Ở thời điểm hiện tại, ứng tuyển một công việc làm thêm cũng cần có vòng phỏng vấn. Khác với các công việc chuyên nghiệp khác, phỏng vấn việc làm thêm sẽ không mang tính chất “làm khó” ứng viên. Mục đích phỏng vấn nhằm giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu thêm về bạn. Ngoài ra, còn là cơ hội để nhà tuyển dụng trình bày yêu cầu – thời gian của công việc, để hai bên đều hiểu rõ hơn về đối phương. Dưới đây là 8 câu hỏi phỏng vấn việc làm thêm thường gặp và các ứng phó. Cùng tìm hiểu nhé!

1, Hãy giới thiệu bản thân với chúng tôi?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết nhiều hơn về bạn. Bạn có thể trình bày tất cả những thông tin cá nhân như: tên, tuổi, trường lớp, chỗ ở, sở thích…Chú ý trả lời ngắn gọn, rành mạch, tránh nói dông dài vì đây chỉ là thông tin rất cơ bản thôi.

2, Tại sao bạn muốn làm công việc này?

Nghe có vẻ hơi “cân não” nhưng thật ra với câu hỏi này bạn hãy nói thành thật lý do đi làm thêm. Đó có thể là kiếm thêm thu nhập, trau dồi kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ…Ngoài ra, sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có thể thêm một vài câu “nịnh” nhà tuyển dụng. Bạn có thể khen ngợi và nêu ra những mặt tốt về công ty họ.

3, Bạn có đặc điểm gì phù hợp với công việc này?

Mỗi công việc đều có những yêu cầu riêng. Nhưng với sinh viên làm thêm, bạn không cần “đạt điểm tuyệt đối”. Bạn nên tìm hiểu vị trí công việc, đối chiếu với mình và chỉ ra những nét tính cách của bản thân phù hợp với công việc đó.

4, Bạn rảnh vào khoảng thời gian nào trong ngày và có thể làm việc bao nhiêu giờ mỗi tuần?

Câu hỏi nhằm giúp nhà tuyển dụng nắm rõ được thời gian rảnh của bạn. Bạn trả lời đúng thời gian bạn có thể làm việc và có thể đảm bảo bao nhiêu giờ một tuần. Thông thường, nhà tuyển dụng yêu cầu 24h-48h một tuần tùy thuộc hình thức bán thời gian (4 tiếng/ngày) hay toàn thời gian (8 tiếng/ngày).

5, Bạn biết gì về công việc của chúng tôi?

Câu hỏi này rất thường gặp. Có thể được hiểu nôm na là mô tả vị trí công việc mà bạn có thể sẽ đảm nhận. Vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm tại công ty thì càng tuyệt vời.

6, Bạn đã từng đi làm những công việc tương tự chưa?

Một câu hỏi về kinh nghiệm làm việc của bạn. Đây giống như một điểm cộng nếu bạn có kinh nghiệm. Còn nếu không kinh nghiệm thì bạn cũng không bị trừ điểm. Vì thế, đừng quá lo lắng mà trả lời thật lòng vì nó không phải một yêu cầu bắt buộc.

++ Xu hướng việc làm thêm 2018 của giớ trẻ – BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?!

việc làm lao động phổ thông

7, Khi nào bạn có thể bắt đầu làm việc và bạn cam kết làm việc trong bao lâu?

Bất kỳ một công ty nào cũng muốn tuyển một nhân viên nhiệt tình và tâm huyết. Nếu có thể hãy thể hiện sự sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào của bạn. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng muốn tìm một người có thể làm lâu dài, ít nhất 3 tháng trở lên.

8, Bạn mong muốn một mức lương thế nào?

Câu hỏi này sẽ tùy theo từng công việc. Nếu công việc đã được mô tả rõ về mức lương thì sẽ không có câu hỏi này. Nhưng với các công việc mức lương thỏa thuận thì bạn có thể trình bày mức lương bạn mong muốn theo hoàn cảnh.

Ngoài ra còn một số câu hỏi khác cũng có thể xuất hiện trong vòng phỏng vấn việc làm thêm như: Điểm yếu của bạn là gì? Điểm mạnh của bạn là gì? Những mối quan hệ học tập hay làm việc với những người xung quanh bạn tốt chứ? Bạn có tham gia hoạt động ngoại khóa không? Bạn có khả năng làm việc nhóm?…Tuy nhiên mức độ không nhiều. Những câu hỏi này sẽ xuất hiện ở việc làm thêm yêu cầu cao hơn như CTV viết bài hay CTV kinh doanh…

+++ Xem thêm: Sinh viên đi làm thêm và những cạm bẫy kinh hoàng

Thùy Dương

——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bình luận