Nhân viên bán hàng siêu thị thì làm gì? Có những nhiệm vụ, quyền hạn gì? Hay đơn giản hơn, muốn ứng tuyển thì cần phải có những tiêu chuẩn gì? Đọc bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé! 

1. Trách nhiệm/ Nhiệm vụ

– Về sản phẩm 

+ Đảm bảo sản phẩm tại bộ phận phải đầy đủ mã, chủng loại…

+ Bảo quản hàng hóa. Nếu phát hiện trường hợp cố ý phá hoại hàng hóa cần báo ngay

bán hàng siêu thị

+ Thuộc các mã hàng sản phẩm bán chạy + đang bán ( tùy theo yêu cầu từng nơi)

+ Nắm tốt về sản phẩm: nguồn gốc, tính năng, bao bì, màu sắc, chất liệu…

>> Tìm hiểu thêm: 4 lưu ý với công việc bán hàng siêu thị

– Về nhập, xuất hàng hóa 

+ Kiểm hàng: Đếm số lượng hàng theo mã để tổng kết cho ra số tổng tồn. Phải đảm bảo độ chính xác và trung thực trong lúc kiểm hàng

+ Nhập hàng: Tùy vào số lượng hàng tồn và tốc độ tiêu thụ, nhân viên sẽ lên bảng kê đặt hàng rồi chuyên cho giám sát bán hàng để báo hàng về công ty. Lưu ý phải chủ động trong việc đặt hàng. Ít nhất là 1 lần/tuần

bán hàng siêu thị
Kiểm kê hàng hóa để lên danh sách nhập hàng là công việc hàng ngày của một nhân viên bán hàng siêu thị

+ Xuất bán: Thường xuyên có mặt tại khu vực bày bán để giúp khách lựa chọn sản phẩm. Theo dõi tốc độ tiêu thụ để báo cáo

+ Xuất trả: Căn cứ vào mức tiêu thụ, ý kiến khách hàng và thời gian tồn hàng để lên bảng kê xuất trả. Những sản phẩm không phù hợp sẽ được trả lại như: bị lỗi, hỏng, bán chậm, dơ… Sau khi đã có bảng xuất kê thì làm việc vớ giám sát siêu thị để làm bảng kê xuất trả báo cáo cho công ty.

– Các công việc chính hàng ngày 

+ Trưng bày hàng hóa: trưng bày đẹp mắt, hợp lý theo khuôn mẫu có sẵn

+ Vệ sinh: đảm bảo vệ sinh khu vực, sản phẩm, kệ, quầy… hàng ngày

+ Kiểm kê hàng hóa: nộp hóa đơn bán hàng, kiểm kê số lượng hàng đã bán. Cân đối ngân sách và nộp tiền ( nếu làm trong siêu thị bán hàng kiêm cả thu ngân)

+ Tư vấn và bán hàng: tiếp cận khách hàng, giới thiệu, tư vấn hàng hóa cho khách hàng. Làm đúng các bước bán hàng theo tài liệu tập huấn.

bán hàng siêu thị

+ Họp bàn giao: bàn giao công việc cho quản lý, giám sát, cho người khác ( nếu làm theo ca)

+ Báo cáo công việc: nộp báo cáo về doanh thu, hàng hóa. Chủ yếu sẽ có báo cáo ngày, báo cáo tuần và báo cáo tháng.

+ Huấn luyện sản phẩm mới: nhận sản phẩm và tư liệu về chúng. Học thuộc hướng dẫn và những đặc điểm chính của hàng hóa ( khi nào có hàng hóa mới)

>> HOT: Phong cách bán hàng siêu thị nào khiến người mua ghét?

2. Quyền hạn

+ Được đề xuất các phương pháp sắp xếp, trưng bày hàng hóa

+ Đề xuất các loại hàng hóa mới hoặc cần nhập thêm, có khả năng bán

3. Tiêu chuẩn của nhân viên bán hàng siêu thị 

Tiêu chuẩn của nhân viên bán hàng siêu thị sẽ bao gồm: bằng cấp, đào tạo, kinh nghiệm, kỹ năng, tố chất sau đây:

bán hàng siêu thị
Nhân viên bán hàng siêu thị cũng có những tiêu chuẩn nhất định

+ Ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm bán hàng

+ Tốt nghiệp THPT trở lên

+ Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt

+ Có sức khỏe tốt

+ Ngoại hình dễ nhìn

+ Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt

+ Tính kỷ luật, trách nhiệm cao. Chịu được áp lực công việc

+ Hiểu biết về hệ thống/ quy trình bán hàng, trưng bày là điểm cộng

+ Năng động, tự tin, chịu khó, ham học hỏi

>> Có thể bạn quan tâm: Sinh viên nên tìm kiếm việc làm thêm ở đâu?

Quỳnh Hoa

————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bình luận