm việc làm.

Bình luận