Trang chủ Blog Trang 12

Nhân viên tạp vụ và tất tần tật những điều bạn cần biết

Ở bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào, không gian luôn phải được đảm bảo sạch đẹp, thông thoáng và ngăn nắp. Và nhiệm vụ giữ gìn hình ảnh đó thuộc về các nhân viên tạp vụ. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà hàng khách sạn cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu tuyển dụng của công việc này càng lớn. Vậy tạp vụ là ai? Họ làm những gì?

Tạp vụ là ai?

Tạp vụ là những người làm công tác vệ sinh; chịu trách nhiệm đảm bảo không gian sạch sẽ, thơm tho và gọn gàng của khách sạn và nhà hàng nơi họ làm việc.

Nhân viên Tạp vụ trong nhà hàng chịu sự quản lý của Trưởng bộ phận Tạp vụ hoặc Trưởng ca; và thực hiện toàn bộ công việc liên quan đến vệ sinh chung của nhà hàng.

Để có thể đảm nhiệm công việc này, các nhân viên tạp vụ cần có tính cẩn thận, khéo léo, kiên trì và tỉ mỉ.  Bên cạnh đó, mức lương hiện tại của công việc này khá hấp dẫn thu hút rất nhiều nhân sự đầu quân vào lĩnh vực này.

++Có thể bạn quan tâm: Nhân viên buồng phòng và những bí mật không phải ai cũng biết

Tạp vụ làm gì?
1. Làm vệ sinh khu vực đầu ca

– Đầu mỗi ngày, nhân viên tạp vụ nhận phân công công việc từ Tổ trưởng; chuẩn bị đầy đủ công cụ dụng cụ; di chuyển chúng đến khu vực thích hợp, tránh ảnh hưởng đến mỹ quan nhà hàng.

– Hút bụi trên thảm, sàn, hành lang, cầu thang, trước sảnh,… bằng máy chuyên dụng.

– Lau sàn toàn bộ khu vực vừa được hút bụi bằng hóa chất chuyên dụng. Nhân viên tạp vụ phải phân biệt được từng loại khăn hoặc dụng cụ sử dụng phù hợp với từng khu vực dọn dẹp.

– Nhân viên tạp vụ khi này cần chú ý đặt biển lưu ý ở những nơi vừa lau để nhân viên khác và khách hàng di chuyển cẩn thận hơn qua khu vực này.

– Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định; không làm ảnh hưởng đến khách hàng và công việc của các bộ phận khác.

++Có thể bạn quan tâm: Nhân Viên Lễ Tân Nhà Hàng Là Gì?

2. Làm vệ sinh khu vực toilet

– Nhân viên tạp vụ có nhiệm vụ làm vệ sinh bồn cầu sạch sẽ từ trong ra ngoài; trên thành bồn và vùng xung quanh bằng hóa chất tẩy rửa phù hợp.

– Thay giấy mới, đặt tinh dầu tạo mùi vào vị trí quy định.

– Lau sạch các loại gương, kính, mặt sàn, vòi rử; đảm báo các vật dụng sạch sẽ, không bị tích bụi; kiểm tra khăn lau và xà phòng để kịp thời thay thế nếu hết.

3. Làm vệ sinh khu vực phục vụ khách

– Trong suốt ca làm việc của mình, nhân viên tạp vụ cùng phối hợp với nhân viên phục vụ quan sát khách để ngay lập tức có mặt khi khách cần. Các tình huống cần sự có mặt ngay của nhân viên tạp vụ có thể kể đến như: Khách làm bể vỡ/ đổ đồ ăn, thức uống; khách đã dùng bữa xong và rời đi… Nhân viên tạp vụ phải đảm bảo khu vực khách luôn được sạch sẽ và gọn gàng.

– Hỗ trợ các nhân viên khác thu dọn; phân loại và xử lý rác đúng quy định; làm vệ sinh khu vực Bếp theo phân công.

– Lau dọn sàn nhà và toàn bộ không gian nhà hàng ở cuối ca làm việc; kiểm tra các loại dụng cụ đã sử dụng và đặt về nơi quy định; bàn giao công việc cho ca sau; báo cáo kết quả công việc cho Tổ trưởng ca đó và kết thúc ca làm việc của mình.

4. Bảo quản các dụng cụ, đồ nghề được giao phó

– Mỗi nhân viên tạp vụ đầu ca làm đều được phân công các loại máy móc; công cụ dụng cụ; thiết bị. Kết thúc ca làm, tạp vụ có nhiệm vụ kiểm tra về số lượng cũng như chất lượng; bảo quản chúng trong thời gian làm việc.

– Làm vệ sinh các vật dụng sau khi làm xong, thường xuyên kiểm tra để kịp thời báo cáo lên cấp trên nếu xảy ra tình trạng hư hỏng.

– Đề xuất cung cấp những vật dụng cần thiết khác.

Trên đây là một số mô tả cơ bản của công việc tạp vụ dành cho những ai có ý định theo đuổi công việc này. Hy vọng sẽ là những hành trang có ích để các ứng viên có thể tự tin thực hiện công việc này.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Những kỹ năng cần có của một PG chuyên nghiệp

PG là nghề nghiệp có sức hấp dẫn khá lớn đối với các bạn trẻ hiện nay. Với mức thu nhập tốt, lại được gặp gỡ với nhiều người, nghề PG trở thành lựa chọn của nhiều người bên cạnh một số công việc làm thêm thông thường như gia sư, lễ tân, phục vụ,…Vậy cần có những kỹ năng gì để trở thành một PG chuyên nghiệp?

Ngoại hình

Ngoại hình là yếu tố quan trọng hàng đầu trong yêu cầu trở thành một PG chuyên nghiệp. Nghề PG hay PB sẽ làm người mẫu đại diện cho nhãn hàng; thay mặt cho thương hiệu mà mình đại diện để trực tiếp trao đổi, tiếp xúc với khách hàng. Qua đó, đem sản phẩm và dịch vụ của công ty giới thiệu với công chúng.

Ngoại hình ưa nhìn của PG sẽ giúp hình ảnh của nhãn hàng, công ty trở nên chuyên nghiệp. Điều này cũng giúp quá trình trao đổi, tiếp xúc với khách hàng dễ dàng hơn.

++Có thể bạn quan tâm: PG là gì và những cám dỗ khi bước vào nghề PG

Đúng giờ

Bất cứ ngành nghề nào, đúng giờ là nguyên tắc cần phải tuân thủ nếu muốn trở thành nhân viên chuyên nghiệp. PG cũng không phải ngoại lệ. Lựa chọn làm công việc này đồng nghĩa với việc bạn phải tính toán thời gian; sắp xếp mọi chuyện ổn thỏa; cũng như việc đặt các chế độ để nhắc nhở hình thành thói quen tốt.

Kỹ năng giao tiếp

PG là đại diện cho sản phẩm, doanh nghiệp nên tất cả cử chỉ, lời nói phải cẩn trọng và được lưu ý.

Bên cạnh đó, do đặc thù công việc, các PG/PB sẽ phải gây ấn tượng, thiện cảm với khách hàng và những người đối diện qua chính cách chào hỏi, nói chuyện và ngôn ngữ hình thể…

Đây là cách hiệu quả để sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của công ty được đưa đến tiếp cận khách hàng và thu hút sự quan tâm từ phía họ.

++Có thể bạn quan tâm: Nghề PG – có nên thử sức?

Kỹ năng sắp xếp công việc

Sẽ có những thời điểm bạn phải nhận rất nhiều chương trình cùng lúc. Điều này đồng nghĩa với rủi ro bạn sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến công việc tổ chức sự kiện chuyên nghiệp của công ty quản lý của bạn nếu bạn ôm quá nhiều công việc. Hãy có kỹ năng sắp xếp thời gian hợp lý để tham gia và hoàn thành công việc một cách xuất sắc và trơn tru. Tránh ôm đồm quá nhiều việc mà không có kỹ năng sắp xếp và phân loại sẽ khiến bạn lúc nào cũng ở trong thế bị động; ngụp lặn trong  bể công việc khổng lồ.

Tôn trọng công việc

Một người làm việc chuyên nghiệp là người nghiêm túc thực hiện một công việc một cách tôn trọng.

Sự tôn trọng ở đây là công việc, người quản lý, những người xung quanh và phải chính bản thân mình. Sự nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc tốt nhất có thể sẽ là điều khiến cho mọi người phải tôn trọng mình.

Trách nhiệm với công việc

Công việc nào cũng cần tới tinh thần trách nhiệm để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Hiện nay, các công ty chuyên cung cấp PG/PB tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Các PG/PB được đánh giá dựa trên sự kết hợp giữa yếu tố ngoại hình và tinh thần trách nhiệm làm việc. Xinh đẹp chưa đủ, tinh thần trách nhiệm đối với công việc cũng là yếu tố vô cùng quan trọng.

Do vậy, một PG/PB chuyên nghiệp khi đã nhận công việc sẽ luôn phải hoàn thành công việc trước dù có bất cứ chuyện gì xảy ra.

Biết cách từ chối

Nghề PG /PB đòi hỏi phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng. Và trong số lượng người tiếp xúc đó sẽ có nhiều kiểu người không thực sự có ý tốt với bạn. Hãy thực sự tỉnh táo trước những lời mời cùng các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân. Bản lĩnh biết từ chối là cách giúp bạn trưởng thành và chuyên nghiệp hơn trong công việc.

Đạo đức nghề nghiệp

Lấy năng lực làm việc là thước đo giá trị bản thân sẽ giúp bạn nhận được sự kính trọng từ mọi người xung quanh. Bạn sẽ sớm bị xã hội sẽ đào thải nếu sử dụng một cách nào đó không tốt để có được công việc.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

Doanh nghiệp nên sa thải ngay lập tức các kiểu công nhân này

Đối với một doanh nghiệp, việc quản lý hàng nghìn công nhân một lúc không phải điều dễ dàng. Nhân viên có thâm niên cũng có những vấn đề riêng. Nhân viên mới lại càng dễ có khúc mắc bởi chưa có tính kỷ luật cao. Nhà quản lý doanh nghiệp nên tạo điều kiện giải quyết các khúc mắc của người lao động triệt để. Tuy nhiên cũng nên cân nhắc sa thải ngay các kiểu công nhân sau để không làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Thường xuyên đi muộn, nghỉ không lý do

Trong quy trình làm việc theo dây chuyền sản xuất, nếu thiếu một vị trí sẽ ảnh hưởng chung đến hoạt động sản xuất của cả dậy chuyền.

Công nhân nếu nghỉ không lý do, nghỉ làm thường xuyên, đi muộn nhiều có thể làm giảm sản lượng sản xuất đồng thời gây thất thoát lớn cho doanh nghiệp.

Thêm vào đó, nghỉ việc nhiều và không lý do hay đi muộn phá vỡ tính kỷ luật và phong thái làm việc chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Vì vậy, quản lý các doanh nghiệp nên xem xét sa thải những kiểu công nhân này để môi trường làm việc quy củ và năng suất công việc được đảm bảo.

Lười biếng, không chịu học hỏi

Đối với những công nhân mới đi làm, tay nghề thường non, năng suất làm việc còn thấp. Nếu chăm chỉ, cầu tiến thì quản lý doanh nghiệp nên cho họ thời gian để thích nghi. Tuy nhiên, nếu các công nhân tỏ ra lười biếng, không chịu học hỏi, thiếu kiên nhẫn; làm việc không đạt sản lượng trong nhiều tháng; hay than vãn kêu ca thì quản lý nên cân nhắc đến việc cho họ nghỉ việc.

Đối với những công nhân đã có thâm niên, do yêu cầu cũng như quy trình công nghệ ngày càng cao nên những nhân viên này luôn phải chuẩn bị tinh thần hoàn thiện kỹ năng và học hỏi cách sử dụng các loại máy móc mới. Nếu những công nhân này lười biếng, hoạt động sản xuất sẽ chững lại,kém hiệu quả. Đây cũng là một kiểu đối tượng các quản lý nên xem xét cho thôi việc.

Cố tình chồng đối quản lý

Quản lý cũng có những lúc mắc phải các sai lầm trong quá trình quản lý nhân sự. Với những tình huống như vậy, công nhân nên góp ý với người quản lý trên tinh thần xây dựng.

Tuy nhiên nếu có công nhân cố tình chống đối liên tục; có hành động kích động các nhân viên khác thì hãy xem xét sa thải họ. Đây là hành động xấu dễ khiến hoạt động sản xuất trở nên hỗn loạn; tạo tiền lệ xấu cho các công nhân khác.

Gây gổ với đồng nghiệp

Kiểu công nhân hay gây gổ với đồng nghiệp sẽ làm việc thiếu kỷ luật, thiếu tiếp thu yêu cầu của cấp trên, tự do, gây mất trật tự, an toàn tại nơi làm việc. Đây là kiểu công nhân nên bị sa thải  ngay lập tức. Giữ lại nhân viên kiểu này chỉ khiến doanh nghiệp của bạn thêm căng thẳng; môi trường là việc thiếu thân thiện; ảnh hưởng chung tới năng suất lao động của doanh nghiệp.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

Phụ xe và những điều cần biết về công việc này

Phụ xe (hay còn gọi là lơ xe) đã trở nên quá quen thuộc trong xã hội ngày nay. Luôn gắn liền với những chuyến đi, xe tải là nhà; phụ xe là một công việc khá vất vả và không hề dễ dàng. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu hết được công việc của một phụ xe như thế nào? Họ phải làm những gì? Có cực nhọc không? Những khó khăn của công việc? Tiền lương ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan về nghề phụ xe tải khó nhọc này.

1. Là một nghề cực nhọc, gian nan

Nghề phụ xe tải là một công việc không hề dễ dàng. Công việc này đòi hỏi các nhân công có sức khỏe tốt, linh hoạt, chịu được di chuyển liên tục trên xe tải. Bên cạnh đó, sự thay đổi khí hậu, môi trường khi đi qua các địa điểm khác nhau khiến phụ xe rất dễ mắc các bệnh.

Bên cạnh đó, phụ xe là công việc yêu cầu siêng năng, nhiệt tình trong cuộc việc, trung thực và cũng cẩn thận.

2. Phụ xe thì cần làm những công việc gì?

Người phụ xe cần chuẩn bị mọi thứ cho chuyến đi. Cụ thể như về giấy tờ, về mặt hàng, sản phẩm xe chuyên chở khi cần có thể xuất trình cho các trạm kiểm soát giao thông.

Đôi khi phụ xe còn phải bốc vác khi cần hỗ trợ đưa hàng lên xe hoặc từ xe xuống nơi cần giao. Và làm các công việc linh tinh nhỏ nhặt như chuẩn bị đồ ăn, thức uống cho mình và tài xế hay đôi khi trở thành người sai vặt cũng có thể.

Khi kết thúc hành trình, người phụ xe là người dọn vệ sinh, lau rửa xe, kiểm tra xe xem có đảm bảo vận hành tốt cho chuyến hàng kế tiếp.

3. Thời gian làm việc

Thời gian làm việc của phụ xe tải và kể cả lái xe không cố định. Không giống như lao động bình thường làm việc 8 tiếng mỗi ngày, nghề phụ xe và lái xe thường sẽ có lúc làm nhiều hơn 8 tiếng.  Bất kể giờ nào, khi có chuyến là phụ xe phải lên đường.

Đó có thể là 10 phút trước đang ngồi ở bàn cơm với gia đình, 10 phút sau đã có mặt ở xe để chuẩn bị đi. Không có thời gian cho nghỉ ngơi, thời gian ăn uống không cố định, ăn vội, ăn nhanh là một phần trong cuộc sống của người phụ xe.

4. Công việc đầy áp lực

Công việc nào, ngành nghề nào cũng có rất nhiều áp lực. Phụ xe thoạt nghe có vẻ “dễ thở” nhưng áp lực công việc lại không hề ít. Phụ xe đều gặp áp lực về thời gian khi thường phải đến địa điểm làm việc sớm để chuẩn bị; đảm bảo mọi thứ trước giờ xuất phát.

Thời gian luôn là vấn đề đối với cánh phụ xe. Nghỉ ngơi không đủ, ăn uống thất thường, môi trường làm việc không thoải mái, chưa kể khó nhọc và gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng rất dễ dẫn tới stress và căng thẳng.

Các dịp lễ, tết đôi khi vẫn phải làm việc, người phụ xe không có nhiều thời gian bên cạnh gia đình, bạn bè, đánh đổi cả tuổi trẻ và sức khỏe của bản thân.Tất cả những thứ đó tạo nên một áp lực không hề nhỏ lên những ai làm nghề phụ xe.

5. Vậy những người phụ xe thì được nhận mức lương như thế nào?

Mức lương hiện tại của các phụ xe ở TP.HCM thường trên dưới 10 triệu đồng tùy theo tính chất công việc cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Viecngay.vn hy vọng qua bài viết này, độc giả sẽ có hình dung nhất định về công việc phụ xe – một công việc vất vả nhưng rất đáng trân trọng.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

4 kỹ năng “sống còn” nhân viên bán hàng quần áo phải nằm lòng

Một trong những yếu tố thu hút khách hàng bước vào cửa hàng thời trang là cách bài trí hấp dẫn. Điều tác động tới việc mua hàng của khách ngoài sản phẩm chính là nhân viên bán hàng. Vậy nhân viên bán hàng quần áo cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kỹ năng nhân viên bán quần áo cần hoàn thiện để làm việc hiệu quả hơn.

1. Yếu tố ngoại hình

Tính chất công việc liên quan trực tiếp tới thời trang. Bởi vậy, các nhân viên bán hàng nên chú trọng tới vẻ bề ngoài: ngoại hình cân đối,; gương mặt dễ nhìn; makeup nhẹ nhàng; ăn mặc gọn gàng phù hợp với tính chất của cửa hàng,…sẽ gây thiện cảm với khách hàng.

 

Đối với một số cửa hàng thời trang chuyên nghiệp, nhân viên bán hàng cần mặc đồng phục. Điều này tạo ra phong thái chuyên nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết để yêu cầu tư vấn hoặc trợ giúp khi cần thêm thông tin về sản phẩm.

Bên cạnh đó, một số nhãn hàng thời trang lựa chọn sử dụng chính sản phẩm của mình làm đồng phục cho nhân viên. Đây là một cách hay để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đồng thời quảng bá miễn phí hình ảnh sản phẩm tới khách mua hàng.

++Có thể bạn quan tâm: 9 lỗi “CHẾT NGƯỜI” không được mắc nếu muốn bán hàng chuyên nghiệp

2. Thái độ phục vụ

Nhân viên bán hàng quần áo cũng là người cung cấp dịch vụ. Cho nên thái độ, cung cách phục vụ của nhân viên vụ là một trong những yếu tố chiếm được lòng tin của khách hàng một cách dễ dàng.

Nhân viên bán hàng nên có thái độ lịch sự, ăn nói nhỏ nhẹ, đặc biệt luôn thể hiện sự tôn trọng với khách hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy được vị thế “thượng đế” của mình đối với cửa hàng.

Có một sự thật là lòng tin của khách hàng bắt nguồn từ những điều đơn giản như: một nụ cười, một lời cảm ơn… Hành động nhỏ nhặt ấy lại có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra ấn tượng tốt cho khách hàng.

Điều này thực sự hiệu quả khi cửa hàng mới kinh doanh thời trang, khách hàng chưa biết gì nhiều về cửa hàng. Vì vậy, các nhân viên bán hàng cần thận trọng trong cách giao tiếp với khách hàng, nhất là đối với những vấn đề nhạy cảm liên quan đến tiền bạc như: khách trả thừa tiền hoặc thiếu tiền…

++Có thể bạn quan tâm: 5 kỹ năng quan trọng của nhân viên bán hàng thời trang

3. Kỹ năng trong giao tiếp

Giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với bất kỳ nhân viên bán hàng nào. Giao tiếp tốt sẽ tạo một mối quan hệ tốt giữa nhân viên và khách hàng; một nhân viên bán hàng giao tiếp tốt luôn nhận được cái nhìn thiện cảm đối với khách hàng khi vào mua sắm.

Nhân viên bán hàng có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có cách thích ứng được với các kiểu khách hàng. Điều này giúp họ biết giới thiệu sản phẩm sao cho phù hợp và hiệu quả nhất để gây được niềm tin nơi khách hàng. Chắc chắn công việc bán hàng theo đó mà thuận lợi hơn.

4. Có thẩm mỹ tốt và và hiểu khách hàng để tư vấn phù hợp

Nhân viên bán hàng quần áo nên có thẩm mỹ tốt cùng khả năng tư vấn lựa chọn trang phục phù hợp. Đây sẽ là một điểm cộng lớn. Trước khi vào mua hàng, khách hàng thường đã có suy nghĩ về nhu cầu và sản phẩm mong muốn. Tìm hiểu và hướng khách hàng đến những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ sẽ tăng khả năng bán hàng thành công.

————————————————–
>> Bạn đang cần một việc làm không cần quá nhiều kinh nghiệm và trình độ? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Những lưu ý an toàn khi làm việc của thợ hàn

Ngành công nghiệp cơ khí ngày càng được chú trọng trong bối cảnh đất nước chú trọng phát triển các ngành công nghệ cao. Cụ thể, công nghệ hàn được phổ biến rộng rãi bởi có tác dụng tạo phôi trong ngành chế tạo máy; chế tạo kết cấu dạng khung cũng như các bình chứa công nghiệp.

Từ trước tới nay, vấn đề an toàn lao động luôn được quan tâm, nhất là các hoạt động hàn cắt. Bởi đây là ngành công nghiệp nặng khá nguy hiểm, cần được đảm bảo an toàn khi làm việc. Vậy người thợ hàn cần chuẩn bị những gì?

  1. Những công đoạn cần kiểm tra:
  • Người thợ hàn nên kiểm tra hệ thống điện nguồn, điện áp vào đã đúng chưa. Cầu dao có an toàn không.
  • Tiếp đến, kiểm tra tình trạng hoạt động của máy hàn.
  • Người thợ hàn tiến hành kiểm tra đường dây cáp hàn có cách điện tốt không. Bố trí chạy dây cáp hàn phải gọn; không gây vướng đường đi lại dễ vấp ngã sinh tai nạn, …
  • Kiểm tra và vặn chặt các ốc vít trên máy; đảm bảo máy chạy êm không rung động, không để phóng điện do vít không chặt, …
  • Các thợ hàn lưu ý đặt các máy hàn đúng vị trí, không để bị nghiêng vênh. Làm sạch bụi bằng khí nén, lau dầu mỡ bám dính trên máy có thể sinh cháy, gây nổ.
  • Khi sửa chữa máy, hay cần chỉnh đổi dòng điện hàn (bằng cách thay đổi số vòng dây hay thay đổi điện áp, hoặc đấu lại dây) nhất thiết phải cắt điện cầu dao,;công nhân phải đeo găng tay cách điện.
  • Cuối cùng, hết giờ làm việc thợ hàn nhất thiết phải ngắt cầu dao máy hàn và cầu dao chính.

++Có thể bạn quan tâm: Thợ cơ khí và 6 điều quan trọng bạn cần biết

  1. Những lưu ý trong quá trình hàn kim loại

Môi trường làm việc của thợ hàn có nhiều khí độc hại và bụi sinh ra khi cháy que hàn (như  bụi mangan, bụi oxyt kẽm…). Thợ hàn nên làm việc tại nơi thoáng mát, hoặc phải có quạt thông gió.  Hàn điện và hàn hơi ở các vị trí khó khăn, những nơi kín (trong đường ống, thùng kín, nơi chật chội, nhà kín, …) phải thông gió tránh trúng độc hơi hàn; có người canh chừng.

Hồ quang hàn điện có nhiệt độ cao, bức xạ mạnh; kim loại hàn chảy lỏng bắn toé – dễ gây cháy bỏng da, đau mắt…; những vật dễ bắt lửa, dễ cháy nổ phải để cách xa nơi hàn bởi có thể dễ bị bắt lửa.

Vật hàn phải cạo sạch sơn (nhất là sơn có pha chì) trước khi đem hàn, lau sạch dầu mỡ, cạo sạch tối thiểu 50[mm] hai bên đường hàn. Thợ hàn mắc bệnh tim, phổi không được hàn trong các thùng kín.

Các bình chứa chất dễ cháy nổ phải súc sạch và mở nắp trước khi hàn. Các vật chịu áp lực đang chứa hơi nén, chất lỏng cao áp… tuyệt đối không được hàn.

Khi hàn trên cao phải đeo dây an toàn bảo hiểm. Khi cắt các dầm xà, phải buộc chặt phần cắt, tránh để rơi xuống gây tai nạn.

Trên đây là những quy trình giúp những công nhân hàn xì đảm bảo an toàn lao động để tiếp tục cống hiến cho công việc.

————————————————–
>> Bạn đang cần một việc làm không cần quá nhiều kinh nghiệm và trình độ? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

10 sai lầm kém chuyên nghiệp nhân viên phục vụ bàn nên tránh

Nhân viên phục vụ, đặc biệt là tại các nhà hàng, khách sạn cao cấp đều phải đạt các yêu cầu về ngoại hình và kỹ năng. Muốn trở thành một nhân viên phục vụ chuyên nghiệp và có cơ hội thăng tiến, bạn nhất định phải tránh những sai lầm kém chuyên nghiệp sau.

Để lại ly rỗng trên bàn

Bạn sẽ là người phục vụ không chuyên nghiệp, chẳng thèm để ý tới khách hàng của mình nếu trên bàn của khách tràn ngập những ly cốc chưa được thu dọn.

Sử dụng điện thoại di động

Nếu bạn đang làm việc mà còn sử dụng điện thoại; điều này sẽ tố cáo bạn có thái độ làm việc không nghiêm túc và tích cực. Sử dụng điện thoại còn khiến bạn mất tập trung khi làm việc dẫn đến xao nhãng các yêu cầu từ khách hàng. Vì vậy, tắt điện thoại khi làm việc là điều các nhân viên phục vụ chuyên nghiệp nên làm.

Thái độ làm việc hời hợt, thiếu nhiệt tình

Cau có, khó chịu khi khách hàng yêu cầu quá nhiều; không đáp lại khách hàng không thuộc bàn ăn mình phục vụ… là những điều làm cho ấn tượng của nhà hàng bị xấu đi. Điều này khiến khả năng khách quay lại nhà hàng của bạn sẽ rất thấp.

Nhầm lẫn món ăn giữa các bàn

Thông thường, những người phục vụ bàn chuyên nghiệp luôn biết chính xác vị khách nào đã đặt món gì. Bởi tại đây, luôn có một quá trình đảm bảo thức ăn được mang tới đúng khách hàng. Do đó, người phục vụ quên ghi số bàn lên vé, quy trình đó sẽ thực sự bị phá vỡ và thật khó để nhớ ai đã đặt món gì. Tưởng tượng tới viễn cảnh món ăn của khách này sẽ đặt tại bàn của vị khách kia, sẽ thật lộn xộn và thiếu chuyên nghiệp.

Lau dọn không sạch sẽ, chuẩn bị thiếu vật dụng cho bữa ăn của khách

Khách hàng sẽ rất khó chịu nếu chỗ ngồi, bàn ăn của họ không sạch sẽ. Bên cạnh đó, sự chờ đợi cũng có thể làm cho khách hàng của bạn thiếu kiên nhẫn. Nếu khi thức ăn được mang ra, người phục vụ chưa chuẩn bị được những đồ cần thiết để khách hàng thưởng thức bữa ăn; khách hàng của bạn dĩ nhiên sẽ khó chịu. Bên cạnh đó, sự chậm trễ của bạn sẽ làm thức ăn nguội lạnh, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và danh tiếng của nhà hàng, khách sạn nơi bạn làm việc.

Không giữ được bình tĩnh

Nụ cười luôn là yếu tố quan trọng đối với những người làm dịch vụ. Đừng để sự mệt mỏi hay chán nản của bạn làm mất đi nụ cười trên khuôn mặt. Nếu bạn để lộ sự lo lắng của mình, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng và tạo ra sự thiếu chuyên nghiệp.

Ngồi vào bàn ăn cùng khách hàng

Đây là điều cấm kỵ bởi ngồi vào bàn ăn cùng khách hàng thực sự là một hành động ngớ ngẩn và thô lỗ. Bạn sẽ trở thành vị khách không mời mà tới và gây khó chịu cho mọi người.

Không biết rõ thực đơn, cung cấp thông tin thiếu chính xác cho khách hàng

Bạn sẽ trở nên thiếu chuyên nghiệp nếu không biết mình đang phục vụ những gì. Khách hàng cũng sẽ bối rối, đồng thời cản trở những quy trình phục vụ sau đó.

Ngại việc viết mọi thứ ra giấy

Nhiều người phục vụ có suy nghĩ sai lầm rằng họ có trí nhớ vô cùng tốt nên có thể nhớ tất cả; việc viết ra giấy khiến họ trở nên chuyên nghiệp hơn.Nhưng thực tế là điều đó rất dễ dẫn đến nhầm lẫn.

Buôn chuyện với các nhân viên khác

Nhà hàng, khách sạn là địa điểm để làm việc  và phục vụ khách hàng. Tất nhiên, đó không phải là tụ điểm buôn chuyện và bàn tán.

Nhân viên phục vụ bàn là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhiều nhất. Phục vụ bàn càng chuyên nghiệp, hình ảnh về chất lượng của nhà hàng, khách sạn càng được nâng cao. Tránh mắc phải những lỗi trên sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên phục vụ bàn chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Quy trình rửa xe ô tô chuyên nghiệp dành cho thợ lành nghề

Rửa xe ô tô hiện là nghề thu hút lượng lớn lao động phổ thông. Thoạt nghe thì có vẻ dễ dàng nhưng công việc này không hề đơn thuần như tên gọi của nó. Rửa xe ô tô có cả một quy trình bài bản. Nếu bỏ sót một trong các quy trình trên bạn có thể sẽ khiến khách không hài lòng. Dưới đây là quy trình rửa xe ô tô dành cho những ai có ý định thực hiện công việc này.

  1. Chuẩn bị dụng cụ

  • Bọt biển và Bao tay rửa xe nếu không có thì dùng khăn mềm
  • khăn hút nước (khăn da, khăn vải to…)
  • khăn lau khô
  • 02 xô nhựa
  • bàn chải đánh lốp
  • máy phun cao áp
  • xà bông rửa xe có chất dưỡng bóng chuyên dụng.
  1. Địa điểm

Thực hiện rửa xe nơi thoáng mát. Xe ô tô phải chờ cho nguội máy. Những người rửa xe chuyên nghiệp thường không khi máy còn nóng hay phơi ngoài nắng vì khi này lớp sơn của xe bị mềm rất dễ xước. Bên cạnh đó, rửa xe dưới nắng có thể khiến bề mặt khô nhanh chóng trước  khi vết bẩn kịp rửa hết.

  1. Quy trình rửa xe

  • Xịt nước sơ qua toàn bộ xe làm mềm vết bẩn

Xịt nước với vòi để cách xa xe. Nước sẽ làm chất bẩn mềm ra. Việc này sẽ tạo thuận  lợi cho việc xịt áp lực về sau.

  • Rửa bắt đầu từ Lazang, vỏ, hốc bánh, bệ bước

Rửa mâm vỏ  trước sẽ giúp loại bỏ các chất bẩn một cách triệt để. Người thợ rửa xe sẽ phải lau chùi lại lần nữa nếu rửa sơn xong mới rửa mâm vỏ. Bởi khi đó, các chất bẩn sẽ vẩy lên sơn.

Dùng bàn chải cọ xung quanh lốp, bàn chải mềm và tròn cho lazang.

Một chai vệ sinh nhựa đường cũng có thể nên được sử dụng; bởi sẽ có những vết bẩn cứng đầu mà xà bông rửa chưa sạch.

Lưu ý mở các cửa và lau bệ bước và các ngách ngay cửa, đây là nơi hay quên khi rửa xe.

  • Phun nước kỹ

Dùng vòi phun áp lực cao, phun đều nước từ nóc xe xuống để các vết bẩn, bùn đất bám trên thân xe trôi đi, các nơi bẩn nặng đã được nước làm mềm hơn, khi xịt nước sẽ đi một cách dễ dàng.

Tránh xịt nước cao áp ầm ầm vào xe. Bởi cát và vết bẩn đó bị áp lực nước mạnh ấn xuống, trượt dài trên bề mặt sơn một đoạn trước khi bay đi. Việc này không thấy được bằng mắt thường nhưng thực tế sẽ tạo ra các vết xước lớn.

  • Rửa xà bông

Phương pháp 2 xô: Với 1 xô với nước sạch, 1 xô đổ lượng nước đủ dùng để pha với xà bông  theo hướng từ trên xuống dưới; nhúng bọt biển vào xô xà bông và cọ rửa từng phần. Thợ rửa xe hạn chế rửa theo vòng tròn. Động tác rửa theo đường ngang hoặc dọc.

Khi rửa xong phần nào, ta nhúng bọt biển vào xô nước sạch, giặt và vắt ráo nước, trước khi nhúng vào xô xà bông. Điều này để hạn chế tối đa việc mang chất bẩn, đất cát từ vùng đang được cọ rửa vào thùng xà bông và quay trở lại chà xát lên mặt sơn.

Ở cách rửa xe thông thường, bạn để ý sẽ thấy các tiệm phun bọt tuyết hết cả xe; sau đó người thợ chỉ dùng 1 chiếc giẻ và cọ rửa từ nóc xống ca pô, từ trước ra sau, thậm chí cả lườn xe. Như vậy nếu trên xe còn sót lại chất bẩn, cát… thì nó đã bị lôi đi từ nơi này sang đến nơi khác, cùng với lực cọ rửa làm xước sơn, kết quả là lâu ngày thì sơn xe nào cũng xước và xuống màu.

Trở lại quá trình rửa nên xả nước theo từng phần đã rửa xong để tránh xà bông bị khô trên bề mặt sơn, dùng thêm 1 bọt biển để cọ rửa phần lườn, cản trước sau, luôn bảo đảm chà nhẹ tay.

  • Xịt nước

Sau khi lau sạch xà phòng, thợ rửa xe dùng nước phun nhẹ lên. Khi đó, lớp màng xà bông sẽ trôi gần hết khỏi mặt sơn, rồi tiếp tục xịt mạnh hơn cho sạch hoàn toàn.

  • Lau khô

Người thợ rửa xe sử dụng 2 khăn khô mềm, vuốt nhẹ một lượt để hút nước trên bề mặt.

Sau đó, sử dụng khăn khô sạch còn lại để lau tiếp lần nữa. Bề mặt sơn sẽ sạch bóng hoàn toàn.

Chú ý: Thợ rửa xe nên bấm cửa kính lên-xuống để kéo và lau hết các nước còn đọng nơi kính cửa.

  1. Dọn vệ sinh nội thất

Vệ sinh gạt tàn thuốc.

Lau sạch bụi bẩn trên táp lô (khu vực đồng hồ, hộc đựng đồ, cần số, vô lăng,…), phần trong các cánh cửa và phần mép cánh cửa, sườn xe bằng khăn ẩm, dùng vòi hơi xịt khô sau khi lau xong.

Dùng khăn khô và nước rửa kính chuyên dụng để lau sạch các phần kính.

Dùng khăn ẩm + máy hút bụi để làm sạch các phần nội thất khác bên trong xe.

  1. Xịt dung dịch bảo dưỡng lốp

Dung dịch bảo dưỡng lốp sẽ bảo vệ cao su và giữ màu đen bóng cho lốp xe. Xịt dung dịch bảo dưỡng lốp sau khi đã hoàn tất các bước rửa xe.

Bài viết trên đây khái quát quy trình rửa xe ô tô dành cho những ai đang có ý định tìm kiếm một công việc tốt với mức thu nhập ổn định.

————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Thợ cơ khí và 6 điều quan trọng bạn cần biết

Nghề cơ khí từ trước tới nay luôn có nhu cầu tuyển dụng khá lớn. Bởi vậy, theo học và làm nghề cơ khí sẽ đảm bảo cơ hội việc làm của phần lớn lao động phổ thông hiện nay. Tuy nhiên, nghề cơ khí lại là một ngành kỹ thuật đòi hỏi khá nhiều yếu tố. Vậy những yếu tố thiết yếu đó là gì?

  1. Thợ cơ khí là gì?

Thợ cơ khí là một nghề trong xã hội thuộc lĩnh vực công nghiệp; trong đó, người thợ sử dụng các công cụ, phụ tùng một cách thành thạo để lắp đặt; thay thế; phục hồi; sửa chữa máy móc hoặc sửa chữa để vận hành máy móc.

Có nhiều loại thợ cơ khí, mỗi loại hình chuyên về một lĩnh vực cụ thể với những thao tác đặc thù khác nhau. Đó có thể là cơ khí tự động, cơ khí xe đạp, cơ khí xe gắn máy, cơ khí nồi hơi, cơ khí bảo dưỡng công nghiệp; điều hòa không khí và cơ khí điện lạnh, cơ khí máy bay, cơ khí động cơ diesel, và cơ khí…

  1. Thợ cơ khí làm gì?

Mỗi loại thợ cơ khí sẽ có công việc đặc thù riêng gắn với loại máy móc, thiết bị, phương tiện thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình; nhưng về cơ bản công việc của thợ cơ khí thường bao gồm:

Ở mỗi lĩnh vực, thợ cơ khí sẽ có công việc gắn với từng loại máy móc, thiết bị riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, thợ cơ khí sẽ đảm nhận những công việc sau:

–      Chạy thử các phương tiện để tìm ra các bộ phận hoạt động không tốt.

–      Kiểm tra hệ thống phanh, động cơ lái, bộ chuyền động và các bộ phận khác của phương tiện.

–      Hàn, lắp ráp, chế tạo, hoàn thiện các chi tiết máy móc.

–      Làm công việc bảo dưỡng hàng ngày như thay dầu, kiểm tra pin, bôi trơn các thiết bị.

–       Sử dụng các công cụ, phụ tùng một cách thành thạo.

–      Sửa chữa và thay thế các bộ phận, phụ tùng, thiết bị điện và cơ khí đã hỏng.

–      Tháo gỡ và lắp đặt lại các bộ phận.

–      Kiểm tra chạy thử lại các phương tiện để đảm bảo chúng đã chạy tốt.

–      Tuân thủ theo danh mục những thủ tục, bộ phận cần khám xét, kiểm tra.

–      Tìm hiểu nguyên nhân sự cố, sửa chữa, phục hồi theo ý kiến, mong muốn của khách hàng.

  1. Những thuận lợi và khó khăn của nghề

Thuận lợi của nghề cơ khí là có thể chỉ trong vòng 1,5 năm đến 2 năm là có thể trực tiếp là việc. Thời gian học việc khá nhanh so với những ngành nghề khác. Việc học không đòi hỏi tư duy nhiều; quá trình này cần chăm chỉ luyện tập và nhanh nhạy trong các thao tác.

Tuy nhiên, thời gian đầu thợ cơ khí có thể sẽ rất vất vả. Bởi đây là giai đoạn người thợ đang đi tìm định hướng chuyên môn cao hơn. Quá trình rèn luyện và học nghề vẫn phải tiếp tục và hoàn thiện sau khi đã có việc làm.

Công nhân cơ khí đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, trong công việc phải cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, có ý thức trách nhiệm với sản phẩm mình làm. Điều này có thể gây khó khăn cho một số sinh viên mới tốt nghiệp thường ít kinh nghiệm và non tay nghề.

Một điểm thuận lợi nữa, Việt Nam đang tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu của nghề cơ khí trong tương lai còn tăng cao hơn.

  1. Thợ cơ khí cần có những kỹ năng gì?

Để trở thành một thợ cơ khí chuyên nghiệp, các lao động cần phải đảm bảo những kỹ năng sau:

+ Kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật: Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng. Nếu bạn không đọc được bản vẽ, bạn sẽ có thể như đang “mù chữ” khi đọc sách. Hầu hết các chi tiết được đặt hàng đều thông qua bản vẽ kỹ thuật, bạn sẽ nhận lấy bản vẽ kỹ thuật của chi tiết cơ khí sẽ gia công; vì vậy, nếu không đọc được bản vẽ bạn sẽ không thể làm được bất cứ điều gì.

+ Kỹ năng gia công sản phẩm trên máy tiện.

+ Đảm bảo kỹ năng gia công sản phẩm trên máy phay

+ Kỹ năng hàn: có rất nhiều kỹ thuật hàn. Để đáp ứng được yêu cầu công việc trong môi trường công nghiệp, người thợ cơ khí cần rèn luyện phát triển kỹ năng hàn của bản thân.

+ Kỹ năng đảm bảo an toàn lao động và làm việc chuyên nghiệp.

  1. Thợ cơ khí làm việc ở đâu?

Thợ cơ khí có thể làm việc ở các vị trí như thợ tiện; hàn; thợ cơ khí trong các xưởng cơ khí. Thậm chí, thợ cơ khí như thợ hàn, thợ tiện chuyên nghiệp,.. có thể đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Bên cạnh đó, thợ cơ khí cũng có thể trở thành công nhân bảo trì tại các nhà máy sản xuất.

————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bellman và tất cả những gì bạn cần biết

Bạn đã bao giờ bước chân vào một khách sạn với núi hành lý cồng kềnh, và không có cách nào để đưa lên phòng? Lúc đó, sẽ có một nhân viên khách sạn phục vụ sảnh, đưa, đón hành lý, cung cấp thông tin về khách sạn, về các điểm quan tâm phụ cận cho khách, hướng dẫn khách nhận phòng cũng như giới thiệu các dịch vụ khách sạn bạn lưu trú. Đó là cách nhận diện một bellman (nhân viên hành lý).

Bellman là ai?

Trong các khách sạn, các nhân viên Bellman là những người hỗ trợ khách mang vác hành lý. Họ chào đón khách, giúp khách di chuyển tới phòng đã đặt trước và cung cấp các thông tin về khách sạn cũng như các dịch vụ tại đây.

Tại sao lại gọi là “Bellman”? Trong tiếng Anh, “bell” có nghĩa là chuông. Khi một khách hàng đến, quản lý hoặc lễ tân sẽ bấm chuông để gọi nhân viên hành lý tới hỗ trợ đưa hành lý, đồ đạc lên phòng.

Ở các khách sạn lớn, sảnh thường rất rộng và khó để gọi to để ra hiệu. Điều này cũng gây mất trật tự và thiếu chuyên nghiệp. Sử dụng chuông trở thành cách làm hiệu quả nhất. Và cái tên Bellman cũng bắt đầu từ đó.

++Có thể bạn quan tâm: Nhà tuyển dụng khách sạn cần gì ở một ứng viên?

Bellman làm gì?

Bellman không đơn thuần chỉ là người vận chuyển hành lý. Nhân viên hành lý có thể phải phụ trách một số công việc khác như:

  • Thông báo với khách thủ tục nhận phòng; hướng dẫn sử dụng một số các thiết bị, cơ sở vật chất của khách sạn. Bởi vậy, Bellman phải là người am hiểu nhất các vấn đề liên quan đến dịch vụ của khách sạn, đồng thời, có nhiều khi, khách hàng cũng hỏi các thông tin về sản phẩm, dịch vụ có tại địa phương, các cách để tiết kiệm chi phí, chọn chỗ ăn ngon, đặt trước dịch vụ,…
  • Hỗ trợ khách hàng các công việc vặt khi mang đồ lên phòng. Dù yêu cầu của khách có lặt vặt mức nào; để đảm bảo chất lượng dịch vụ được tốt, không Bellman nào có thể bỏ qua lời yêu cầu của khách hàng, dù đó chỉ là công việc vụn vặt nhất.
  • Chịu trách nhiệm giúp khách hàng chuyển fax, tin nhắn, các bưu kiện v.v trong thời gian nhanh nhất; đồng thời không quên ghi chép lại đầy đủ trong sổ nhât ký.
  • Chịu trách nhiệm đảm bảo gọn gàng tiền sảnh, đủ nhân lực phục vụ khách và giữ thái độ vui vẻ, nhiệt tình, chuyên nghiệp để khách được vui vẻ nhất.

++Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm “xương máu” xin việc vào khách sạn 5 sao!

Bellman là công việc luôn cần trong bất kỳ khách sạn nào. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng không bao giờ thiếu. Nếu hứng thú với công việc dịch vụ liên quan tới khách sạn, bạn có thể tham khảo để trở thành một nhân viên hành lý chuyên nghiệp.

————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!