Bạn đang là sinh viên? Đã bao giờ hình dung vào ngày bạn chính thức nhận tấm bằng tốt nghiệp đại học? Bạn sẽ ào hứng đi tìm công việc đầu tiên hay lạc lõng vì không biết bắt đầu từ đâu? Bất kì việc gì cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bạn cần có cho mình kiến thức, kỹ năng, tư duy… và nhiều hơn thế nữa. Vậy nên hãy chuẩn bị những hành trang ấy ngay từ bây giờ để sẵn sàng cho công việc mà chính mình đã lựa chọn theo đuổi.
1, Tấm bằng tốt nghiệp loại ưu
Hành trang không thể thiếu của mỗi sinh viên là tấm bằng tốt nghiệp. Nhiều người nói rằng tấm bằng đại học không quan trọng bằng năng lực. Tuy nhiên, tấm bằng tốt nghiệp phản chiếu lại quá trình học tập trong thời gian đại học. Một tấm bằng loại ưu cũng đồng nghĩa bạn luôn cố gắng, nỗ lực và phấn đấu trong rèn luyện. Thêm vào đó, nó cũng là công cụ xét duyệt của nhà tuyển dụng. Nếu bạn không có tấm bằng đại học thì cơ hội xin việc của bạn cũng giảm đi một nửa.
Vì vậy, hãy xác định mục tiêu học tập của mình ngay từ bây giờ. Bạn nên cố gắng hoàn thành chương trình với một tấm bằng loại ưu. Hãy bỏ qua những tự hào khi đỗ đại học ấy đi và bắt đầu những tháng ngày với một cấp học mới.
++ Có thể bạn quan tâm: 5 lỗi khiến đơn xin việc của bạn “đi vào quên lãng”
2, Chứng chỉ ngoại ngữ – tin học
Một hành trang vô cùng quan trọng nữa là chứng chỉ ngoại ngữ – tin học. Các chứng chỉ A,B, Toeic, Ielts… là những chứng chỉ tiếng Anh rất quan trọng. Ngoài ra đa số các trường cũng có quy định về chuẩn đầu ra Tiếng Anh nên việc học ngoại ngữ là điều bạn cần làm mỗi ngày.
Các chứng chỉ tin học cũng rất cần thiết. Khi chúng ta đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ thông tin vào các ngành nghề thì điều này lại có ý nghĩa hơn. Chính vì vậy sử dụng thành thạo ứng dụng tin học cũng là một lợi thế trong công việc sau này của bạn.
3, Trang bị kỹ năng mềm
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỹ năng mềm chiếm 75% sự thành công của một người. Phần trăm này với kỹ năng cứng chỉ là 25%. Khi mà tấm bằng chỉ thể hiện trên giấy thì kỹ năng mềm sẽ công cụ trực quan giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng. Các buổi phỏng vấn thường không chú trọng nhiều vào chuyên môn. Thay vào đó, nhà tuyển dụng đề cao sự tự tin, linh hoạt và khả năng ứng biến của bạn. Nếu bạn có kỹ năng mềm tốt, bạn sẽ có cách ứng xử và tư duy tốt. Thêm vào đó, người tốt về kỹ năng mềm sẽ có cơ hội thăng tiến cao hơn những người còn lại. Vì vậy, bạn nên dành thời gian trau dồi kỹ năng mềm khi còn là sinh viên.
Có rất nhiều lựa chọn giúp bạn rèn luyện kỹ năng mềm. Bạn có thể tham gia các khóa học kỹ năng sống và kỹ năng ứng xử. Bạn có thể tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ – nơi bạn trải nghiệm những điều mới. Từ đó, bạn sẽ trau dồi được những kỹ năng. Đơn giản hơn, làm bài tập thuyết trình trên lớp với tinh thần nhiệt huyết. Bạn sẽ rèn luyện được khả năng thuyết trình và nói trước đám đông. Tất cả đều giúp bạn tạo một hành trang vững chắc.
++ 4 lưu ý sử dụng Facebook có chiến lược để tìm việc online dễ dàng
++ Xu hướng việc làm thêm 2018 của giớ trẻ – BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?!
4, Tham gia các chương trình ngoại khóa
Như đã nói ở trên, chương trình ngoại khóa là một cách tuyệt vời giúp bạn rèn luyện kỹ năng mềm. Bạn được thử chạy một chương trình, bạn được trải nghiệm kêu gọi tài trợ hay bạn học cách lên nội dung một chương trình. Điều mà bạn nhận được từ hoạt động đó là một “rổ” kinh nghiệm và kỹ năng. Không những thế, các hoạt động phong trào sẽ giúp điểm rèn luyện ở trường của bạn tăng cao. Những giấy chứng nhận hay những tấm bằng khen về những đóng góp trong công tác Đoàn cũng là một cách khẳng định bản thân mình. Các nhà tuyển dụng đều muốn một con người năng động, biết giúp đỡ người khác, sống hòa nhã và không ngại gian khó. Đó là cách “ghi điểm” trong khi bạn đi xin việc.
5, Có kinh nghiệm làm việc
Có lẽ cụm từ “đi làm thêm” không còn lạ lẫm gì với sinh viên. Đi làm thêm là một việc mà bất cứ sinh viên nên làm khi còn ở đại học. Đó là một trải nghiệm mới mẻ, hứng thú và ý nghĩa. Có lẽ trong trải nghiệm đó, bạn gặp một số điều khó khăn. Bạn sẽ tập quen với môi trường làm việc khi còn là sinh viên. Từ đó, khi ra trường, bạn không còn bỡ ngỡ với văn hóa công ty. Đi làm thêm cũng giúp bạn trưởng thành hơn. Bạn sẽ biết quý trọng giá trị của đồng tiền. Ngoài ra, đi làm thêm giúp bạn quen thêm nhiều người và mở rộng mối quan hệ. Và biết đâu, những mối quan hệ đó sẽ giúp bạn trong quá trình xin việc tương lai?
Xem thêm: Làm thêm bán thời gian – lợi hay hại?
“Hái” ra tiền với 3 công việc online tại nhà sau đây!!
Thùy Dương
——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới
Bình luận