Trang chủ Blog Trang 10

Bí quyết sở hữu một salon tóc luôn tấp nập khách hàng

Với một đất nước chuộng ngoại hình như Việt Nam, nhu cầu làm đẹp của mọi người chưa bao giờ có xu hướng giảm đi. Mái tóc là một trong những điểm nhấn được rất nhiều người đầu tư để khiến khuôn mặt thêm hài hòa và ấn tượng.

Hiện nay, có rất nhiều salon tóc được mở ra tạo ra sự cạnh tranh vô cùng lớn. Để có lượt khách ghé thăm nhiều hơn, các salon cần phải có những nét độc đáo và thu hút khách hàng riêng. Sau đây là những bí quyết giúp bạn sở hữu một salon tóc đẹp, chất và tất nhiên luôn tấp nập khách hàng.

1. Không gian salon

Thông thường, một tiệm làm tóc sẽ được chia thành 4 không gian chính: khu vực tiếp tân, khu vực cắt tóc, nơi mát xa-gội đầu và khu vực lưu trữ.

Khu vực tiếp tân: Là khu vực nằm ở bên ngoài, gần cửa ra vào và dễ gây ấn tượng cho khách nhất. Các bạn nên chú ý thiết kế khu vực này bắt mắt, có tính thẩm mỹ cao và tạo được thiện cảm cho khách.

Khu vực cắt tóc và nơi mát xa-gội đầu: đây là 2 không gian chính của cả salon. Tại đây, do khách hàng ra vào nhiều nên bạn cần thiết kế thật sạch sẽ; sắp đặt các vật dụng gọn gàng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú trọng đến phong cách để làm nổi bật không gian, thương hiệu cũng như các điểm đặc trưng của cửa tiệm.

Khu vực lưu trữ: Đây là nơi thường để cất trữ đồ đạc hoặc mỹ phẩm của cửa tiệm. Khu vực thường được thiết kế đơn giản, có thể tận dụng được mọi ngóc ngách của cửa tiệm. Đồ đạc nên được bài trí ở những nơi dễ nhìn, dễ lấy và tránh tình trạng nơi ẩm thấp gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

2. Lựa chọn phong cách

Thông thường có hai phong cách chính các salon hướng tới: phong cách cổ điển và phong cách hiện đại.

Đối với phong cách hiện đại:

Tổng thể salon nên chọn các gam màu nhẹ nhàng; hoặc có thể phá cách, chơi màu với các tông sặc sỡ như hồng, cam, xanh neon,…

Những đồ nội thất như bàn, ghế, các đồ decor hay vách tường,…nên chọn thiết kế vuông vức, đơn giản, không cầu kỳ.

Điểm cộng của phong cách này là phù hợp với nhiều đối tượng; chi phí trang trí ít hơn nhiều so với phong cách cổ điển.

Đối với phong cách cổ điển:

Phong cách từ những thập kỷ, thế kỷ trước thường là nguồn cảm hứng cho các salon này. Tại đây, người thiết kế sẽ đề cao các họa tiết, đường nét cách điệu, màu sắc trầm ổn mang cá tính riêng của từng thời.

Chất liệu chính được sử dụng cho phong cách này thường là nỉ, da, gỗ. Tường, màu sơn, họa tiết, bàn ghế được thiết kế cầu kỳ, bắt mắt. Các gam màu tối sẽ được sử dụng để tạo được cảm giác cổ điển, nhưng sang trọng.

Phong cách này khá được ưa chuộng hiện nay vì không gian cổ điển lạ lẫm, nhưng cũng nhẹ nhàng, ấm áp. Tuy nhiên giá thành để thiết kế salon theo hướng này khá cao nên bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng.

3. Ánh sáng cho salon

Ánh sáng là tố vô cùng quan trọng cho mỗi công trình kiến trúc. Sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng, rèm cửa kết hợp với ánh sáng tự nhiên là yếu tố thiết yếu cho mỗi salon. Tùy khu vực và công dụng của nó mà bạn nên lựa chọn ánh sáng cho phù hợp:

Khu vực mát xa, gội đầu: Khu vực này khách hàng cần được thoải mái, thư giãn. Các salon nên bố trí ánh sáng dịu, ấm áp để khách hàng không bị chói mắt.

Khu vực cắt tóc, quầy tiếp tân: Các salon nên chọn ánh sáng trắng nhằm tăng những chi tiết hiện đại của không gian hoặc nếu theo phong cách cổ điển tông vàng luôn là lựa chọn sáng suốt nhất cho cửa tiệm.

Khu vực lưu trữ: có thể chọn bất kỳ ánh sáng nào nhưng nên dễ nhìn và chiếu sáng được cả không gian để việc tìm đồ được thuận tiện không tốn kém nhiều thời gian.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Thợ làm bánh có mức thu nhập bao nhiêu?

Thợ làm bánh là nghề đang được nhiều bạn chọn lựa để phát triển bởi nhu cầu tuyển dụng khá cao; đồng thời cơ hội thăng tiến nghề nghiệp rộng mở. Sau khi học nghề, thợ làm bánh có thể làm việc tại các khách sạn, nhà hàng cao cấp, du thuyền, hay những tổ chức phục vụ ăn uống. Bên cạnh đó, tự mở tiệm bánh hay bán bánh online cũng là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ.

Vậy bạn có biết thu nhập của một thợ làm bánh là bao nhiêu không? Và thu nhập đó có đủ để trang trải cho cuộc sống?

Thu nhập của thợ làm bánh phụ thuộc vào cấp bậc và vị trí mà người thợ đó đang sở hữu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả một số thông tin về mức thu nhập của thợ làm bánh.

Phụ Bếp Bánh

Vị trí khởi đầu của hầu hết thợ làm bánh sau khi học nghề là phụ bếp bánh. Ở vị trí này, nhà tuyển dụng thường không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm và kỹ năng tay nghề. Nhiệm vụ chính của phụ bếp là chuẩn bị nguyên vật liệu và phụ giúp các đầu bếp làm bánh nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Ngoài ra, phụ bếp bánh cũng sẽ là người chịu trách nhiệm khu vực bánh sau khi kết thúc công việc . Mức lương của vị trí nào dao động trong khoảng từ 4 – 5 triệu/ tháng; một con số khá ổn định cho bạn trẻ mới học nghề.

Đầu Bếp Bánh

Đầu bếp bánh phụ trách làm bánh để cho ra những mẻ bánh chất lượng để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Những đầu bếp bánh có kinh nghiệm và kỹ năng thành thạo sẽ có mức lương dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng tùy theo môi trường làm việc của mình.

Tổ Trưởng Bếp Bánh

7 – 9 triệu đồng là mức lương mà tổ trưởng bếp bánh với kinh nghiệm từ 1  – 3 năm có thể nhận được. Tuy nhiên con số này chỉ là lương cố định. Làm việc ở vị trí này bạn còn có thể được phụ cấp những khoản thưởng theo doanh số hoặc tiền tip của khách hàng.

Tổ trưởng bếp bánh có trách nhiệm quản lý các công việc từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu thành phẩm. Bên cạnh đó, bạn phải quản lý nhân công trong bếp. Đối với một vài món bánh có yêu cầu cao, tổ trưởng bếp bánh sẽ phải thực hiện.

Quản lý bếp bánh

Mức lương ở vị trí này khá cao. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải có ít nhất 3 – 5 năm kinh nghiệm và kỹ năng làm bánh vô cùng thành thạo. Con số thu nhập tại vị trí này có thể lên tới 10 – 15 triệu đồng mỗi tháng.

Quản lý bếp bánh sẽ chịu trách nhiệm quản lý tất cả các khâu của bếp bánh; từ cơ sở vật chất; trang thiết bị, đến đầu vào nguyên liệu; chất lượng bánh ra lò và quản lý nhân sự. Một vài thời điểm, quản lý bếp bánh sẽ trực tiếp chế biến bánh cùng với các đầu bếp mà mình quản lý.

Bếp trưởng bếp bánh

Mức lương cho các bếp trưởng bếp bánh nếu có cơ hội làm việc tại các Nhà hàng – Khách sạn 5 sao trở lên sẽ là 20 triệu mỗi tháng. Để xứng đáng với mức lương này, trách nhiệm của bếp trưởng bếp bánh khá lớn khi phải quản lý tất cả nhân sự cấp dưới như quản lý bếp bánh, tổ trưởng bếp bánh, đầu bếp bánh và phụ bếp bánh. Thêm vào đó, bếp trưởng bếp bánh còn phải đảm bảo mọi công việc, quy trình làm bánh trong bếp luôn được diễn ra suôn sẻ và chất lượng.

Chuyên gia bếp bánh

Khi tích lũy đủ kinh nghiệm làm việc và kỹ năng làm bánh để có thể đào tạo nhân lực hay tư vấn cho các doanh nghiệp; hoặc giảng dạy tại các cơ sở làm bánh thì bạn đang đạt tới trình độ của một chuyên gia bếp bánh.

Sẽ mất khoảng 8 – 10 năm cho một thợ làm bánh thông thường muốn đạt tới vị trí này. Thu nhập trung bình mỗi tháng của một chuyên gia bếp bánh sẽ dao động trong khoảng 30 – 40 triệu tùy theo môi trường làm việc.

Các thợ làm bánh tự kinh doanh tiệm bánh hay bán bánh online thì mức thu nhập phụ thuộc vào tay nghề và chất lượng bánh làm ra.

Trên đây là những thông tin cơ bản về mức thu nhập của thợ làm bánh ở tất cả các vị trí. Nhìn chung, mức lương trên khá hấp dẫn so với mặt bằng chung. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp những bạn trẻ có ý định theo nghề thêm tự tin và yên tâm để tiếp tục theo đuổi ước mơ.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Thợ làm bánh và tất cả những gì bạn cần biết

Thợ làm bánh là khái niệm quá quen thuộc với mọi người. Công việc nghe chừng có vẻ đơn giản và thú vị; tuy nhiên cũng có rất nhiều khó khăn, vất vả mà chỉ những người trong nghề mới hiểu hết. Bài viết dưới đây tổng hợp những thông tin cơ bản và khách quan nhất về nghề làm bánh giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn.

Thợ làm bánh là ai?

Thợ làm bánh, đúng như tên gọi, chỉ những người tạo ra những loại bánh thơm ngon chúng ta vẫn thưởng thức mỗi ngày.

Địa điểm làm việc của thợ làm bánh khá đa dạng. Tiệm bánh, nhà hàng hay các công ty chuyên sản xuất bánh kẹo; hoặc tự sở hữu một tiệm bánh riêng để tự do chế biến và sáng tạo đều là những nơi thợ làm bánh có thể làm việc mỗi ngày.

Công việc phần nào cũng đòi hỏi sự chăm chỉ, thức khuya dậy sớm nên đòi hỏi thợ làm bánh có sức khỏe tốt để bắt nhịp với công việc.

Đam mê với nghề là một yếu tố quan trọng để thợ làm bánh kiên trì theo nghề bên cạnh những yêu cầu về sự chính xác khối lượng hay tỉ lệ nguyên liệu…

Thợ làm bánh giỏi phải sở hữu những yếu tố gì?

Đầu tiên, người thợ sẽ phải học những kỹ thuật cơ bản của việc làm bánh gồm: cách sử dụng các loại công cụ dụng cụ; cách nhận biết các loại bột; kỹ thuật nhào và trộn bột; cách đặt nhiệt độ lò nướng; và đặc biệt là kỹ thuật trang trí bánh sao cho đẹp mắt.

Thợ làm bánh mới vào nghề nên học với những người có nhiều kinh nghiệm; hoặc xin vào các hiệu bánh để học việc.

Học làm bánh với những chuyên gia có kinh nghiệm và tay nghề cao sẽ giúp thợ mới có nhiều kiến thức bổ ích;  được thực hành thường xuyên để làm quen với nhịp làm việc khi đi làm.

Thêm vào đó, kinh nghiệm của người đi trước thực sự rất đáng quý. Người thợ mới vào nghề nên học hỏi từ những việc đơn giản như: sắp xếp đồ trong bếp; giữ sạch bếp; chọn dụng cụ; công cụ; khuôn bánh cho đến cách sắp xếp và tổ chức làm việc,…tất cả đều cần phải được học và trau dồi mỗi ngày.

Một yếu tố quyết định tới sự thành bại của thợ làm bánh là sự sáng tạo. Sự sáng tạo chính là điểm mấu chốt giúp người thợ tạo ra nét đặc trưng riêng cho loại bánh mình làm. Không chỉ dừng lại ở các công thức có sẵn, mỗi thợ làm bánh có thể sáng tạo ra nhiều món bánh mới tùy theo khả năng sáng tạo của mình.

Thợ làm bánh cũng phải hết thức cẩn thận. Với công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ như làm bánh; chỉ cần sơ suất một chút ở một công đoạn; mẻ bánh có thể bị mất ngon thậm chí là hỏng không sử dụng được.

Ngoài ra, một thợ làm bánh cũng cần nghiên cứu ra cách trang trí bánh mới để đem đến sự mới lạ và bất ngờ cho khách hàng. Thay vì tạo nên những chiếc bánh giống nhau, hãy sáng trang trí bánh theo nhiều hình thù; trang trí theo chủ đề từng dịp đặc biệt để kích thích khách hàng vào mua sản phẩm.

Thêm vào đó, thợ làm bánh giỏi cần nhạy cảm và tinh tế với khẩu vị của khách hàng. Vào từng mùa, khẩu vị của khách hàng sẽ thay đổi. Tất nhiên người thợ phải tinh tế nhận ra điều này.

Cụ thể, vào mùa hè, những chiếc bánh hoa quả tươi mát sẽ khiến khách hàng thích thú hơn; trong khi mùa đông các loại bánh như chocolate lại chiếm được cảm tình của họ nhiều hơn.

Việc bảo quản nguyên vật liệu cũng vô cùng quan trọng. Đa phần những nguyên liệu này đều khá dễ hỏng nếu không được bảo quản đúng cách.  Vì vậy thợ làm bánh cần biết tính toán sao cho phù hợp lý để dùng đủ nguyên liệu; không bị lãng phí.

Giữ cho gian bếp luôn sạch sẽ cũng là một kỹ năng cần có của thợ làm bánh. Khi nhìn vào sự bài trí các vật dụng trong gian bếp; hoặc vệ sinh của gian bếp, bạn có thể đoán được phong cách và tính cách của người thợ đó. Chắc hẳn sẽ không có ai muốn thưởng thức món bánh được làm ra từ một căn bếp cáu bẩn và bừa bộn đâu.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về nghề làm bánh dành cho những ai có ý định theo đuổi công việc đầy tính nghệ thuật và sáng tạo này. Đằng sau những chiếc bánh ngon miệng và đẹp mắt là những gian nan, nỗ lực không phải ai cũng thấu hiểu.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Từ A tới Z công việc của nhân viên OQC

Nhân viên OQC hay còn gọi là nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất sản phẩm của các nhà máy công nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tới công việc này. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc cái nhìn khách quan nhất về nhân viên OQC.
Nhân viên OQC là ai?

OQC là từ viết tắt của Output Quality Control có nghĩa kiểm soát chất lượng đầu ra. Trong các nhà máy sản xuất, nhân viên OQC chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng đầu ra của sản phẩm; đồng thời, xác nhận xem sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng trước khi xuất hàng cho khách hay chưa.

Nhân viên OQC làm gì?

Trong một doanh nghiệp sản xuất, nhân viên OQC đảm bảo 4 nhiệm vụ chính: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm; Kiểm soát chất lượng thành phẩm; Xử lý yêu cầu khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm; và một số công việc khác.

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm

Nhân viên OQC tham gia xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm theo quy trình ISO mà doanh nghiệp áp dụng.

Bên cạnh đó, nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra còn phối hợp với bộ phận; điều chỉnh các tiêu chuẩn hợp lý khi có sự thay đổi mới về quy trình đánh giá chất lượng thành phẩm.

Kiểm tra và giám sát chất lượng thành phẩm

Hàng ngày, nhân viên OQC trực tiếp kiểm tra chất lượng thành phẩm.

Đối với những sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp, nhân viên OQC tham xác nhận “PASS”.

Bên cạnh đó, nhân viên OQC cũng phải chịu trách nhiệm phân loại những thành phẩm lỗi, hay có sai sót về tiêu chuẩn kỹ thuật; đồng thời, yêu cầu tổ trưởng sản xuất theo dõi sự việc để xử lý, sửa chữa.

Nhân viên OQC cũng được quyền đình chỉ xuất hàng khi phát hiện sai sót hàng loạt và nhanh chóng báo cáo cấp trên để xử lý.

Xử lý yêu cầu, khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm

Nhân viên OQC trực tiếp làm việc với khách hàng; xem xét; đánh giá lại hàng hóa khi có những yêu cầu, khiếu nại về chất lượng sản phẩm.

Đồng thời, nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra phối hợp với các bên liên quan tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Bộ phận OQC cũng phải kịp thời đề xuất phương án xử lý khiếu nại, yêu cầu của khách nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.

Một số công việc khác

Nhân viên OQC còn phải thực hiện một số công việc khác:

  • Phối hợp làm việc với các nhân viên khác trong bộ phận; đảm bảo quy trình sản xuất được kiểm soát tốt về chất lượng, tiến độ sản xuất.
  • Chủ động đưa ra những đề xuất nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên OQC
  • Tích cực tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ OQC do doanh nghiệp; các hiệp hội tổ chức.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban, họp khẩn của bộ phận
  • Tham gia vào quy trình lên ý tưởng, phát triển sản phẩm mới, sản xuất hàng mẫu.
  • Làm các báo cáo công việc định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của doanh nghiệp.
  • Quản lý cẩn thận hàng mẫu, hồ sơ, tài liệu được giao phụ trách.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được quản lý cấp trên yêu cầu.

Hy vọng qua bài viết trên, Viecngay.vn có thể cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản khách quan và đầy đủ nhất về công việc của một OQC thực thụ.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Tham khảo mẫu CV có sẵn chuyên nghiệp của TopCV để gây ấn tượng tốt với NTD:
https://www.topcv.vn/mau-cv

Nhân viên KCS: Bạn biết gì về họ?

Nhân viên KCS đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất sản phẩm của các nhà máy công nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tới công việc này. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc cái nhìn khách quan nhất về công việc này.
Nhân viên KCS là ai?

KCS là nhân viên chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm; đảm bảo sản phẩm được sản xuất tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, công nghệ và chất lượng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.

Nhìn chung, công việc của một nhân viên KCS tương đương với một nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm (QC).

Nhân viên KCS làm gì?

Nhân viên KCS phải đảm bảo hoàn thành khá nhiều công việc. Quy trình làm viêc của một nhân viên KCS thông thường bao gồm những bước sau:

Bắt đầu ngày làm việc, nhân viên KCS nhận nhiệm vụ từ quản đốc của chuyền sản xuất.

Sau khi xác định được nhiệm vụ, nhân viên KCS tiến hành kiểm tra chất lượng nguồn hàng nguyên liệu; trang thiết bị vật tư đầu vào và đầu ra của nhà máy. Cụ thể:

  • Nhân viên KCS phải biết thông tin về nguồn nguyên liệu nhập hàng ngày để kiểm tra quá trình thực hiện có đúng quy trình không.
  • Bên cạnh đó, ghi chép, theo dõi số liệu từng lô hàng nhập, xuất
  • Đánh giá phân loại chất lượng nguồn nguyên liệu nhập vào và báo cáo với quản đốc
  • Trong trường hợp hàng hóa nhập và xuất có vấn đề, nhân viên KCS phải tìm ra nguyên nhân, đưa ra hướng xử lý và kết quả sau khi xử lý. Đồng thời, KCS báo cáo với quản đốc hoặc người phụ trách bộ phận về những vấn đề phát sinh để có phương án giải quyết.

Thêm vào đó, nhân viên KCS phải ký xác nhận lô hàng hóa, sản phẩm do mình nhập hoặc xuất.

Để đảm bảo hàng hóa được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn, nhân viên KCS có thể thường xuyên kiểm tra đột xuất quy trình sản xuất của công nhân.

Nhân viên KCS phải đảm bảo hàng hóa được bảo quản theo đúng quy trình để giữ nguyên chất lượng sản phẩm; đồng thời, có quyền đình chỉ tạm thời việc sử dụng nguyên liệu không đúng mục đích; công tác đóng hàng, xuất hàng khi phát hiện có vấn đề về chất lượng.

Nhân viên KCS được quyền lập biên bản đối với các cá nhân, tập thể có hành vi vi phạm quy trình kỹ thuật làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn nguyên liệu, sản phẩm.

Bên cạnh đó, nhân viên KCS cần phải phối hợp với các bộ phận khác; giải quyết những vấn đề có liên quan tới công nghệ sản xuất của nhà máy; thực hiện các công việc khác dưới sự phân công của cấp trên.

 Nhân viên KCS phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?

Nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm (KCS) cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

– Bằng cấp trình độ: Tốt nghiệp cao đẳng trở lên các ngành cho liên quan; chuyên môn kĩ thuật cao; hiểu rõ về các quy trình sản xuất của các công ty công nghiệp.

– Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm làm việc trong môi trường sản xuất công nghiệp.

– Kỹ năng:

+ Có khả năng làm việc độc lập, khả năng quan sát và quản lý tốt.

+ Có khả năng giao tiếp tốt, sử dụng ngoại ngữ.

+ Cẩn thận, linh hoạt, năng động trong công việc.

+ Có tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi.

Hy vọng qua bài viết trên, Viecngay.vn có thể cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản khách quan và đầy đủ nhất về công việc của một KCS thực thụ.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Tham khảo mẫu CV chuẩn của TopCV để tăng 80% cơ hội được gọi đi ứng tuyển tại:
https://www.topcv.vn/mau-cv

Thợ sửa chữa điện dân dụng nhất định phải sở hữu những yếu tố này

Sửa chữa điện dân dụng tuy không mới nhưng là nghề vô cùng cần thiết. Với tình hình mạng lưới điện đã được đưa tới những vùng xa xôi nhất của đất nước ta hiện nay, nhu cầu về sửa chữa, lắp đặt các thiết bị điện không bao giờ thiếu. Có thể nói, trở thành một thợ sửa chữa điện dân dụng chưa bao giờ là sự lựa chọn lỗi thời. Vậy, phải sở hữu những yếu tố gì để trở thành một thợ điện dân dụng chuyên nghiệp?

1. Nắm vững kiến thức chuyên môn

Để trở thành một thợ điện chuyên nghiệp, thợ sửa chữa điện dân dụng cần nắm vững chuyên môn về những vấn đề sau:

  • Nắm rõ cấu tạo và hoạt động của các thiết bị điện dân dụng
  • Nguyên lý hoạt động và quy trình lắp đặt hệ thống điện dân dụng
  • Cấu tạo, chi tiết kỹ thuật và nguyên lý hoạt động của các động cơ ba pha.
  • Kiến thức về các thiết bị điều khiển và cảnh báo
  • Nắm được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp
  • Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại máy phát điện xoay chiều và một chiều với công suất dưới 10 KVA.
  • Kiến thức về an toàn lao động
2. Thuần thục kỹ năng nghề nghiệp

Người thợ điện dân dụng ngoài kiến thức còn phải có những kỹ năng thực tiễn sau:

– Biết lắp đặt và bảo trì máy phát điện

– Lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện gia dụng

– Vận hành và lắp đặt động cơ không đồng bộ ba pha

– Thành thạo lắp đặt, bảo trì máy biến áp

– Lắp đặt, bảo trì thiết bị điều khiển và cảnh báo

– Biết sử dụng dụng cụ đo

– Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng

– Thực hiện các công việc bổ trợ nghề

– Sử dụng các thiết bị an toàn lao động.

Những kỹ năng được liệt kê ở trên đều là những đầu việc chính. Trong mỗi đầu việc này, công việc sẽ được chia ra nhiều phần việc liên quan khác nhau.

++Có thể bạn quan tâm: 6 điều cần phải “nằm lòng” nếu muốn theo nghề điện dân dụng

3. Thái độ làm việc

Thái độ làm việc quyết định rất nhiều tới năng suất và hiệu quả làm việc của một cá nhân. Bên cạnh đó, thái độ làm việc tốt sẽ giúp xây dựng được một môi trường làm việc lành mạnh, cầu tiến. Những người có thái độ làm việc tốt cũng sẽ thành công trong công việc họ theo đuổi.

Nghề điện dân dụng cũng vậy, người thợ phải có một thái độ làm việc đúng đắn thì mới có thể đảm bảo thành công trong tương lai.

– Là một công việc khá nguy hiểm, đòi hỏi người thợ phải cẩn, tỉ mỉ nếu không sẽ để lại hậu quả đáng tiếc.

– Luôn tuân thủ quy định, quy trình khi làm việc

– Có tinh thần làm việc nhóm bởi đây là công việc thường xuyên phải kết hợp làm với đội, nhóm

– Chịu khó học hỏi, tìm tòi và cập nhật các kiến thức mới.

– Tự chủ, tự lực khắc phục các khó khăn tại chỗ một cách nhanh nhất.

4. Sức khỏe tốt

Sức khỏe là yếu tố nền tảng cho mọi sự thành công. Thợ điện dân dụng không phải ngoại lệ.

Bên cạnh những yếu tố sức khỏe thông thường, một người thợ điện cân phải đảm bảo những khía cạnh đặc thù liên quan tới công việc:

– Có khả năng làm việc trong thời gian dài.

– Không mắc các bệnh về xương khớp, tim mạch và huyết áp.

– Không sợ độ cao.

Trên đây là 4 yếu tố vô cùng quan trọng một người thợ sửa chữa điện dân dụng chuyên nghiệp cần có. Đừng vội chán nản nếu bạn cảm thấy mình thiếu sót bất kỳ một yếu tố nào. Hãy tự hoàn thiện bản thân và trau dồi thêm kiến thức về nghề điện để trở nên chuyên nghiệp và bản lĩnh hơn trong nghề này.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Điểm danh những căn bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng

Xây dựng là ngành lao động đặc thù trong đó công việc rất vất vả, thường được tiến hành ngoài trời, trên cao, hay sâu trong lòng đất. Thêm vào đó, địa điểm lao động luôn thay đổi; người thợ xây phải làm việc dưới những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu thốn, độc hại. Đây là nguyên nhân gây ra những căn bệnh nghề nghiệp cho công nhân ngành xây dựng trong thời gian dài.

1. Đặc thù trong ngành xây dựng có thể gây ra bệnh nghề nghiệp

Trong ngành xây dựng, địa điểm làm việc của công nhân luôn thay đổi ngay trong phạm vi một công trình; phụ thuộc vào tiến độ xây dựng, do đó điều kiện lao động cũng thay đổi theo.

Hiện tại, có rất nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc như thi công đất; bê tông; vận chuyển vật liệu,..; tuy nhiên, mức độ cơ giới hóa thi công còn thấp nên phần lớn nhiều công việc chỉ được thực hiên thủ công nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Người thợ xây phải luôn luôn trong tư thế sẵn sàng thay đổi địa bàn làm việc nên điều kiện ăn ở; sinh hoạt khá khó khăn; tạm bợ; thiếu vệ sinh. Đây là một trong những nguyên nhân gây  bệnh tật và tai nạn lao động cho công nhân.

Thêm vào đó, người công nhân nhiều khi phải làm việc ở một tư thế gò bó trong thời gian dài; hoặc làm việc ở trên cao, nguy hiểm; cũng có lúc làm việc ở sâu dưới lòng đất hoặc dưới nước. Đây là một trong những gây bệnh phổ biến ở công nhân xây dựng.

Công nhân xây dựng cũng phải tiến hành nhiều công việc trong môi trường độc hại; ô nhiễm (bụi, hơi, khí độc, tiếng ồn,…); nhiều công viêc phải thực hiện ngoài trời; chịu ảnh hưởng xấu của khí hậu, thời tiết như nắng gắt, mưa gió làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động.

++Có thể bạn quan tâm: Thợ xây dựng và những điều cần biết

2. Các tác hại và bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng

Tất cả các yếu tố gây tác dụng có hại lên con người trong điều kiện sản xuất gọi là các tác hại nghề nghiệp. Kết quả tác dụng của các tác hại nghề nghiệp lên cơ thể con người gây suy giảm sức khỏe có thể gây ra các bệnh, gọi là bệnh nghề nghiệp.

Các tác hại nghề nghiệp tác dụng lên cơ thể người công nhân xây dựng trong quá trình lao động có thể được phân loại như sau:

Công nhân xây dựng làm việc trong điều kiện rung động tác động thường xuyên với các thông số có hại đối với cơ thể con người. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh đau xương; thấp khớp; bệnh rung động với những biến đổi bệnh lý không hồi phục.

Thợ xây dựng làm việc trong điều kiện khí hậu không tiện nghi. Thời tiết quá nóng hay quá lạnh; gây ra bệnh say nóng, say nắng, cảm lạnh, ngất.

Công nhân xây dựng cũng phải tiếp xúc lâu với các chất độc, các sản phẩm chưng cất than đá; dầu mỏ; các chất hóa học kích thích (nhựa thông, sơn, dung môi, mỡ, khoáng) qua các công việc như sơn trang trí; tẩy gỉ sắt; tẩm gỗ và vật liệu chống thấm; nấu bi tum; nhựa đường gây ra bệnh nhiễm độc cấp tính; mãn tính; phồng rộp da.

++Có thể bạn quan tâm: Nỗi lòng người thợ xây: “Đi làm từ ngày còn xanh tóc, giờ bạc trắng rồi tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái bản hợp đồng lao động.”

Điều kiện làm việc ngành xây dựng, tiếng ồn thường xuyên vượt quá mức giới hạn 75dB do phải sử dụng các dụng cụ nén khí; gia công hỗ trợ cơ khí trong xưởng; đóng cọc; nổ mìn, làm việc bằng máy rung; những âm thanh mạnh này gây ra bệnh giảm thính lực, điếc,…

Thêm vào đó, công nhân xây dựng phải làm nhiều việc như nghiền; khoan nổ mìn; khai thác đá; hàn điện; phun cát; phun sơn,… trong  điều kiện phải tiếp xúc thường xuyên với bụi sản xuất, đặc biệt là bụi độc như bụi ôxít silíc; bụi than; quặng phóng xạ; bụi crôm gây ra các bệnh hủy hoại cơ quan hô hấp; bệnh bụi phổi đơn thuần hoặc kết hợp với lao.

Một số những công việc yêu cầu người công nhân phải làm trong điều kiện có tác động của các tia phóng xạ; các chất phóng xạ; các tia rơn ghen; gây ra các bệnh da cấp tính hay mãn tính, bệnh rỗ loét, bệnh quang tuyến.

Công nhân xây dựng làm việc trong điều kiện chênh lệch về áp suất cao; hoặc thấp hơn áp suất không khí như những công việc xây dưng trên miền núi cao, làm việc ở dưới sâu, giếng chìm nên có thể gây ra sung huyết.

++Có thể bạn quan tâm: 5 căn bệnh nghề nghiệp nguy hiểm mà công nhân dệt may hay mắc phải

Làm việc trong điều kiện có tác dụng thường xuyên của tia năng lượng cường độ lớn (tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao); các công viêc như hàn điện; hàn hơi; làm việc với dòng điện tần số cao gây ra bệnh đau mắt, viêm mắt.

Thợ xây dựng đôi khi phải làm việc trong điều kiện phải nhìn căng thẳng thường xuyên khi ánh sáng không đầy đủ; điều này gây ra bệnh mắt; làm giảm thị lực, gây cận thị; với những công việc thi công trong phòng ban ngày hoặc thi công ở ngoài trời ban đêm khi không đủ độ sáng.

Tư thế làm việc yêu cầu đứng lâu một vị trí; tư thế làm việc gò bó; gây ra bệnh khuếch đại
tĩnh mạch; đau thần kinh; bệnh trĩ cho công nhân thường làm những công việc bốc; dỡ vật nặng thủ công; rèn, làm mái, cưa xẻ, bào gỗ thủ công

Trên đây là những căn bệnh nghề nghiệp mà công nhân xây dựng có thể mắc phải nếu làm trong lĩnh vực này. Người công nhân cần có những kiến thức phòng tránh nhất định để tự bảo vệ sức khỏe và tiếp tục với nghề.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

5 căn bệnh nghề nghiệp nguy hiểm mà công nhân dệt may hay mắc phải

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành may được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; đồng thời giải quyết được một số lượng lớn công ăn việc làm cho các lao động trẻ (đa số là nữ).

Tuy nhiên hiện nay, điều kiện làm việc của lao động ngành may mặc vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khiến công nhân may dễ mắc phải những căn bệnh nghề nghiệp; gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và năng suất lao động. Sau đây là 5 căn bệnh nghề nghiệp công nhân may thường rất hay gặp phải.

1. Bệnh da nghề nghiệp

Công nhân may thường gặp một số bệnh về da liễu như bệnh sạm da, bệnh viêm da chàm tiếp xúc, bệnh dị ứng, bệnh viêm loét da, viêm móng… Nguyên nhân gây ra những căn bệnh về da của người lao động là do môi trường làm việc như bụi vải; bụi từ máy móc; hóa chất từ các chất nhuộm công nghiệp.

Để giảm bị mắc phải các bệnh da nghề nghiệp cần sử dụng quần áo bảo hộ lao động chuyên dung, mũ, khẩu trang, gang tay. Bên cạnh đó, công nhân may cũng nên rửa tay bằng xà phòng, thay quần áo sạch khi tan ca. Sử dụng kem làm ẩm da nếu phải tiếp xúc với các loại hóa chất làm khô da; khám sức khỏe định kỳ.

++Có thể bạn quan tâm: Những căn bệnh nghề nghiệp thường gặp ở lái xe đường dài

2. Bệnh điếc nghề nghiệp

Điếc là căn bệnh có tỷ lệ nhiều người mắc phải cao thứ hai hiện nay. Nguyên nhân gây ra điếc ở công nhân may là do phải tiếp xúc với môi trường tiếng ồn vượt quá quy chuẩn cho phép trong thời gian dài. Tiếng ồn gây ra từ sự vận hành của máy móc như máy may, máy dệt,… là nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này.

Để giảm bị điếc nghề nghiệp, nên thường xuyên sử dụng nút tai chống ồn; và lên lịch đi khám sức khỏe định kỳ.

3. Bệnh về đường hô hấp

Một căn bệnh phổ biến của công nhân may liên quan tới đường hô hấp là bệnh bụi phổi. Đây là căn bệnh rất dễ mắc và khó chữa. Một số bệnh bụi phổi công nhân thường mắc phải hiện nay là: bệnh bụi phổi silic; bệnh bụi phủi ami-ăng; bệnh bụi phổi bông…

Công nhân may phải tiếp xúc, hít nhiều loại sợi đay, gai, bông…; lại không mang khẩu trang trong quá trình sản xuất nên nguy cơ mắc bệnh bụi phổi bông rất lớn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh bụi phổi bông là do hít phải sợi đay, gai, bông… là tức ngực, khó thở, ho.

Để giảm bị bệnh về bụi phổi, công nhân nên sử dụng mặt nạ chống bụi; khẩu trang; quần áo bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, công nhân nên vệ sinh cá nhân; tắm rửa; thay quần áo sạch sẽ sau khi tan ca. Tránh hút thuốc lá, khám sức khỏe định kỳ.

Một trong những căn bệnh đường hô hấp mà công nhân ngành may thường mắc. Triệu chứng của bệnh là thở khò khè, viêm mũi – họng có đờm, lên cơn hen… Để giảm nguy cơ bị bệnh, công nhân cần đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ sau tan ca, luyện tập sức khỏe, ăn uống đủ chất, khám sức khỏe định kỳ.

4. Bệnh xương khớp nghề nghiệp

Bình thường, người lao động hầu như phải ngồi làm việc liên tục bên chiếc máy may công nghiệp với khoảng trên dưới 90% tổng thời gian lao động trong ngày (10% thời gian còn lại là nghỉ ăn giữa ca; đi giải quyết vệ sinh cá nhân; dọn dẹp; nhận bàn giao…). Viêc phải ngồi lâu trong một tư thế, tay chân phải hoạt động ít được nghỉ ngơi; công nhân ngành may có khả năng lớn mắc các bệnh liên quan tới xương, khớp.

Bệnh về xương khớp rất phổ biến. Các vị trí xuất hiện đau mỏi nhiều nhất trong quá trình lao động là vùng lưng, vùng vai, vùng gáy, vùng thắt lưng. Thông thường, thời gian xuất hiện cơn đau mỏi là cuối ca làm việc. Căn bệnh này cũng gây ảnh hưởng tới quy trình sản xuất và năng suất lao động của công nhân.

Để phòng tránh căn bệnh này, người công nhân nên có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và dưỡng chất; tăng cường vận động bằng một vài bài tập đơn giản và thuần thục tranh thủ bất cứ thời gian rảnh rỗi để tăng cường sự dẻo dai cơ thể.

Bên cạnh đó, người công nhân hãy tận dụng cơ hội tắm nắng để tăng cường Vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra có thể tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có giàu vitamin D giúp ích cho quá trình tái tạo canxi trong cơ thể. Thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe sụn khớp.

5. Bệnh căng thẳng và rối loạn cảm xúc

Công nhân may có đặc thù nghề nghiệp là liên tục phải quan sát các đường kim, mũi chỉ trong suốt ca lao động để đảm bảo tính chính xác cho sản phẩm. Mức độ tập trung quan sát khi thực hiện thao tác có thể là nguy cơ gây ra tình trạng căng thẳng và rối loạn cảm xúc. Sự yêu cầu chính xác về thành phẩm; hoặc áp lực từ các chỉ tiêu có thể khiến người công nhân cảm thấy quá tải hoặc áp lực.

Để giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi cho người lao động, các công ty nên xem xét áp dụng chế độ nghỉ ngắn khoảng 5 – 7 phút (4 – 5 lần/ca lao động); tạo điều kiện sinh hoạt văn hóa tinh thần cho công nhân. Người công nhân nên tự làm phong phú đời sống tinh thần bằng cách đọc sách, nghe nhạc, xem phim, biết cho cơ thể nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng trước khi bước vào quá trình làm việc mới.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Quy trình phục vụ buồng phòng nhân viên khách sạn phải “nằm lòng”

Đem lại hình ảnh sạch sẽ, thơm tho và ngăn nắp cho hệ thống phòng ốc khách sạn là sự đóng góp âm thầm của các nhân viên buồng phòng. Công việc thầm lặng tưởng chừng đơn giản này lại là cả một quá trình khá công phu gồm nhiều giai đoạn. Hãy cùng Viecngay.vn tìm hiểu thêm để có cái nhìn khách quan hơn công việc này.

Quy trình phục vụ buồng tại khách sạn bao gồm 3 giai đoạn chính phụ thuộc vào quá trình lưu trú của khách hàng.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dọn dẹp phòng đón khách

Giai đoạn 2: Phục vụ khách trong thời gian lưu trú

Giai đoạn 3: Chuẩn bị cho khách trả phòng và rời khách sạn

1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị phòng đón khách
Nhận/Giao ca

Bắt đầu buổi làm việc, nhân viên buồng phòng nhận phân công công việc từ trưởng bộ phận.

Nhân viên buồng phòng tiến hành chuẩn bị các dụng cụ làm việc bao gồm: các vật dụng bổ sung như dầu tắm; dầu gội đầu; xà phòng; bàn chải; kem đánh răng, lược, tăm bông, mũ tắm, dao cạo râu, dũa móng tay,…; xe làm phòng có ga, vỏ gối, vỏ chăn; các dụng cụ vệ sinh như máy hút bụi, chổi, cây lau nhà, sọt rác, đồ xúc rác,…

Kiểm tra số phòng và tình trạng phòng

Nhân viên buồng phòng phải kiểm tra tình trạng phòng xem khách có còn lưu trú hay không trước khi làm việc (có thể kiểm tra bằng cách xem khách có treo biển “Không làm phiền” hay không).

Trường hợp nếu phòng có treo biển, chuyển sang phục vụ phòng khác.

Nếu không có biển thì tiến hành các bước công việc theo quy trình đã quy định:

  • Nhân viên buồng phòng đứng trước cửa phòng và gõ cửa lần thứ nhất kèm theo câu: “Housekeeping – Nhân viên phục vụ phòng đây ạ.”
  • Lắng nghe và đợi khoảng 5s rồi gõ cửa lần 2, nhắc lại: “Housekeeping – Nv phục vụ phòng đây ạ”.
  • Nếu chưa thấy gì, nhân viên tiếp tục đợi 5s nữa rồi nói: “Housekeeping, may I come in?”
  • Khi này nếu khách mở cửa, nhân viên buồng phòng lịch sự nói: “Good morning/ Good afternoon, Sir/Madam, may I clean your room now? – Xin chào, tôi có thể tiến hành dọn phòng bây giờ được không ạ?”
  • Nếu khách đồng ý thì bắt đầu công việc. Trường hợp nếu khách không đồng ý hoặc chưa đồng ý thì làm theo yêu cầu của khách.
  • Nếu không có tiếng trả lời thì sử dụng chìa khóa mở cửa phòng và bắt đầu công việc (nên làm hết sức nhẹ nhàng vì có thể khách vẫn còn trong phòng)

Khi này, nhân viên buồng phòng thực hiện các công việc:

Dọn phòng khách

Nhân viên buồng phòng phải luôn mở cửa trong quá trình dọn dẹp, bật tất cả các đèn lên (có thể linh hoạt tắt một số đèn trang trí không cần thiết); mở cửa sổ để thoáng khí nếu phòng có mùi; vén rèm cửa lên;…

Kiểm tra chất lượng và tình trạng của các trang thiết bị trong phòng như điều hòa, tivi, tủ lạnh mini, hệ thống điện, nước, tủ để quần áo, các trang thiết bị khác,…; kiểm tra rác và xử lý rác ở các phòng.

Đối với các phòng khách đã trả phòng, kiểm tra xem khách có để quên gì không, nếu có thì báo lại cho lễ tân.

Gỡ bỏ ga, vỏ chăn, vỏ gối bẩn rồi tiến hành thay mới; phân loại đồ bẩn và thu dọn

Dùng máy hút bụi hút sạch bụi bẩn, dùng chổi trần phẩy bụi, cây lau và nước lau sàn để làm sạch sàn nhà, dùng khăn ướt lau cửa kính, bàn trang điểm,…

Vệ sinh phòng tắm và khu vệ sinh

Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước trong phòng vệ sinh; kiểm tra và giật nước xả bồn rửa tay, vòi tắm, bồn cầu,…

Sau đó, nhân viên buồng phòng sử dụng nước tẩy rửa để vệ sinh chất bẩn; làm sạch sàn phòng tắm, toàn bộ khu vực phòng vệ sinh; không để hóa chất rơi ra sàn.

Nếu mọi thứ đều đảm bảo và chắc chắn không có vấn đề gì thì ghi vào báo cáo và báo cho lễ tân về tình trạng buồng trống có thể xếp khách được rồi quay về bàn trực, sẵn sàng đón khách.

Nhân viên buồng phòng nên lưu ý
  • Chỉ dùng khăn ẩm, vắt khô để lau bụi, cây lau ẩm để lau sàn, không dùng khăn ướt, cây lau ướt vì sẽ để lại vết nước ố vàng sau khi khô.
  • Không làm vỡ, trầy xướt các đồ dùng trong phòng.
  • Không sử dụng đồ dùng của khách sạn hoặc của khách.
  • Tránh gây tiếng ồn trong quá trình làm việc gây ảnh hưởng đến khách.
  • Sắp xếp mọi thứ đúng vị trí quy định sau khi lau dọn xong.
  • Tắt hết điện trước khi rời phòng. Kiểm tra lại lần cuối trước khi khóa cửa.​

++Có thể bạn quan tâm: Nhân viên buồng phòng và những bí mật không phải ai cũng biết

2. Giai đoạn 2: Phục vụ khách trong thời gian khách lưu trú

Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình phục vụ buồng phòng tại khách sạn.

Khi khách đến nhận phòng

Nhân viên buồng phòng nhận thông báo từ quầy lễ tân hoặc tổ trưởng bộ phận, chuẩn bị tư thế đón và đưa khách vào phòng theo đúng số phòng đã báo.

Khi khách vào phòng

Nhân viên buồng phòng bàn giao tài sản trong phòng cho khách.

Kiểm tra trực tiếp với khách và thông báo đến khách về chất lượng phòng, số lượng và chất lượng các trang thiết bị, vật dụng có trong phòng.

Sau đó, nhân viên buồng giới thiệu bảng nội quy khách sạn và khéo léo, lịch sự nhắc nhở khách thực hiện đúng các nội quy đó. Cung cấp những thông tin cần thiết như số điện thoại của lễ tân, trực buồng,…để khách gọi khi cần thiết

Giới thiệu các dịch vụ bổ sung của khách sạn để khách cân nhắc và ra quyết định sử dụng dịch vụ.

++Có thể bạn quan tâm: Nhân viên buồng phòng đối mặt với những rủi ro gì?

3. Giai đoạn 3: Chuẩn bị cho khách trả phòng và rời khách sạn

Nhận thông báo từ lễ tân và tiến hành kiểm tra phòng đúng số phòng đã báo.

Kiểm tra xem khách có sử dụng các đồ dùng (tính phí) trong phòng không; kiểm tra các trang thiết bị có bị hư hỏng không; các vật dụng có đầy đủ không;…và gọi báo ngay cho lễ tân để thực hiện check-out cho khách.

Nhân viên kiểm tra xem khách có để quên gì không, nếu có thì báo cho lễ tân để hoàn trả lại khách sau đó, tiến hành dọn phòng theo các bước như quy định và sẵn sàng đón lượt khách mới.

++Có thể bạn quan tâm: Những lầm tưởng về nhân viên buồng phòng

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Có nên trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp?

Đầu bếp là công việc đòi hỏi ở người lao động sức khỏe tốt, đủ kiên trì để gắn bó với nghề lâu dài. Công việc có thể bắt đầu từ những  việc nhỏ như nhặt rau, rửa chén đĩa, hoặc phụ bếp cho những tiền bối; sau đó tới những giai đoạn lớn như bếp trưởng, quản lý một chuỗi nhà hàng hay điều phối một bữa tiệc quy mô lớn,… Vì quá trình này diễn ra trong thời gian khá dài nên nếu không yêu nghề, các đầu bếp có thể dễ chán nản, bị áp lực và bỏ nghề.

Thêm vào đó, đầu bếp còn phải làm ca đêm, và làm việc với cường độ cao trong các mùa cao điểm như ngày nghỉ, ngày lễ Tết… Tính chất công việc khá nặng nhọc, phải hít nhiều khói và mùi. Vậy có thực sự nên trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp? Để trả lời câu hỏi hãy cùng tìm hiểu về công việc này.

Đầu bếp thì làm gì?

Đầu bếp đòi hỏi ở người nấu sự tỉ mỉ, khéo léo, kiên nhẫn ; và khả năng quản lý sắp xếp công việc bởi người đầu bếp phải thực hiện rất nhiều công việc để cho ra những món ăn ngon:

– Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, vật dụng, thiết bị nấu ăn cần dùng trong quá trình chế biến.

– Chọn các nguyên liệu đầu vào sạch sẽ, có xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Thực hiện nấu ăn bằng các phương pháp nướng, rán, quay, luộc, om, hấp, kho, nướng v.v…

– Chỉ đạo, điều phối các hoạt động nấu và trình bày món ăn nếu là bếp trưởng

– Trình bày các món ăn đẹp mắt.

– Nhận và bảo quản các đồ thực phẩm.

– Đào tạo và giám sát các nhân viên nấu ăn khác.

– Liên tục làm vệ sinh các thiết bị này cũng như quanh khu vực nấu ăn để đảm bảo cho các món ăn sạch sẽ.

Cũng sẽ có những đầu bếp thường chuyên về một loại món ăn như món Trung, món Thái, món Âu; có những đầu bếp sẽ thiên về các món tráng miệng, món bánh,…

++Có thể bạn quan tâm: Nhà tuyển dụng cần gì ở một bếp trưởng?

Đầu bếp cần những kỹ năng cần thiết nào?

  • Trước tiên người đầu bếp cần có kiến thức về nấu nướng. Có rất nhiều món ăn tại Việt nam cũng như trên thế giới, việc nắm vững kiến thức về nấu ăn sẽ giúp người đầu bếp định hình được sở trường, cách thức chế biến cũng như hướng dẫn khách hàng thưởng thức món ăn một cách đúng nhất.
  • Người đầu bếp cũng cần phải có kỹ năng tính toán phù hợp để mua nguyên vật liệu.
  • Người đầu bếp cũng cần khả năng sáng tạo. Chế biến, trình bày món ăn cũng giống như đang tạo ra một tác phẩm nghệ thuật. Sáng tạo để món ăn không trở nên nhàm chán là điều cần thiết ở mỗi đầu bếp.
  • Kỹ năng quản lý: Điều này thể hiện ở khả năng tuyển dụng, đào tạo, và tạo hứng thú làm việc cho nhân viên. Bên cạnh đó, người dầu bếp cũng phải quản lý tốt tài chính, kiểm soát chi phí bếp, giảm giá thành món ăn.
  • Kỹ năng tổ chức: Đầu bếp cần có khả năng lập bảng phân công công việc, xây dựng các quy trình quản lý.
  • Kỹ năng lên kế hoạch: lập kế hoạch thực đơn và đảm bảo cung ứng các món ăn thích hợp cho khách hàng mọi thời điểm.
  • Cuối cùng, người đầu bếp cần khé0 tay, sạch sẽ; có mắt thẩm mỹ tốt; nhạy cảm với mùi vị, tỉ mỉ; chăm chỉ; kiên nhẫn; chịu khó, yêu nghề; không ngừng học hỏi.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Đầu bếp chủ yếu làm việc theo ca, kể cả ngày cuối tuần và ngày lễ theo yêu cầu của thực khách.

Công việc đôi khi khá căng thẳng, bận rộn và nhiều áp lực, đặc biệt là vào những giờ cao điểm trong ngày hay các dịp lễ tết, các sự kiện đặc biệt như hội nghị, tiệc chiêu đãi…

Đầu bếp có thể làm việc ở rất nhiều nơi: trong khách sạn, nhà hàng; bệnh viện, các trường nội trú, các công ty, khu công nghiệp, cơ quan, đơn vị…

Thu nhập của đầu bếp

Thu nhập của đầu bếp bao nhiêu thực sự là một câu hỏi không khó, song lại khó có thể đưa ra một câu trả lời cố định nào bởi lương của người làm đầu bếp luôn có sự thay đổi, thậm chí chênh lệch giữa các tháng với nhau.

Nếu phục vụ tốt, có những món ăn ngon làm hài lòng khách hàng, vượt doanh số… người đầu bếp có thể nhận được khoản service charge ngang với mức lương cứng mà mình nhận được, thậm chí là hơn trong những khách sạn lớn.

Tuy nhiên đối với lương cố định, mỗi đầu bếp sẽ có một mức lương khác nhau phụ thuộc vào vị trí và tay nghề.

Với vị trí phụ bếp, thu nhập hiện nay rơi vào khoảng từ 7 triệu đồng trở lên, chưa tính phí service charge hoặc tip…

Vị trí đầu bếp – người chịu trách nhiệm nấu nướng, chuẩn bị các nguyên liệu chính, trang trí, ra sản phẩm… Lương hiện nay của một đầu bếp nằm ở mức 9 – 10 triệu đồng, ở những khách sạn lớn có thể chênh lệch từ 3 – 4 triệu đồng.

Bếp phó có mức lương dao động từ 14 – 16 triệu đồng. Trong khi đó, bếp trưởng ở một khách sạn 5 sao có thể đạt được con số hơn 20 triệu đồng.

Do nhu cầu du lịch tới Việt Nam của bạn bè quốc tế và du lịch nội địa ngày càng tăng kéo theo sự phát triển của hệ thống dịch vụ nhà hàng khách sạn phát triển. Nhu cầu về ẩm thực cũng vì thế mà tăng theo. Có thể nói, đầu bếp là nghề đang phát triển tại Việt Nam. Nếu có đam mê và yêu nghề, đầu bếp sẽ là một lựa chọn tốt cho tương lai của bạn.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới