Trang chủ Blog Trang 14

4 nghiệp vụ quan trọng nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp cần có

Tham gia bất cứ ngành nghề nào, người lao động cũng cần được đào tạo nghiệp vụ kỹ lưỡng. Trở thành một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp cũng không phải ngoại lệ.  Các nhân viên sẽ được đào tạo kỹ lưỡng từ cơ bản tới nâng cao tại các công ty bảo vệ chuyên nghiệp.

Dưới đây sẽ là những nghiệp vụ cơ bản mà mỗi nhân viên an ninh chuyên nghiệp cần có.

Võ thuật

Các nhân viên đủ điều kiện sức khỏe sẽ được tham gia các khóa huấn luyện võ tự vệ, đối kháng. Đặc thù công việc có thể gặp kẻ xấu bất cứ lúc nào. Điều này nhằm giúp nhân viên có khả năng tự vệ cũng như bảo vệ tài sản, tính mạng của khách hàng. Một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp phải chú trọng kỹ năng này.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy

Những nhân viên cần có kiến thức phòng cháy chữa cháy căn bản. Điều này giúp giảm thiểu tối đa về người và tài sản của khách hàng.

Kỹ năng sơ cứu, cấp cứu cơ bản

Các nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp cần có kỹ năng sơ, cấp cứu cơ bản. Điều này giúp giảm thiểu thiệt hại tối đa cho khách hàng khi không may có tình huống xấu xảy ra.

Văn hóa ứng xử và kiến thức pháp luật

Cuối cùng, đây là kỹ năng nền tảng và vô cùng quan trọng. Văn hóa ứng xử giúp nhân viên bảo vệ trở nên lịch sự, làm việc hiệu quả với khách hàng. Kiến thức pháp luật giúp họ có nhận thức đúng trong hành động. Nhờ đó, khả năng giải quyết các tình huống xấu có thể xảy ra sẽ tốt hơn.

Trên đây là những kỹ năng nghiệp vụ cơ bản một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp cần có. Tuy cơ bản nhưng vẫn vô cùng quan trọng. Hy vọng bạn đọc qua bài viết trên sẽ hiểu rõ hơn về ngành dịch vụ bảo vệ cũng như đặc thù nghiệp vụ của họ.

————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Tuyển dụng nhà hàng khách sạn thời điểm cuối năm: Tưởng không khó mà khó không tưởng!

Nhà hàng và khách sạn là một trong những ngành có sự tăng trưởng khá cao. Bởi vậy, các nhà tuyển dụng luôn trong guồng quay tìm kiếm nhân sự để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là trong 3 tháng cuối năm và cận Tết. Do thời điểm này, nhu cầu ăn uống và nghỉ dưỡng của khách hàng tăng nhanh chóng.

Nhà hàng và khách sạn là một trong những ngành có sự tăng trưởng khá cao.

Mặc dù có nhu cầu tuyển dụng khá lớn, các nhà hàng, khách sạn vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình này. Bài viết dưới đây phần nào liệt kê ra một số khó khăn trong quá trình tuyển dụng nhà hàng khách sạn.

++ Có thể bạn quan tâm: 3 website tuyển dụng nhà hàng khách sạn hàng đầu Việt Nam

  1. Nguồn ứng viên không đủ

Người lao động thời gian này thường có tâm lý muốn thực hiện những công việc riêng hoặc về quê. Thâm chí, người lao động đã có một công việc ổn định. Vì vậy, mọi người thường không hào hứng tham gia tuyển dụng.

  1. Nhà tuyển dụng không có thời gian

Thời điểm này, nhà tuyển dụng rất bận rộn bởi nhu cầu nghỉ dưỡng và ăn uống của khách hàng tăng cao. Nhà tuyển dụng cũng “đau đầu” chạy chỉ tiêu đề ra trong năm cũ và lên kế hoạch cho năm mới. Do đó, thời gian để xem xét hồ sơ, phỏng vấn các ứng viên cũng bị hạn chế.

++ HOT: Nhà tuyển dụng khách sạn cần gì ở một ứng viên?

  1. Hạn chế trong tiếp cận các ứng viên

Hiện nay, có quá nhiều kênh đăng tải thông tin tuyển dụng với nhiều công việc ở các lĩnh vực khác nhau. Do vậy, lượng thông tin đưa ra cho người lao động thường bị “trôi” hoặc bị loãng. Người lao động không thể nắm bắt hết thông tin và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hệ quả về phía các nhà tuyển dụng nhà hàng khách sạn, họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các ứng viên.

++ Có thể bạn quan tâm: List 5 công việc tại khách sạn HOT nhất hiện nay

  1. Cạnh tranh với các khách sạn, nhà hàng khác

Nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều và liên tục. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu tuyển dụng nhân sự lĩnh vực này rất cao. Sự cạnh tranh giữa các đơn vị tuyển dụng , khiến việc tiếp cận các ứng viên bị hạn chế. Bạn sẽ không tuyển dụng được ứng viên nếu bạn không đủ hấp dẫn và thu hút. Cũng đồng nghĩa, nhà tuyển dụng có khả năng cao mất nhiều ứng viên tiềm năng.

————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Thợ xây dựng và những điều cần biết

Thợ xây dựng hay thường được gọi là thợ hồ, thợ xây, thợ nề. Đây là công việc mang tính tự do rất cao. Rất ít thợ xây dựng được đào tạo qua trường lớp. Phần lớn họ đều tự học qua làm việc trực tiếp. Bài viết “Thợ xây dựng và những điều cần biết” sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ và khách quan về nghề thợ xây.

Thợ xây dựng là những người lao động chân tay có tay nghề tham gia vào quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình, nhà cửa.

Thợ xây dựng tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình, nhà cửa.

Nghề thợ xây được xem là nghề phải bỏ ít vốn. Tuy nhiên, nghề này đòi hỏi sức khỏe tốt cùng kỹ năng khéo léo và kinh nghiệm. Nam giới thường là đối tượng tham gia vào ngành nghề này. Phụ nữ chỉ đi theo phụ giúp cơm nước hoặc phụ hồ.

Thợ xây lành nghề, có uy tín được chủ nhà thương lượng và bàn giao hợp đồng được gọi là thợ cả. Người thợ cả nhận hợp đồng theo giá thỏa thuận rồi tập hợp thợ làm. Thợ cả có thể nhận cùng lúc nhiều hợp đồng. Và thường mất hai tới bốn tháng là có thể hoàn tất xây dựng một căn nhà. (nhanh hay chậm tùy số lượng người tham gia)

Nghề thợ xây dựng làm những gì?

Bắt đầu, những người thợ thường bắt đầu công việc từ những việc chân tay lao động phổ thông. Công việc bao gồm: khuân gạch, đào đất, xách hồ, xách nước,… đa phần là những công việc phụ giúp cho thợ chính.

Trải qua một quá trình rèn luyện mới có thể trở thành thợ chính

Khi đã quen với các công việc trên, thợ sẽ có dần có kỹ năng trộn hồ, phụ quét vôi, phụ đóng trần. Họ sẽ được thợ chính kèm cặp và hướng dẫn để lên thành thợ phụ. Thời gian để thợ học việc trở thành thợ phụ mất khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Điều này tùy thuộc vào thái độ và tư duy của người học việc.

Sau một thời gian, thợ phụ đã vững tay nghề hơn. Lúc này, thợ phụ có thể bắt đầu làm những công việc từ dễ tới khó. Giai đoạn này khá quan trọng. Nếu ai đạt yêu cầu về trình độ và kỹ năng sẽ được công nhận là thợ chính. Thợ chính cũng được chia thành nhiều bậc với nhiều mức lương khác nhau.

Thợ chính thường phải tự học thêm về cách đọc các bản vẽ thi công. Người thợ chính nào có nền tảng kiến thức ổn (cấp phổ thông) sẽ tiến bộ rất nhanh. Bên cạnh đó, thợ chính cũng cần bổ sung kiến thức về đọc bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, đọc dự toán.

Thợ chính cần bổ sung kiến thức về đọc bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, đọc dự toán.

Người thợ chính có thể học ngay tại công trình với sự trợ giúp của các kỹ sư. Thợ chính cũng có thể các trung tâm học nghề để bổ sung kiến thức.

Công việc của người thợ xây trải dài từ khâu đào móng đến lúc hoàn thiện:

  • Đào móng: Người thợ xây cần lấy chuẩn xác độ cao của công trình; xác định độ sâu của móng, cân móng cho vuông góc, song song, xác định vị trí móng. Người thợ xây cũng nên tư vấn cho khách hàng loại sắt phù hợp để làm sắt vỉ móng, cổ móng đà kiềng.
  • Sau khi hoàn thiện móng, bước xây dựng tiếp đến sắt cột và đổ cột. Thợ chính phải làm việc với thợ sắt và cốp-pha để chuẩn bị sắt, khuôn cho việc đổ cột bê tông.
  • Đổ xong cột bê tông, thợ xây có thể xây tường bao luôn và đổ sàn.
  • Sau đó, một loạt các công đoạn sẽ được hoàn thiện như: lắp đặt cửa, làm cầu thang (đây là một việc khó nhất), mũ cột, làm các công trình phụ, chạy các chỉ tường, quét vôi,  tô tường, sơn, lát gạch nền, ốp gạch tường….

Thợ xây dựng làm việc ở đâu?

Thợ xây dựng thường làm việc tại các công trường xây dựng trên khắp cả nước.

Những năm gần đây nhu cầu xuất khẩu lao động nghề xây dựng đến các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Dubai, Trung Quốc tăng mạnh. Điều này đòi hỏi người thợ xây không ngừng nâng cao tay nghề để đáp ứng nhu cầu ngàng càng cao của thị trường.

Học nghề xây dựng ở đâu?

Người lao động có thể tới các trung tâm dạy nghề để đăng ký theo học các khóa huấn luyện và đào tạo để có các kiến thức căn bản. Bên cạnh đó, người lao động phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng ở ngoài thực tế. Theo sát công trình, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước cũng là một cách hiệu quả để hoàn thiện kỹ năng.

————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc không yêu cầu kinh nghiệm hay bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

5 tố chất cần có để trở thành một thợ may thành công

5 tố chất để trở thành một người thợ may thành công

Từ xưa tới nay, nhu cầu được mặc đẹp trở nên vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống. Bởi vậy, nghề may thời trang hay gọi nhanh là thợ may luôn luôn có chỗ đứng trong xã hội cả ở địa vị lẫn mức thu nhập tương đối hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công việc cũng như những yêu cầu khá khắt khe của công việc tưởng chừng như đơn giản này.  Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những hình dung rõ hơn về 5 tố chất cần có để trở thành một thợ may thành công trong tương lai.

++ Có thể bạn quan tâm: TOP công việc kiếm bội tiền từ nghề thời trang may mặc

  1. Đôi bàn tay khéo léo

Đầu tiên, người thợ may cần có một đôi bàn tay vô cùng khéo léo. Một đôi tay linh hoạt và khéo léo sẽ giúp người thợ may cẩn trọng, sắc nét trong từng đường vẽ, nét cắt, đường may, thậm chí là tỉ mỉ ở từng chi tiết rất nhỏ trong trang phục. Điều này chắc chắn sẽ làm bộ trang phục của bạn vô cùng trau chuốt, chỉn chu và tinh tế.

2. Nhẫn nại, kiên trì

Nếu bạn dễ nổi nóng, và hay cáu bẳn thì công việc này sinh ra không dành cho bạn rồi. Một thợ may sẽ mất rất nhiều thời gian để học tập và thực hành trên các sản phẩm. Dĩ nhiên, sai sót trong quá trình học và luyện tập là không thể tránh khỏi. Nếu bạn dễ nản chí thì tốt nhất không nên bước chân vào lãnh địa của ngành may mặc. Đôi khi một thợ may sẽ phải kết hợp và cộng tác với rất nhiều nhóm người mới có thể hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu về thời gian và ý tưởng của khách hàng. Nếu mất kiên nhẫn và hay nổi nóng, bạn có chắc là mình sẽ làm việc nhóm thật tốt không?

++ Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Làm việc nhóm: Chấp nhận sự khác biệt và tôn trọng lẫn nhau!

3. Nhanh nhạy với các xu hướng thời trang

Người thợ may cần nắm rõ và nhanh nhạy các xu hướng thời trang đang thịnh hành. Điều này giúp họ tư vấn, giải thích cho khách hàng những thiết kế đặc sắc hay những chi tiết có thể đã lỗi thời. Thời trang thay đổi từng ngày, từng giờ. Nếu bạn không nhanh nhạy cập nhật các xu hướng màu sắc, chất liệu hay kiểu dáng, bạn rất dễ bị đào thải khỏi ngành công nghiệp này. Đây là một tố chất cần có để trở thành một thợ may thành công.

4. Có kỹ năng giao tiếp với khách hàng

Thời trang liên quan tới thẩm mỹ. Thẩm mỹ của mỗi người sẽ rất khác nhau. Bạn không thể bắt ép khách mặc kiểu này hay sử dụng họa tiết kia nếu họ nhất quyết không thích. Người thợ may khi này cần có một thái độ đúng mực, hiểu ý khách hàng. Bên cạnh đó, cần nắm bắt được gu thẩm mỹ của khách hàng để dễ dàng tư vấn. Người thợ may cần có thái độ tôn trọng khách hàng và nhẹ nhàng giải thích cho khách hàng.

5. Tầm sư học đạo

Cuối cùng, bạn nên tìm cho mình một người thầy đủ tâm và đủ tầm để theo học.  Một người thầy giỏi sẽ tạo nên những học trò ưu tú. Tay nghề của bạn sẽ lên rất nhanh nếu được chỉ dạy bởi những người thầy giỏi.

Phẩm chất qua thời gian sẽ dần hoàn thiện. Đừng thất vọng nếu bạn đam mê với thời trang mà vẫn cảm thấy thiếu những tố chất quan trọng. Tóm lại, chăm chỉ thực hành nhiều và rèn luyện bản thân bạn sẽ đạt được thành công!

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

Hướng dẫn viết CV xin việc làm thêm cho sinh viên

Chứng chỉ giải thưởng sẽ là điểm cộng đẹp trong cv xin việc làm thêm

Bạn là sinh viên? Bạn từng phải đau đầu vì gửi CV xin việc làm thêm nhưng bị từ chối? Vậy bạn có biết tại sao mình lại thất bại không? Nguyên nhân có thể ở chính lá đơn xin việc viết không đúng cách của bạn đấy.

Đừng nghĩ rằng chỉ là công việc làm thêm thì không cần quan trọng đến CV. Chiếc CV chính là ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng dành cho bạn, vậy nên tuyệt đối không được qua loa. Đọc ngay hướng dẫn viết CV xin việc làm thêm ấn tượng dành cho sinh viên mà Viecngay.vn gợi ý dưới đây nhé.

CV xin việc làm thêm cho sinh viên
Cách viết CV xin việc làm thêm cho sinh viên chuẩn
CƠ HỘI TÌM VIỆC LÀM THÊM CHO SINH VIÊN
Việc làm thêm tại nhà List việc làm part-time

1. MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP VÀ THÔNG TIN CÁ NHÂN

Đối với phần đầu tiên này, bạn chỉ cần điền thông tin trung thực và lưu ý một số điểm sau:

– Ảnh đại diện: chọn ảnh rõ mặt, nghiêm túc, không bị nhòe, mờ, tốt nhất không nên để ảnh selfie.

– Cung cấp một số thông tin cá nhân cơ bản nhất như Ngày sinh, Số điện thoại, Địa chỉ, Email để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với bạn.

Lưu ý email nên là tên thật của bạn để thể hiện sự chuyên nghiệp.

Ví dụ:

[email protected] hoặc [email protected] => nên

[email protected] => không nên

– Phần mục tiêu nghề nghiệp: vì vẫn đang là sinh viên, nên bạn chỉ cần nói về mục tiêu ngắn hạn và những điều mình muốn học hỏi cũng như hoàn thiện trong tương lai gần. Ngắn gọn nhất có thể.

Đừng nhắc đến những điều quá to tát như trở thành trưởng phòng marketing, giám đốc bộ phận nhân sự… khi mà bạn còn chưa có cả kinh nghiệm làm việc và định hướng nghề nghiệp chính xác. Nhà tuyển dụng rất có thể sẽ đánh giá bạn là con người phóng đại và sáo rỗng.

>> Xem thêm: Top 5 việc làm thêm theo giờ HOT nhất!

2. HỌC VẤN

Điền tên trường đại học/cao đẳng/trung cấp và ngành bạn đang theo học ở hiện tại. Có thể bổ sung thêm các đề án, nghiên cứu khoa học nếu bạn cảm thấy nó liên quan trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển.

Lưu ý:

Không nên đưa cả quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2 vào CV xin việc làm thêm của bạn.

3. KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

Nêu kinh nghiệm làm việc trong cv xin việc làm thêm

Liệt kê theo thứ tự thời gian từ công việc gần nhất đến các công việc trước đó bạn đã từng làm. Mô tả các trách nhiệm công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ, và tốt nhất là có minh chứng kèm theo (ví dụ sản phẩm thiết kế, link bài đã đăng…). Đưa ra cả những thành tựu và kỹ năng bạn đạt được từ công việc này.

– Trong trường hợp bạn đã từng làm thêm nhiều công việc, hãy chọn lọc những việc có chuyên môn hay kỹ năng liên quan trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển.

– Còn nếu bạn chưa có kinh nghiệm, chỉ tham gia các hoạt động tình nguyện, làm thêm các việc như phát tờ rơi, shipper…, thì vẫn có thể đề cập. Nhưng lưu ý chỉ ra chi tiết những điều bạn học hỏi được và phục vụ hiệu quả cho vị trí đang ứng tuyển như kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sự linh hoạt, năng động, sáng tạo…

Lưu ý:

Không nên đề cập đến các công việc ngắn hạn (dưới 6 tháng), ngoại trừ khóa thực tập.

4. HOẠT ĐỘNG

Liệt kê các hoạt động tình nguyện, cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ, sự kiện mà bạn đã hoặc đang tham gia (có thể kèm theo chứng nhận, giấy khen của từng hoạt động cụ thể).

Nếu bạn không tham gia hoạt động nào, có thể bỏ qua (xóa) phần này.

>> Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang giúp tìm việc làm thêm cấp tốc cho sinh viên

HOT: Vạch mặt 4 chiêu lừa đảo việc làm sinh viên!

5. CHỨNG CHỈ, GIẢI THƯỞNG

Chứng chỉ giải thưởng sẽ là điểm cộng đẹp trong cv xin việc làm thêm

– Liệt kê chứng chỉ của các khóa đào tạo kỹ năng mềm hay chuyên môn có liên quan đến công việc mà bạn đã tham gia.

Ví dụ: Chứng chỉ tiếng Anh (TOEIC, IELTS), chứng chỉ tin học văn phòng MOS, chứng chỉ tốt nghiệp khóa học thiết kế…

– Phần giải thưởng đề cập đến thành tích học tập, công việc, thành tích tại các cuộc thi bạn đã tham gia.

Còn nếu không có chứng chỉ hoặc giải thưởng nào liên quan, bạn có thể bỏ qua (xóa) phần này.

6. KỸ NĂNG

Phần này không nên liệt kê dài dòng tất cả những gì bạn có. Hãy chọn lọc những kỹ năng có thể giúp ích cho công việc đang ứng tuyển.

Ngoài ra còn có thể đưa minh chứng ngắn gọn những kỹ năng trên đạt được qua hoạt động, công việc gì.

Ví dụ: các kỹ năng phổ biến cần có trong CV khi đi xin việc làm thêm: làm việc nhóm, tư duy logic, phản biện, sáng tạo, thuyết trình, làm việc với máy tính, viết lách…

7. SỞ THÍCH

Đây là mục giúp nhà tuyển dụng đánh giá thêm về tính cách và sự phù hợp với môi trường làm việc của bạn. Chỉ nên nêu một vài sở thích tiêu biểu, hoặc có thể phục vụ cho vị trí ứng tuyển thì càng tốt.

Ví dụ: ứng tuyển vị trí copywriter thì sở thích đọc sách là một lợi thế, ứng tuyển cộng tác viên sự kiện thì sở thích chụp ảnh, quay phim là một lợi thế…

8. THAM KHẢO

Mục này điền tên người quản lý hay trực tiếp phụ trách bạn để nhà tuyển dụng đối chiếu các thông tin trên CV xem có chính xác không.

– Nếu có thì điền đầy đủ họ tên, chức vụ, số điện thoại và email của người đó.

– Còn nếu không có thì bỏ qua (xóa mục), đây là mục tùy chọn.

Hoàn thành một bản CV xin việc chỉnh chu cho riêng mình chưa bao giờ là thừa. Đôi khi bạn không tưởng tượng được những lợi ích thiết thực nhất mà một mẫu CV ấn tượng và đẹp mắt đem lại đâu.

Chúc các bạn viết được CV xin việc làm thêm thành công!

6 sai lầm trong công việc có thể “giết chết” tương lai của bạn

Trong cuộc sống, công việc và học tập, bất cứ ai cũng sẽ có lúc mắc sai lầm. Những sai lầm này nếu không kịp thời phát hiện và sửa chữa thì có thể phá hoại cả tương lai lẫn sự nghiệp của bạn.

1. Tin rằng mình phải biết mọi thứ và phải tự tay làm mọi thứ

Kiến thức và kỹ năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết giúp bạn thành công trên con đường sự nghiệp. Tuy nhiên, tuyệt đối đừng nghĩ rằng mình cần phải biết mọi thứ và phải tự tay làm tất cả mọi việc. Điều này đôi khi có thể khiến bạn quá tải, stress vì không thể đáp ứng được kỳ vọng của bản thân. Ngoài ra, điều này còn khiến bạn trở thành người quản lý không có lòng tin vào cấp dưới trong mắt các nhân viên.

Hãy nhớ rằng những người thành công nhất là người biết tận dụng thế mạnh của đồng đội cũng như tạo ra môi trường phù hợp để mọi thành viên trong nhóm cùng làm việc và hoàn thành mục tiêu chung một cách tốt nhất.

2. Cho rằng kỹ năng lãnh đạo sẽ tự nhiên mà có theo thời gian

Năng lực chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm làm việc dày dạn có thể giúp bạn được đề bạt lên làm lãnh đạo. Tuy nhiên, thiếu kỹ năng lãnh đạo đôi khi sẽ là một trong những lý do khiến bạn không thể trụ vững ở vị trí này.

Căn bệnh của hầu hết những người giỏi khi được đề bạt lên vị trí cao hơn là nghĩ rằng bản thân không cần thiết phải được đào tạo kỹ năng lãnh đạo thêm nữa. Trên thực tế, kỹ năng lãnh đạo sẽ không tự nhiên mà có theo thời gian. Để có được kỹ năng này, bạn cần học hỏi, trau dồi, rèn luyện và phát triển liên tục. Bạn có thể tham gia các khóa học hoặc tuyển thêm một người cố vấn để giúp phân tích điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân nhằm góp phần dựng xây sự tự tin của chính bạn.

3. Bỏ bê cuộc sống để theo đuổi thành công

Làm việc trong nhiều giờ hơn không đồng nghĩa với việc bạn thành công hơn người khác. Thời lượng bạn bỏ vào công việc thực sự không quan trọng bằng chất lượng lao động trong khoảng thời gian ấy. Rất nhiều người có thể làm việc cả ngày lẫn đêm nhưng vẫn không hiệu quả bằng những người “tan ca” sớm để dành thời gian cho gia đình, chăm sóc sức khỏe và duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Không thiếu những nghiên cứu khoa học đã chứng minh cho việc chúng ta chỉ hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất khi đi kèm với sự nghỉ ngơi, tập thể dục, thiền định hay bất cứ hoạt động nào giúp cơ thể và tinh thần được thư giãn. Đừng vùi đầu thâu đêm suốt sáng vào công việc để rồi khiến bản thân trở nên tàn tạ. Cũng đừng bỏ bê gia đình, bạn bè hay chính sức khỏe của mình chỉ vì lí do công việc. Rốt cuộc, bạn sẽ chẳng còn lại gì đâu.

4. Mắc bệnh cả thèm chóng chán

Là một người trẻ sống trong thời đại công nghệ phát triển, rất có thể tinh thần khởi nghiệp của bạn là luôn khát khao các nền tảng công nghệ mới và không ngần ngại bắt tay vào những dự án chưa từng được thực hiện để có thể tạo ra giá trị hoàn toàn mới. Đây là một tinh thần đáng mừng và đáng được trân trọng.

Tuy nhiên, đối với một số cá nhân, tinh thần như thế này cũng đi kèm với một mặt trái. Nếu như bạn đang liên tục theo đuổi những dự án mới nhưng lại nhanh chóng mất đi hứng thú và lặp đi lặp lại quá trình này, thì nguy sự nghiệp của bạn đi chệch hướng là khá cao.

5. Chỉ theo đuổi chức danh thay vì làm tốt vai trò của mình

Những người chỉ theo đuổi chức danh thay vì nỗ lực làm việc để đạt kết quả tốt nhất thường là những người chỉ dừng lại ở mức trung bình. Nếu bạn chỉ quan tâm đến chức danh hay địa vị – vốn là những thứ bên ngoài – hơn là những giá trị cốt lõi bên trong có thể giúp bạn đạt được vị trí đó, thì bạn có thể tự tay phá hủy thành công của chính mình.

Thế nên, hãy tập trung vào việc làm thế nào để phát triển bản thân của chính bạn trước, hơn là dòm ngó thứ mà hiện nay bản thân chưa sẵn sàng. Khi bạn đã tích lũy đủ mọi thứ cần thiết, thì đến kỳ thuận hiệp, tự khắc bạn sẽ được nhấc lên.

6. Qua cầu rút ván

Đây có thể là sai lầm lớn nhất của tất cả chúng ta. Khi nghỉ việc, có thể bạn sẽ hấp tấp mà oang oang với mọi người về những sai lầm hay hạn chế mà bạn tận mắt chứng kiến ở công ty cũ. Điều đó có thể làm bạn thỏa mãn trong giây lát, song có thể khiến bạn trả giá bằng uy tín của chính mình

Bạn có thể sẽ gặp lại sếp hay đồng nghiệp cũ trong tương lai mà chính bạn cũng không ngờ tới. Vì thế hãy cư xử lịch thiệp khi nghỉ việc. Hãy để mọi người nhớ về mình với sự tôn trọng và quý mến chứ không phải là những ấn tượng xấu xí.

————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

4 kỹ năng giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng

Bạn chắc hẳn đã từng băn khoăn trước mỗi buổi phỏng vấn rằng “Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm nhân tố gì ở ứng viên?” và “Làm sao để có thể cho họ biết mình đang thực sự sở hữu những gì mà họ bấy lâu kiếm tìm?”. Dưới đây là 4 kỹ năng chắc chắc sẽ giúp bạn ghi điểm với NTD.

1. Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork)

Điều làm nên sức mạnh của một công ty là đội ngũ nhân viên không chỉ giỏi về kiến thức, kỹ năng mà còn là những con người làm việc nhóm với nhau tốt. Ý thức rõ điều này, nhà tuyển dụng luôn đặt năng lực làm việc nhóm là một trong những tiêu chí không thể thiếu trong quá trình tuyển chọn ứng viên.

Làm việc nhóm không phải đơn thuần chỉ là cùng nhau bàn bạc, thảo luận, tranh luận để đưa ra phương án, giải pháp, kết quả cuối cùng tốt nhất, mà nó còn là cơ hội để từng thành viên thể hiện năng lực và đóng góp vào kết quả chung. Một trong những câu hỏi kinh điển giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên: Hãy kể về trải nghiệm đáng nhớ nhất trong quá trình làm việc nhóm của bạn.

Bạn đang ở mức độ nào của kỹ năng làm việc nhóm?

Mức độ vận dụng:

  • Cộng tác, hợp tác với những người khác

  • Đóng góp vào thành quả chung của cả nhóm

  • Có trách nhiệm

Mức độ thành thạo:

  • Cộng tác/Hợp tác với những người khác bằng sự tin tưởng.

  • Linh động

  • Giúp đỡ thành viên khác cùng đạt mục tiêu

  • Làm việc tốt với cả nội bộ và những người ngoài công ty

2. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership)

Chỉ có leader mới thực sự cần kỹ năng/khả năng lãnh đạo? Câu trả lời là không. Khả năng lãnh đạo trong nhiều trường hợp được hiểu theo nghĩa hẹp là khả năng dẫn dắt một nhóm người đạt một kết quả nhất định. Điều này vô hình dung khiến chúng ta nghĩ rằng khả năng lãnh đạo chỉ có leader mới cần sở hữu. Nhà tuyển dụng mong muốn tìm thấy khả năng lãnh đạo ở ứng viên bởi họ hy vọng rằng mỗi ứng viên sẽ là những con người thực sự cầu tiến, sáng tạo và chủ động trong công việc.

Bạn đang ở mức độ nào của kỹ năng lãnh đạo?

Mức độ vận dụng:

  • Có trách nhiệm với thành công và thất bại của tập thể

  • Tạo được sự tin tưởng

  • Công nhận sự cố gắng, nỗ lực của mỗi thành viên

  • Có ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của người khác

Mức độ thành thạo:

  • Hành động trên những giá trị được vạch ra trước

  • Truyền động lực, lan toả tinh thần tích cực cho thành viên

  • Giúp thành viên nhận ra được khuyết và ưu điểm của chính bản thân mình

  • Thuyết phục thay đổi theo hướng tích cực

3. Kỹ năng giao tiếp (Communication)

Đối với kỹ năng này, nhà tuyển dụng không nhất thiết phải nghe bất kỳ câu chuyện nào của bạn về khả năng giao tiếp đã giúp bạn như thế nào trong cuộc sống, bởi họ có. thể nhận biết được khả năng giao tiếp của bạn có tốt hay không ngay trong buổi phỏng vấn.

Bạn đang ở mức độ nào của kỹ năng giao tiếp?

Mức độ vận dụng:

  • Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và khách hàng

  • Thu thập thông tin để hiểu vấn đề trên nhiều khía cạnh

  • Tiếp thu, học hỏi lời khuyên

  • Sử dụng nhiều cách (viết, nói,…) để truyền tải thông điệp

  • Giao tiếp rõ ràng, mạch lạc

Mức độ thành thạo:

  • Xây dựng mối quan hệ chiến lược với khách hàng, thân thiết với đồng nghiệp, bạn bè

  • Chủ động tìm kiếm, hiểu kỹ càng vấn đề được đề cập trong lúc giao tiếp

  • Duy trì liên lạc thường xuyên

  • Sử dụng tối ưu các công cụ giao tiếp (viết, nói,…)

  • Truyền cảm hứng, thay đổi quan điểm

4.  Khả năng xử lý tình huống (Problem-Solving)

Bạn sẽ gặp phải nhiều tình huống khác nhau trong môi trường làm việc. Nhà tuyển dụng cần phải biết được rằng bạn có đủ năng lực và sự nhạy bén để có thể đương đầu với khó khăn. Vì vậy, bạn sẽ chắc chắn được hỏi những câu hỏi kiểm tra năng lực xử lý tình huống.

Thông qua câu hỏi kiểm tra năng lực xử lý tình huống, nhà tuyển dụng sẽ biết được:

  • Cách bạn tiếp cận vấn đề

  • Tư duy phản biện (Critical-thinking)

  • Khả năng xoay sở dưới áp lực

  • Khả năng xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy đến

Bạn đang ở mức độ nào của kỹ năng xử lý tình huống?

Mức độ vận dụng:

  • Xác định vấn đề và giải pháp

  • Thu thập, xử lý thông tin

  • Tham khảo lời khuyên

  • Phản ứng nhanh với tình huống bất ngờ

Mức độ thành thạo:

  • Thu thập, xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhanh chóng

  • Linh động trong việc giải quyết tình huống bất ngờ

  • Dự trù rủi ro khác sẽ xảy ra

  • Đưa ra quan điểm/giải pháp rõ ràng, thiết thực

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn những mong muốn của nhà tuyển dụng, đồng thời đưa ra những định hướng thiết thực về những kỹ năng mà mỗi ứng viên nên sở hữu. Hãy luôn tận dụng mọi cơ hội để rèn luyện những kỹ năng đó. Và cũng đừng quên đánh giá bản thân sau mỗi hoạt động, công việc mà mình đảm nhận! Chúc bạn may mắn.

————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Những câu nói khiến bạn mất điểm trong vòng phỏng vấn

Phỏng vấn có thể coi là phần quan trọng nhất trong quy trình tuyển dụng, quyết định xem liệu ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Do đó, dù có thể bạn chưa biết trả lời phỏng vấn sao cho thật “hoàn hảo”, thì cũng hãy nhớ những điều “cấm kỵ” khi đi phỏng vấn này! 

1. Không biết gì, hoặc biết… “lơ mơ” mình ứng tuyển

“Anh/chị đã biết gì về công ty của chúng tôi?” Đây là câu hỏi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ đặt cho ứng viên trong vòng phỏng vấn. Luật lệ số 1 bạn cần phải nhớ: Nghiên cứu trước đi! Bạn chắc chắn sẽ không muốn bước vào một cuộc phỏng vấn với vốn hiểu biết bằng “zero” về vị trí hoặc công ty mình đang ứng tuyển đâu. Hãy thể hiện rằng bạn hứng thú với vị trí này đủ để dành thời gian tìm hiểu xem bản thân hiểu gì về công ty, mình có thể làm được những gì và có thể hòa nhập được không. Bạn nên bắt đầu bằng việc lên mạng hoặc tìm một nhân viên đã/đang làm ở công ty đó để tham khảo trước ngày phỏng vấn.

>> Xem thêm: 20 câu hỏi ứng tuyển nhân viên văn phòng hay gặp nhất!

2. “Ừm, công ty cũ của tôi ấy mà…”

ky-nang-phong-van-1
Bạn tuyệt đối không nên “nói xấu” về công ty cũ trong vòng phỏng vấn.

Điều cấm kỵ thứ 2: Tuyệt đối không “nói xấu” về công ty cũ trong vòng phỏng vấn. Hãy luôn giữ sắc thái trung lập và cố gắng tỏ ra tích cực, tập trung vào những gì bạn đã học được từ mỗi trải nghiệm cũng như những mục tiêu của bạn trong tương lai. Đây là điều đặc biệt cần chú ý nếu bạn được hỏi về lí do từ bỏ công việc cũ của mình.

3. “Tôi không hợp với sếp của mình lắm.”

Tương tự như trên, bạn tuyệt đối không nên bình luận tiêu cực về bất cứ đồng nghiệp nào ở chỗ làm cũ. Cho dù sếp cũ của bạn có thể là kẻ xấu tính nhất thế giới thật, thì người phỏng vấn hiện tại cũng không biết điều đó. Và cách nói này sẽ khiến họ nghi ngờ rằng liệu bạn có phải là người khó hợp tác hay không.

4. “Thật lòng mà nói, tôi đang rất lo lắng đây.”

Đối với nhiều người, phỏng vấn có thể thực sự là khoảnh khắc lo lắng và hoảng loạn nhất trên đời. Tuy nhiên, chẳng công ty nào muốn tuyển một nhân viên thiếu tự tin cả. “Vậy nên trong trường hợp này, trung thực không phải là lựa chọn tốt nhất”, theo Amy Hoover, chủ tịch của TalentZoo, “Hãy cố gắng tỏ ra mình hoàn toàn bình tĩnh, và rồi bạn sẽ bình tĩnh lại thôi!”.

5. “Tôi có thể làm bất cứ việc gì!”

Nhà tuyển dụng sẽ muốn tìm kiếm những ứng viên có niềm đam mê mạnh mẽ với công việc và vai trò họ đảm nhiệm. Vậy nên khi bạn nói những câu kiểu như, “Dù anh/chị đang tuyển dụng vị trí nào cũng được – tôi sẽ nhận hết!”, thực ra bạn không hề “ăn điểm” đâu. Thay vào đó, bạn nên “nhắm” đến một vị trí nhất định và chuẩn bị sẵn sàng để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy vì sao công việc đó nên được dành cho bạn.

>> Có thể bạn quan tâm: 5 bước giúp bạn vượt qua “nỗi đau” bị nhà tuyển dụng từ chối

6. “Tôi biết mình không có nhiều kinh nghiệm cho lắm, nhưng…”

Đây là một lỗi cực kì dễ mắc phải, dù bạn có là sinh viên vừa ra trường hay đã đi làm được vài năm. Khi bạn xin lỗi vì những kinh nghiệm bạn không có thì về bản chất, bạn đang tự thừa nhận rằng mình không phải lựa chọn tốt nhất với nhà tuyển dụng. Đừng để điều đó xảy ra trong phòng phỏng vấn. Thay vì chú ý vào điểm yếu, bạn nên thể hiện sự tích cực, tập trung vào điểm mạnh và nhấn mạnh những kĩ năng bạn có thể giúp ích cho công việc, cũng như sự nhiệt huyết của bạn đối với vị trí đó.

7. “Tôi có viết điều đó trong CV, anh/chị có thể đọc lại xem.”

Nếu NTD hỏi về những điều bạn đã viết trong CV, điều đó có nghĩa là họ muốn bạn nói rõ hơn những gì bạn đã viết.

“Vấn đề là thế này: Tôi biết là thông tin đó có trong CV của bạn, nhưng nếu tôi đã hỏi bạn về một công việc hoặc hoạt động cụ thể, điều đó có nghĩa là tôi muốn bạn nói cho tôi nhiều hơn những gì bạn đã viết. Đây cũng là cách đánh giá kĩ năng giao tiếp của ứng viên. Bạn phát âm có rõ ràng không? Bạn là người có thể đi gặp mặt khách hàng, hay là người chỉ nên làm việc tại văn phòng thôi?”, Nando Rodriguez, Trưởng bộ phận Employment Branding tại Ogilvy & Mather, chia sẻ. “Nếu nhà tuyển dụng hỏi về một kĩ năng nào đó, đừng bảo họ đọc CV của bạn, mà thay vào đó hãy tận dụng khoảnh khắc này để tỏa sáng.” ++Tìm việc làm thêm theo nhu cầu ngay tại ĐÂY.

8. “Yes! Mình biết cách trả lời câu này rồi!”

Khi bạn đã chuẩn bị quá kĩ lưỡng (tới mức thuộc lòng cả buổi phỏng vấn) và chỉ chờ mong nhà tuyển dụng thốt ra những câu hỏi “tủ” của mình, bạn thường sẽ rất khó tham gia vào cuộc đối thoại cùng người đang phỏng vấn bạn. Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng sẽ không thuê một người có vẻ thờ ơ tới mức không thể có nổi một cuộc trò chuyện tử tế. Tất nhiên là bạn nên chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn, nhưng đừng cứng nhắc học thuộc lòng tất cả – cứ trò chuyện và trả lời một cách tự nhiên thôi.

9. “Sự cầu toàn là điểm yếu lớn nhất của tôi”.

Một số ứng viên nghĩ rằng câu nói này sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, nhưng không. Nhà tuyển dụng không hề bất ngờ mà còn có thể thấy khó chịu phần nào vì nó nghe như một câu trả lời “mẫu” đã được lặp lại quá nhiều lần. Cách trả lời này cũng không đem lại thêm chút thông tin nào cho nhà tuyển dụng về phong cách làm việc hay tính cách của bạn (đặc biệt là khi một nửa số ứng viên còn lại cũng trả lời tương tự). Lời khuyên cho bạn là hãy thử những câu trả lời trung thực và chân thành hơn.

Những điều “cấm kị” này có làm bạn giật mình không? Bạn đã từng lầm lỡ thốt ra câu nói nào trong buổi phỏng vấn xin việc của mình chưa? Hãy ghi nhớ thật kĩ những điều trên đây trước khi khám phá thêm những câu nói tối kị không ngờ khác trong các phần tiếp của loạt bài này nhé!

– Tổng hợp – 

————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Làm sao để trở thành một nhân viên lễ tân giỏi?

việc làm nhân viên lễ tân

Lễ tân là vị trí mà nhân viên cần phải luôn tươi cười chào hỏi khách cũng như giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Nghe có vẻ đơn giản và nhàn nhã hơn các công việc khác mà lương cũng khá ổn tuy nhiên khi làm việc bạn sẽ có cảm nhận khác. Để có thể trở thành nhân viên lễ tân xuất sắc không dễ dàng tý nào. Dưới đây là lời khuyên cho ai yêu thích việc làm nhân viên lễ tân !!

1. Hiểu rõ về nhiệm vụ của vị trí này

Việc làm nhân viên lễ tân sẽ khác nhau tùy vào nơi mà bạn ứng tuyển vào. Tuy nhiên chủ yếu nhiệm vụ của công việc này chào hỏi, tiếp khách, giúp khách giải đáp thắc mắc, đặt phòng, đặt bàn…

++ Tìm hiểu thêm: Nghiệp vụ lễ tân là gì? Đây là những điều bạn cần biết!!

việc làm nhân viên lễ tân

2. Làm việc linh hoạt

Đổi ca liên tục là điều có thể xảy ra khi bạn đi làm việc. Bạn có thể phải đổi ca làm liên tục như ca ngày, ca đêm và thậm chí làm cả cuối tuần. Vì thế, bạn cũng cần phải chuẩn bị tinh thần cũng như sắp xếp thời gian để làm việc theo kế hoạch hoặc sự thay đổi bất ngờ.

++ Xem thêm: Nhân viên lễ tân nhà hàng là gì?

3. Có nền tảng “giáo dục” tốt 

Để làm lễ tân xuất sắc, bạn tối thiểu phải tốt nghiệp trung học. Ngoài ra cần có một vài kỹ năng khác cần phải học tập và trau dồi.

+ Bằng Tiếng Anh và tham gia những lớp học giao tiếp sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp với khách cả trong và ngoài nước.

+ Bằng cấp hay chứng chỉ về tài chính, kế toán để có thể giải quyết nhanh các vấn đề về tiền bạc với khách khi có trục trặc.

+ Có kỹ năng tin học văn phòng như Word, Excel, Outlook, Access vì nhiều nơi hiện đại quản lí quá trình tiếp khách, đặt phòng, đặt bàn hoàn toàn trên máy tính.

+ Tham gia các khóa học nghiệp vụ tại các nhà hàng, khách sạn cũng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn.

việc làm nhân viên lễ tân

4. Có kinh nghiệm từ các công việc văn phòng hay tiếp tân

Làm tiếp tân hoặc trợ lý tiếp tân tại những trung tâm hay những nơi tương tự sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu khi trở thành một tiếp tân thực sự. Ngoài ra, nói chuyện và học hỏi kinh nghiệm từ những nhân viên đi trước cũng là ý hay để bạn mở rộng kiến thức thực tế về công việc này. Càng có nhiều trải nghiệm, bạn càng có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Con đường trở thành tiếp tân giỏi cũng dễ dàng hơn.

++ Công việc thường ngày của lễ tân khách sạn là gì?

5. Nâng cao kỹ năng dịch vụ khách hàng 

Kỹ năng dịch vụ khách hàng ở đây là thái độ niềm nở, vui vẻ và  cư xử khéo léo của lễ tân. Ngoài ra bạn cũng nên nâng cao khả năng ứng biến cách để giải đáp những thắc mắc và vấn đề cho khách hàng. Để giúp nâng cao kỹ năng trong việc làm lễ tân thì bạn nên đi học  thêm các lớp bên ngoài nhé!

Quỳnh Hoa 

————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Nhân viên Marketing nhất định phải có 5 phẩm chất này!

Hãy biết cách đặt những câu hỏi khiến khách hàng chia sẻ và bộc lộ những thông tin mà bạn cần.

Để thành công với ngành Marketing, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn còn cần có những phẩm chất riêng phù hợp với đặc trưng của ngành. Vậy 5 phẩm chất nhất định phải có của một nhân viên Marketing là gì?

1. Năng động và nhiệt huyết

Nhân viên Marketing cần có lòng đam mê và nhiệt huyết với công việc của mình. Đừng bao giờ hoài nghi tình yêu của họ đối với lĩnh vực này. Muốn thành công trong ngành Marketing, bạn cần chăm chỉ tìm tòi, cống hiến hết mình cho công việc.

>> Có thể bạn quan tâm: Cộng tác viên săn tin bất động sản – Việc làm thêm “lạ” thu nhập hấp dẫn!

Top 5 việc làm nhận hàng về nhà làm HOT nhất!

2. Linh hoạt và sáng tạo

Marketing đòi hỏi nhân viên marketing luôn nhìn nhận vấn đề trong sự thay đổi theo sự biến động của thị trường. Sản phẩm của công ty bạn có thể là tuyệt vời nhất ở thời điểm hiện tại. Nhưng cũng có thể chỉ sau vài tháng nó sẽ trở thành lạc hậu. Do đó, nhân viên marketing phải luôn linh hoạt, nắm bắt được sự thay đổi của thị trường để từ đó điều chỉnh hợp lý các kế hoạch, quyết định. Đừng bó buộc mình trong một kế hoạch đã vạch sẵn. Thay vào đó, hãy biết chấp nhận sự thay đổi và tận dụng nó để tạo lợi thế.

Sáng tạo là kỹ năng đặc biệt quan trọng của nhân viên Marketing.

Ngoài ra, bạn phải luôn luôn sáng tạo những cái mới, khác biệt, độc đáo… đến khách hàng và cạnh tranh với đối thủ. Đa số những người làm Marketing sẽ luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro với những “ý tưởng điên rồ” của chính mình. Vì thế, bạn phải là một người luôn đổi mới, sáng tạo, ham học hỏi, đón đầu xu hướng.

++Tìm việc làm NHÂN VIÊN MARKETING ngay tại ĐÂY.

3. Khả năng giao tiếp

Trở thành nhân viên Marketing, bạn phải thường xuyên giao tiếp với các đối tác, khách hàng và các bộ phận khác trong công ty như sales, IT, nhân sự,… Vì vậy, bạn cần có kỹ năng giao tiếp và có khả năng điều chỉnh hành vi cho phù hợp từng đối tượng mà mình tiếp xúc.

Khả năng giao tiếp giúp nhân viên Marketing tiếp nhận và xử lý thông tin tốt nhất, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn.

Tiêu chuẩn 4S trong giao tiếp bạn cần biết:

  • Smile: cười
  • Smart: thông minh
  • Speed: nhanh nhẹn
  • Sincerity: chân thành

4. Quan sát và lắng nghe

Hãy biết cách đặt những câu hỏi khiến khách hàng chia sẻ và bộc lộ những thông tin mà bạn cần.

Bạn cần nâng cao khả năng quan sát khách hàng của mình, khám phá những thứ khách hàng thích, thói quen của khách hàng, những lý do khách hàng cần một sản phẩm của bạn. Để từ đó đưa ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ. Hãy biết cách đặt những câu hỏi khiến khách hàng chia sẻ và bộc lộ những thông tin mà bạn cần.

5. Tự tin, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro

Tự tin sẽ giúp bạn có động lực làm việc và thực hiện những ý tưởng của riêng bạn. Điều này không có nghĩa là ý tưởng nào bạn cũng thực hiện và khăng khăng là nó đúng. Hãy lắng nghe những đóng góp của mọi người và phân tích, sàng lọc cho mình hướng đi tốt nhất.

Làm nhân viên Marketing, cơ hội càng lớn thì thách thức cũng càng nhiều. Hãy dám mạo hiểm và biết chấp nhận rủi ro, có thể bại sẽ trở thành người tiên phong trong mọt trào lưu nào đó!

Chúc bạn thành công!

————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!