Trang chủ Blog Trang 11

Điểm danh 7 công việc làm thêm kiếm bộn tiền dành cho bà bầu

Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ thường hay mệt mỏi; những công việc văn phòng hay tại công sở cần nhiều năng lượng trí não, môi trường gò bó,… có thể khiến phụ nữ mang thai thực hiện không hiệu quả.

Hiện nay, vẫn có rất nhiều công việc giúp các bà bầu có khoản thu nhập đáng kể mà không quá căng thẳng, áp lực. Dưới đây là 7 công việc làm thêm dành cho các bà bầu tham khảo để vừa thoải mái dưỡng thai, vừa có tiền đầy túi.

1. Bán hàng online

Mẹ bầu có thể bán trên mạng một số sản phẩm như: quần áo, mỹ phẩm và đồ ăn. Có thể nói, đây là một công việc làm thêm lý tưởng; vừa giúp tăng thêm thu nhập, vừa khiến bản thân năng động và có ích hơn.

Mẹ bầu có thể tự tay làm những món đồ handmade xinh xắn như túi xách, khăn thêu để bán.  Hoặc bạn có thể tự mình làm khung ảnh, thiệp chúc mừng, đồ trang sức đính cườm, túi xách… để vừa bán hàng online vừa nhập sỉ cho các đơn vị khác.

Bên cạnh đó, nếu giỏi nấu nướng, bạn có thể chế biến một số món ăn để bán trên mạng. Từ những món ăn sạch như ruốc thịt, ruốc cá, cá kho, gà tần,…tới một số loại bánh như bánh trung thu, bánh sinh nhật, mẹ bầu đều có thể đem bán. Chỉ cần đảm bảo sạch sẽ; hợp vệ sinh và ngon vừa miệng; chắc chắn mẹ bầu sẽ chẳng bao giờ hết khách.

Những bà bầu cũng có thể bán những thực phẩm sạch từ quê như gà đồi, cá song, rau sạch và một số đặc sản từ quê nhà.

Những mặt hàng bán online vô cùng đa dạng; mẹ bầu có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với điều kiện, nguồn hàng cũng như vốn của mình nhất để kinh doanh.

++Có thể bạn quan tâm:

Cách bán hàng online hiệu quả chốt “Nghìn” đơn mỗi ngày!!

Bạn có biết những khó khăn khi bán hàng online tại nhà??

Tips bán hàng online khiến khách “không thể chạy thoát”

2. Các công việc thiết kế, nhập dữ liệu tại nhà

Nếu thành thạo một số phần mềm về photoshop hay Powerpoint, excel; nhập dữ liệu, mẹ bầu có thể nhận việc thiết kế, biên tập video hay đánh máy nhập liệu…khi rảnh rỗi. Hiện tại, nhu cầu tìm nhân lực nhập liệu tại nhà khá lớn, mẹ bầu  có thể dễ dàng tìm và lựa chọn công việc phù hợp với mình.

++Có thể bạn quan tâm: Bạn đã biết về việc làm nhập liệu chưa?

3. Biên dịch, cộng tác viên viết báo

Nếu mẹ bầu có khả năng thượng thừa về một ngôn ngữ nào đó, bạn có thể tính đến việc làm công tác viên dịch thuật hay cộng tác viên viết báo cho một vài trang tin.

Không phải vất vả bỏ vốn, không lo ngược xuôi tìm kiếm nguồn hàng, chỉ một chiếc máy tính nối mạng, mẹ có thể kiếm được từ 100-500 nghìn đồng cho một bài viết chất lượng.

Một yêu cầu nữa là bạn cần làm việc nghiêm túc, gửi bài vở đúng hạn, chắc chắn bạn sẽ kiếm được một khoản thu nhập ổn định.

++Có thể bạn quan tâm:

Quy tắc “sống còn” khi tuyển cộng tác viên viết bài tại nhà!!

Việc Làm Cộng Tác Viên Đăng Tin Là Gì?

4. Gia sư

Gia sư là một cách kiếm tiền tại gia tuyệt vời cho các bà mẹ mang thai.

Việc dạy thêm không yêu cầu mẹ bầu phải làm giáo viên mà chỉ cần có kiến thức chuyên môn thành thạo về một lĩnh vực nào đó. Dạy tiếng Anh cũng là một lựa chọn hợp lý.

Mẹ bầu cũng có thể dạy kèm trực tuyến để không cần bận tâm về việc phải sắp xếp không gian giảng dạy trong nhà.

5. Cộng tác viên tư vấn, bán bảo hiểm

Nếu đã có kinh nghiệm làm tư vấn, có tài ăn nói và thuyết phục khách hàng bạn hoàn toàn có thể chọn làm công việc tư vấn kinh doanh, tư vấn tiếp thị, tư vấn thiết kế,… tại nhà trong lúc bầu bí. Không phải bỏ vốn, thời gian linh hoạt, thu nhập  tốt; đây là công việc quá ổn cho các mẹ bầu.

6. Nhận đặt hàng quốc tế online

Một nghề khá phổ biến trong khoảng thời gian gần đây. Không cần vốn; không tốn mặt bằng; chỉ cần ngồi nhà tìm hiểu về những sản phẩm; những trang web bán hàng thời trang; đồ gia dụng; thuốc, thực phẩm chức năng; mỹ phẩm… đang có giá tốt, đồ chất lượng rồi nhận tiền đặt cọc, làm trung gian đặt hàng và lấy phí chênh lệch.

7. Kế toán tại nhà

Công việc kế toán tại nhà ngày nay đang rất phổ biến. Nhiều công ty thuê kế toán ngoài vào khoảng thời gian công việc vào cao điểm như nhu cầu quyết toán quý; báo cáo thuế; báo cáo tài chính,…Các mẹ bầu có chuyên môn trong lĩnh vực kế toán hoàn toàn có thể đảm nhận công việc này. Mẹ bầu chỉ cần cẩn thận, chu đáo bởi công việc này chỉ cần một sai sót nhỏ có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.

++Có thể bạn quan tâm:

Lợi ích của việc thuê nhân viên làm thêm kế toán ngoài giờ

Việc Làm Thêm Kế Toán Nhận Sổ Sách Về Nhà Làm – Tất Cả Những Điều Cần Biết!

7 công việc trên là những việc làm thêm vô cùng hữu ích giúp bà bầu kiếm thêm thu nhập trong thời gian chờ sinh. Để có thể nhanh chóng tìm cho mình một công việc làm thêm ngoài giờ với thu nhập ổn, các, các mẹ bầu có thể truy cập ngay Viecngay.vn để cập nhật những thông tin tuyển dụng mới nhất tới từ các công ty vô cùng uy tín.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

Những căn bệnh nghề nghiệp thường gặp ở lái xe đường dài

Bất kể công việc nào cũng tiềm ẩn những rủi ro hay bệnh nghề nghiệp nhất định. Tài xế không phải ngoại lệ. Với đặc thù công việc phải di chuyển nhiều nhưng cũng không được vận động khiến cánh tài xế đối mặt với khá nhiều bệnh nguy hiểm.

Bệnh liên quan tới dạ dày và đường tiêu hóa

Cánh tài xế rất dễ mắc phải những thói quen xấu như bỏ bữa hay ăn không đúng giờ do di chuyển liên tục trong một khoảng thời gian dài; ăn nhanh hay phải di chuyển ngay sau khi ăn khiến các lái xe mắc phải bệnh bao tử. Bệnh này tuy khá phổ biến và không quá nghiêm trọng nhưng lại gây cho lái xe cảm giác khó chịu.

Bên cạnh đó, thức ăn được chế biến không đảm bảo vệ sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường tiêu hóa của người lái xe.

Để không mắc phải hoặc không làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, lái xe phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống trong ngày của mình: ăn đúng bữa, nghỉ ngơi hợp lý sau ăn; hạn chế tối đa việc ăn ở những nơi quán xá ven đường không đảm bảo vệ sinh,; không dùng nước uống có cafein cao khi đói…

++Có thể bạn quan tâm: Ứng tuyển tài xế lái xe tải – những điều bạn cần biết!

Bệnh đau lưng, đau mỏi vai gáy, xương khớp

Bệnh đau lưng chiếm 20% các thương tật liên quan đến nghề lái xe, theo kết quả một nghiên cứu của viện An toàn lao động và sức khỏe Mỹ.

Căn bệnh này gây cảm giác khó chịu, đôi khi đau nhói, nhức mỏi ở vùng lưng cho tài xế.

Bên cạnh đó, lái xe mắc phải những căn bệnh vai, gáy là do những bộ phận như đầu, cổ, vai ít hoạt động khi lái xe; từ đó gây cảm giác nhức mỏi, tê cứng thường xuyên.

Để phòng tránh căn bệnh này, người tài xế cần chú ý đến các tư thế ngồi và điều khiển của mình trên xe:

  • Ngồi ngả ra sau khoảng 20-30 độ
  • Cầm vô lăng ở hướng 3 giờ hoặc 9 giờ
  • Sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý trước, trong và sau mỗi chuyến đi dài.
  • Cần thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi khi xe dừng chờ đèn đỏ (như bài khởi động khớp tay, khớp cổ thông thường).
Bệnh trĩ

Việc ngồi yên một chỗ và ít vận động cộng với nhịn đi vệ sinh quá lâu và quá nhiều lần dễ khiến lái xe mắc bệnh trĩ.

Các tài xế muốn tránh không mắc phải căn bệnh này cần chọn loại ghế ngồi mềm và êm, tư thế ngồi đúng và thoải mái; đi vệ sinh khi cần; hạn chế lái xe liên tục nhiều giờ; có chế độ nghỉ ngơi thả lỏng khoảng 10-15 phút sau mỗi 2-4 tiếng lái xe liên tục.

++Có thể bạn quan tâm: Tài xế đường dài và bí quyết tránh buồn ngủ

Nguy cơ béo phì

Các tài xế hoàn toàn có thể mắc bệnh béo phì do ít vận động, lại thường xuyên nhậu nhẹt, ăn đồ dầu mỡ, uống nước có hàm lượng đường, chất kích thích cao…

Để phòng tránh, lái xe nên cố gắng vận động mỗi khi có thời gian rảnh (dừng đèn đỏ chẳng hạn), hạn chế ăn khuya hay ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo, ăn nhiều chất xơ như rau xanh…

++Có thể bạn quan tâm: HOT: Lưu ý khi tìm việc lái xe tại Hà Nội

Bệnh về mắt

Công việc lái xe liên tục đòi hỏi đôi mắt của tài xế luôn trong trạng thái tập trung cao độ khiến võng mạc hoạt động quá tải gây mỏi mắt, mờ mắt, cận/ viễn/ loạn thị.

Ngoài ra, những tác nhân bên ngoài như bụi bặm, không khí ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh về mắt cho lái xe.

Cách phòng tránh: thực hiện bài tập thể dục cho mắt (chớp mắt hay đảo mắt thường xuyên), không nhìn cố định vào một vật bất kỳ quá lâu, nhỏ mắt 3-5 lần/ ngày khi lái xe.

Rối loạn giấc ngủ

Thiếu ngủ là tình trạng chung của hầu hết mọi lái xe đường dài. Chính những điều này khiến lái xe dễ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ, stress hay căng thẳng thần kinh quá độ.

Để tăng thời giờ cho giấc ngủ, việc ngủ đủ giấc trước và sau mỗi chuyến đi là điều cần thiết; ngoài ra, lái xe đường dài cũng nên có bạn đồng hành là lái phụ để đổi lái khi cần.

Trên đây là 6 căn bệnh mà cánh tài xế có nguy cơ mắc phải dành cho những ai đang thực hiện công việc này. Hy vọng qua đây, bạn đọc có thể tìm cho mình những biện pháp tự phòng tránh bệnh tật để vừa có thể hoàn thành tốt công việc, vừa bảo vệ được sức khỏe.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

4 điểm cộng tuyệt vời của nghề giúp việc nhà theo giờ

Giúp việc nhà theo giờ đang trở thành ngành nghề hấp dẫn tại Việt Nam. Với mức thu nhập ổn, giờ giấc thoải mái linh hoạt, giúp việc nhà theo giờ trở thành lựa chọn của rất nhiều người. Sau đây là 4 nguyên nhân khiến nghề giúp việc nhà theo giờ trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Giờ giấc thoải mái, linh hoạt

Làm nghề giúp việc nhà theo giờ rất thoải mái về giờ giấc. Người làm có thể thực hiện theo thời gian rảnh của cá nhân.

Người giúp việc chỉ cần thống nhất với chủ nhà về thời gian làm việc; sau đó tới địa điểm làm việc đúng giờ, hoàn thành công việc rồi ra về.

Với thời gian linh hoạt này, bạn vẫn có thể chăm sóc bản thân, gia đình vừa kiếm tiền hiệu quả.

Mức lương cao hơn… nhân viên văn phòng

Mức lương trung bình của người giúp việc theo giờ hiện tại dao động từ 40-50.000VND/giờ. Nếu mỗi ngày làm 8 tiếng, người giúp việc có thể kiếm được 400.000 VND.

Với số tiền này, thu nhập của người giúp việc khá cao so với một số ngành nghề khác.

Ngồi ở nhà mà vẫn có khách

Nếu làm tốt công việc của mình, người giúp việc có thể được các vị khách cũ giới thiệu cho vài người bạn khác và cứ thế; bạn sẽ được nhiều người biết đến và thuê.. Chỉ cần ngồi ở nhà, bạn vẫn sẽ có được công việc.

Vào mùa cao điểm như cuối năm, nhu cầu dọn dẹp, giúp việc nhà tăng cao; người giúp việc đôi khi phải biết sắp xếp thời gian; lên lịch hợp lý để đảm bảo hoàn thành công việc cũng như sức khỏe.

Được làm chủ chính mình

Khác với giúp việc nhà toàn thời gian bạn chỉ có thể làm việc cho một hộ gia đình và tiền lương của mình phụ thuộc vào gia đình đó. Giờ đây, giúp việc theo giờ cho bạn quyền lựa chọn chủ nhà; gặp được nhiều người hơn với những tính cách đa dạng.

4 yếu tố trên là những điểm vô cùng hấp dẫn dành cho những ai muốn thực hiện công việc này để có thêm thu nhập. Bạn có thể tìm kiếm ngay công việc giúp việc theo giờ tại Viecngay.vn.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

6 điều cần phải “nằm lòng” nếu muốn theo nghề điện dân dụng

Nghề điện dân dụng là một trong những nghề có tính thiết thực nhất; và đầy đủ điều kiện phát triển tại mọi nơi trên đất nước.

Những sản phẩm hoặc dịch vụ điện đều có liên quan mật thiết tới cuộc sống. Các thiết bị điện xuất hiện dày đặc, len lỏi vào từng ngõ ngách của các vùng miền từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi.

1. Nghề điện dân dụng làm gì?

Nghề điện dân dụng đảm bảo lắp đặt hệ thống mạng lưới, công tắc cho sản xuất và sinh hoạt của gia đình. Bên cạnh đó, thợ điện dân dụng còn chịu trách nhiệm lắp đặt các thiết bị điện, ổ điện, công tác…và các đồ dùng điện khác nhau.

Cuối cùng, thợ điện dân dụng phải vận hành; bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện; các thiết bị điện và đồ dùng điện.

2. Nghề điện dân dụng làm việc ở đâu?

Những người học điện dân dụng tùy thuộc vào tính chất của công việc mà có thể làm việc tại:

Địa điểm làm việc của những người làm nghề điện dân dụng rất đa dạng, tùy thuộc vào tính chất công việc mà có thể: Làm việc ngoài trời hay trong nhà; trên cao hay gần những  khu vực có điện  nguy hiểm như ổ điện, hộp điện, cột điện. Bên cạnh đó, người làm nghề điện dân dụng có thể phải lưu động linh hoạt địa điểm làm việc tại các hộ gia đình; khu dân cư; trong văn phòng các cơ quan, xí nghiệp, công ty; hay những cơ sở chuyên lắp đặt các hệ thống điện cho tòa nhà, công trình.

3. Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động

Về kiến thức, người lao động tốt nghiệp tối thiểu THCS, có kiến thức cơ bản các lĩnh vực của kỹ thuật điện

Về kỹ năng, người lao động biết đo lường; sử dụng; bảo dưỡng; sửa chữa; lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện

Đối với thái độ làm việc, người làm nghề cần chăm chỉ, cần cù và chịu khó tìm tòi.

Những người làm nghề điện dân dụng cũng cần đủ điều kiện về sức khoẻ; người lao động không mắc các bệnh: Tim mạch; huyết áp; thấp khớp…

4. Triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng

Nghề điện dân dụng có tầm quan trọng trong cuộc sống ở bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời các thiết bị điện ngày càng đa dạng và được sử dụng rất nhiều trong các gia đình. Chính vì vậy nhu cầu sửa chữa hay lắp đặt hệ thống điện là vô cùng lớn. Một thợ điện dân dụng có thể hành nghề tại bất cứ đâu không phân biệt là miền cao hay đồng bằng, thành phố hay nông thôn.

5. Những tố chất học viên cần có khi theo học nghề điện dân dụng

Nếu có ý định theo học nghề điện dân dụng, mà vẫn chưa chắc mình có thực sự phù hợp với nghề này hay không; bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:

– Có xu hướng giải quyết vấn đề theo hướng đơn giản và  trực tiếp.

– Bạn có khả năng làm các công việc một cách khéo léo.

– Có sở thích sửa chữa các vật dụng, thiết bị trong nhà.

– Bạn có sức khỏe tốt, thích tham gia các hoạt động vận động

– Cẩn thận, tỉ mỉ và tuân theo những quy trình nhất định do mình hoặc người khác đặt ra.

6. Học nghề điện dân dụng ở đâu?

Người lao động có thể theo học nghề điện dân dụng với nhiều cấp bậc khác nhau từ Trường Trung cấp nghề cho đến Cao đẳng – Đại học; hoặc các trung tâm đào tạo hướng nghiệp và kỹ thuật tổng hợp.

Phụ thuộc vào khả năng của mỗi người mà có thể lựa chọn các chương trình học phù hợp.

Trên đây là những thông tin cơ bản dành cho những ai có ý định theo đuổi nghề điện dân dụng. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những hình dung cơ bản, khách quan cho độc giả về nghề điện dân dụng này.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

Bạn biết những gì về nghề điện lạnh?

Tủ lạnh, bình nóng lạnh, điều hòa… là các đồ điện lạnh vô cùng phổ biến tại các gia đình hiện nay. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng các thiết bị này rất dễ rơi vào hỏng hóc. Đó là lý do các nghề điện lạnh ra đời và đang ngày càng phát triển. Vậy nghề điện lạnh là gì?

1. Khái niệm nghề điện lạnh:

Các công việc và thiết bị điện liên quan đến nhu cầu làm nóng; lạnh; tăng; giảm nhiệt độ của môi trường chúng ta đang sống thông qua các loại máy dùng năng lượng điện hoặc năng lượng khác như gió; mặt trời… gọi là điện lạnh.

Nghề điện lạnh bao gồm các công việc lắp đặt, sửa chữa; bảo dưỡng các thiết bị điện lạnh gia đình như điều hòa, máy giặt, tủ lạnh, bình nóng lạnh. Bên cạnh đó, người làm nghề điện lạnh cũng chịu trách nhiệm thiết kế thi công các công trình điện lạnh dân dụng và công nghiệp.

2. Sự khác nhau giữa điện lạnh và điện dân dụng

Nghề điện lạnh khác điện dân dụng về kỹ thuật lạnh.  Điện lạnh gồm các thiết bị áp dụng cho lạnh công nghiệp, dân dụng và điều hòa không khí.

Điện dân dụng nói chung là các thiết bị điện được sử dụng trong gia đình như bàn là, bóng đèn, âm li,…

3. Kỹ năng cần có của một thợ điện lạnh chuyên nghiệp

Để trở nên chuyên nghiệp trong lĩnh vực điện lạnh, những người thợ cần trang bị những kỹ năng sau:

– Lắp đặt; bảo dưỡng; sửa chữa khắc phục nhanh chóng tất cả mọi sự cố trên các thiết bị điện lạnh : điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh….

– Vận hành các thiết bị điện lạnh đúng quy trình, đúng kĩ thuật.

– Sử dụng thành thạo các dụng cụ chuyên dụng, dụng cụ bảo hộ lao động đúng kĩ thuật

– Kiểm tra; phân tích; đánh giá đưa ra phương án linh hoạt sửa chữa khắc phục tùy vào tình hình thực tế.

– Kĩ năng cơ bản về gò, hàn, lắp mạch.

– Thái độ làm việc nhiệt tình; văn minh; lịch sự; quần áo gọn gàng.

4. Khó khăn của nghề điện lạnh

Có hai khó khăn rất lớn mà các học viên phải đối mặt khi làm nghề; mặc dù nghề sửa chữa điện lạnh có thu nhập khá ổn và công việc tương đối ổn định.

Thứ nhất, nghề sửa chữa điện lạnh là nghề theo thời vụ khi mà nhu cầu của người dân tăng cao nhất trong những tháng mùa hè.

Vào thời gian này, những người thợ sửa chữa, bảo dưỡng máy lạnh phải làm việc có khi từ 5 giờ sáng cho đến 12 giờ đêm là chuyện thường. Người thợ có thể không có ngày nghỉ khi mà một ngày có 5, 6 khách yêu cầu là chuyện thường.

Thứ hai, nghề điện lạnh có độ rủi ro trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng máy móc. Đa phần những thiết bị điện tử hiện nay đều rất tinh vi và thường xuyên có sự thay đổi trong thiết kế. Chính vì thế người thợ phải có khả năng “bắt bệnh” chính xác để vừa đảm bảo được uy tín trong mắt khách hàng lại không tốn chi phí vô ích.

Nhiều thiết bị chỉ hỏng một bộ phận nhỏ nhưng khi thay mới lại hỏng cả dây chuyền, từ đó lại gia tăng thêm chi phí hoặc thời gian sửa chữa.

5. Học nghề điện lạnh ở đâu?

Nhu cầu về sử dụng đồ điện lạnh của các hộ gia đình sẽ còn có chiều hướng gia tăng; phổ biến rộng rãi hơn nữa trong thời gian tới. Chính vì thế mà nhu cầu tìm kiếm tuyển dụng những người làm nghề điện lạnh cũng tăng cao.

Tuy nhiên sự cạnh tranh ngày càng cao hơn giữa lực lượng lao động. Điều này đòi hỏi những người thợ không ngừng học hỏi; tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện những kỹ năng.

Để có những bước khởi đầu tốt với nền tảng kiến thức vững chắc về điện lạnh, những người thợ điện lạnh cần học nghề tại các trung tâm dạy nghề hoặc theo tầm sư học đạo những người đi trước.

Tuy nhiên, hiện nay có khá ít có trường đào tạo nghề điện lạnh. Lý do bởi việc đầu tư các trang thiết bị thực hành và dụng cụ làm việc đòi hỏi nguồn đầu tư ban đầu lớn.

Chính vì vậy, ngoài một số trường dạy nghề có khả năng, còn lại đa số các trung tâm dạy nghề tư nhân là các trung tâm sửa chữa kiêm luôn dạy nghề.

Điển hình là một số trường có thế mạnh đào tạo điện lạnh gồm các trường:

–  Cao đẳng nghề số 17 – BQP

– Trường trung cấp nghề Thanh Xuân.

– Trung cấp nghề Kinh tế – Kỹ thuật VINAMOTOR

– Trường Trung cấp nghề số 10 – BQP

– Trung tâm dạy nghề Bách Khoa

– Trường Trung cấp nghề số 18 – BQP

– Ngoại trừ những trường dạy nghề của Nhà nước thì còn có các cơ sở đào tạo tư nhân khác

Trên đây là một số thông tin cơ bản về nghề điện lạnh dành cho những ai có ý định muốn theo đuổi nghề nghiệp này.

Nghề sửa chữa điện lạnh tuy có những khó khăn và vất vả; nhưng lại là một công việc mà người học có thể hoàn toàn yên tâm về đầu ra trong tương lai. Công việc không hề thiếu, thu nhập nằm trong mức khá; cộng thêm với một  chút chịu khó, tìm tòi thì sẽ đảm bảo về cuộc sống và thu nhập cho người học về lâu dài.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

Từ A-Z quy trình phục vụ tiệc buffet cho nhân viên nhà hàng

Tiệc buffet trong thời buổi hiện tại không còn xa lạ gì đối với những người làm việc trong ngành dịch vụ nhà hàng – khách sạn nói riêng và những thực khách nói chung. Với nhu cầu từ người tiêu dùng ngày càng lớn, nhu cầu tuyển nhân sự phục vụ tại các bữa tiệc buffet cũng tăng lên. Vậy quy trình phục vụ tiêu chuẩn cho một bữa tiệc buffet là gì?

1. Tiệc buffet là gì?

Từ “buffet” trong tiếng Pháp có nghĩa là “tự chọn”. Tiệc buffet được hiểu là loại tiệc trong đó thực khách đứng, ngồi hay đi lại tùy ý và tự chọn những món ăn theo nhu cầu, sở thích của bản thân.

Thông thường, một buổi tiệc buffet phục vụ  được số lượng khách lớn hơn nhiều so với tiệc ngồi cổ điển. Bên cạnh đó, loại hình tiệc này có thể tạo ra không gian thoải mái để thực khách có điều kiện giao tiếp, tương tác trực tiếp với nhau.

Mỗi thực khách sẽ trả tiền bữa ăn buffet theo hình thức suất. Nhà hàng sẽ không quan tâm mức độ, số lượng thực khách ăn nhiều hay ít, thậm chí không ăn. Nhà hàng sẽ đếm đầu người để tính tiền theo giá đã định trước.

++Có thể bạn quan tâm: 4 kỹ năng nhân viên phục vụ nhà hàng nào cũng cần có

2. Quy trình phục vụ tiệc buffet từ A-Z dành cho nhân viên nhà hàng

Trong một bữa tiệc buffet, thực khách sẽ tự phục vụ; tự chọn thức  ăn; đồ uống theo nhu cầu; sở thích; khẩu phần ăn của mình.

Nhiệm vụ chính của các nhân viên phục vụ là bưng bê, trình bày món ăn và bổ sung đồ cho khách khi cần.

Quy trình phục vụ tiệc buffet sẽ diễn ra theo 4 bước chính sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi phục vụ

– Trước khi bữa tiệc chính thức bắt đầu là khâu chuẩn bị. Tại đây, nhân viên phục vụ nhà hàng phải vệ sinh sạch sẽ không gian tổ chức tiệc; hệ thống máy móc; các thiết bị và dụng cụ ăn uống.

– Xếp đặt bàn ăn, khu vực bày món theo đúng tiêu chuẩn của nhà hàng; xếp đặt vị trí cho các dịch vụ ăn uống như: đĩa, chén, muỗng, ly, khăn ăn,… đúng vị trí theo tiêu chuẩn phục vụ tiệc buffet.

– Các nhân viên phục vụ phải phối hợp với bộ phận bếp bưng bê và trưng bày món ăn, gia vị, đồ uống,… tại khu vực đã quy định theo đúng trình tự.

– Đặt bảng tên món ăn đúng với vị trí của món ăn đó.

Bước 2: Đón khách và phục vụ tiệc

– Ngay khi khách đặt chân tới nhà hàng, nhân viên phục vụ chào đón với thái độ vui vẻ, nhiệt tình và lịch sự nhất.

– Xác định thông tin của khách: Khách đã đặt chỗ trước hay chưa? Đi bao nhiêu người? Khách muốn ngồi ở vị trí nào?

– Xem xét khả năng đáp ứng của nhà hàng đối với nhu cầu của khách: đủ chỗ đáp ngồi hay không, có thể ghép bàn với khách khác hay không,…

– Dẫn khách vào bàn, chủ động kéo ghế và trải khăn ăn cho khách.

– Tiệc buffet là hình thức tiệc tự phục vụ, thực khách sẽ tự lấy đồ ăn theo ý thích; nhân viên sẽ chỉ phục vụ trà, cafe hoặc rượu khi khách yêu cầu. Trong trường hợp khách yêu cầu những loại đồ uống có công thức pha chế phức tạp; nhân viên phục vụ nhà tiệc có thể gửi yêu cầu cho bộ phận bar, lounge của khách sạn.

– Nhân viên phục vụ phải theo dõi tình trạng của các món ăn; khay nào gần hết đồ ăn thì sẽ báo với bộ phận bếp để nhanh chóng bổ sung.

– Bổ sung dụng cụ ăn uống khi gần hết hoặc khi khách có nhu cầu thay thế dụng cụ ăn uống.

– Thu dọn bớt chén bát, dao dĩa bẩn,… và thay mới. Chú ý khi dọn nhân viên sẽ đứng bên phải khác, vừa thu dọn vừa xin phép khách.

Bước 3: Thanh toán và tiễn khách

– Bước thanh toán chỉ dành cho những đối tượng khách vãng lai và những khách không nằm trong tiêu chuẩn sử dụng dịch vụ buffet sáng của khách sạn hoặc những bữa tiệc buffet do cá nhân, đơn vị tổ chức. Sau khi dùng bữa xong, nhân viên phục vụ sẽ hướng dẫn khách thực hiện thanh toán tại quầy thu ngân.

– Khi khách đứng lên, nhân viên phục vụ sẽ chủ động tiễn khách; gửi lời chào và cảm ơn khách đã sử dụng dịch vụ của nhà hàng, khách sạn bằng một thái độ ân cần, chu đáo nhất.

Bước 4: Thu dọn và chuẩn bị bàn ăn mới

–  Sau khi tiệc buffet kết thúc hoặc hết giờ dùng buffet sáng tại khách sạn, nhân viên phục vụ sẽ phải thu dọn tất cả các vật dụng, dụng cụ ăn uống; giao cho bộ phận liên quan xử lý.

– Chuẩn bị đồ dùng, vật dụng mới theo tiêu chuẩn nhà hàng.

Trên đây là quy trình phục vụ tiệc buffet dành cho những ai muốn là nhân viên phục vụ tại đây. Tùy theo từng khách sạn và nhà hàng sẽ có những yêu cầu thêm cho các nhân viên phục vụ.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

Bộ phận giặt là trong khách sạn: Họ là ai và làm gì?

Theo số liệu gần đây, khối Buồng phòng đóng góp tới 60% tổng doanh thu của khách sạn. Bộ phận giặt là (ủi) cũng trực thuộc khối Buồng phòng này và đem lại những khoản thu dịch vụ không hề nhỏ. Vậy bộ phận giặt là (ủi) gồm những ai và nhiệm vụ của họ là gì?

Bộ phận giặt là là ai?

Khối phòng bao gồm nhiều các bộ phận khác nhau được phân công rõ ràng với tính chuyên môn hóa cao như: Bộ phận tiền sảnh; tổ đặt phòng; bộ phận tầng phòng; bảo vệ; bộ phận kỹ thuật; và bộ phận giặt là. Điều này nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ của khách sạn.

Bộ phận giặt là (Laundry)  là một trong những bộ phận mang lại những khoản thu ổn định cho khách sạn từ chi phí dịch vụ giặt, ủi đồ,… từ khách hàng.

Bộ phận giặt là đảm nhận việc thu gom tất cả các vật dụng bằng vải theo tiêu chuẩn của khách sạn, như: chăn, ga, nệm, vỏ gối… trong hệ thống phòng có khách ở để giặt và ủi tất cả những món đồ đó. Đồng thời, bộ phận giặt là cũng sẽ phục vụ yêu cầu của khách; thu gom tất cả quần áo của khách; phân loại, giặt ủi tất cả những bộ quần áo đó.

Ngoài ra, hệ thống khăn trải bàn, khăn ăn, rèm cửa hay đồng phục của nhân viên khách sạn cũng do bộ phận giặt là chịu trách nhiệm.

++Có thể bạn quan tâm: List 5 công việc tại khách sạn HOT nhất hiện nay

Bộ phận giặt là làm gì?

Bộ phận giặt là đúng như tên gọi, thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Thực hiện tiếp nhận đồ cần giặt là từ các bộ phận trong khách sạn
  • Kiểm tra tình trạng của ga trải giường, ga gối, khăn ăn, khăn bàn, khăn bông trước khi giao nhận.
  • Kiểm tra tình trạng trang phục của khách trước khi nhận giặt là.
  • Phân loại đồ cần giặt
  • Kiểm tra kỹ nhãn mác, túi, khuy áo… trang phục của khách và đồng phục trước khi giặt.
  • Phân loại quần áo màu và quần áo trắng; quần áo giặt tay và giặt máy.
  • Phân loại đồ vải bẩn cần giặt riêng với thuốc tẩy.
  • Thực hiện việc giặt tay và giặt máy
  • Tiến hành các thao tác giặt theo đúng quy trình chuẩn của khách sạn đối với từng loại trang phục, loại vải.
  • Thực hiện việc là quần áo của khách, đồng phục khách sạn, khăn bàn…
  • Thực hiện việc là các đồ vải cần thiết theo đúng quy trình chuẩn của khách sạn.
  • Sau khi là xong, gấp các đồ vải theo kích thước quy định và treo trang phục của khách vào móc.
  • Thực hiện việc vệ sinh, lau chùi các dụng cụ trong phòng giặt
  • Thường xuyên vệ sinh máy giặt, máy sấy, bàn là… để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và hoạt động tốt.
  • Báo ngay cho bộ phận bảo trì, bảo dưỡng khi máy móc có sự cố.

Các nhân viên bộ phận buồng phòng phải lưu ý đảm bảo máy giặt vận hành với đúng lượng đồ, lượng bột giặt và chế độ giặt phù hợp.

Bên cạnh đó, lưu ý sử dụng loại hóa chất phù hợp theo đúng liều lượng khi giặt.

Nếu đồng phục khách sạn hay quần áo của khách còn bẩn thì tiến hành giặt lại cho sạch sẽ. Trong khi là, các nhân viên nên tránh để các trang phục bị cháy; đồng thời đảm bảo các đồ vải cần là luôn thẳng nếp, tươm tất.

++Có thể bạn quan tâm: 3 website tuyển dụng nhà hàng khách sạn hàng đầu Việt Nam

Thu nhập của nhân viên giặt là trong khách sạn

Nhân viên giặt là trong khách sạn thường có thu nhập khá ổn định. Mức lương cơ bản của nhân viên giặt là sẽ rơi vào khoảng 3-5 triệu đồng/tháng. Con số phụ thuộc vào quy mô khách sạn, kinh nghiệm và thâm niên của cá nhân.

Bên cạnh đó, các nhân viên giặt là có thể kiếm thêm từ tiền tip của khách hàng nếu việc giặt là khiến họ hài lòng.

Có thể nói, bộ phận giặt là đóng góp một phần doanh thu lớn cho khách sạn thông qua các dịch vụ giặt, là,.. Nếu nhận thấy bản thân có hứng thú và muốn thử sức với công việc này đừng ngần ngại theo đuổi. Đây là vị trí tuyển vời cho các bạn trẻ muốn học hỏi và trau dồi các kỹ năng khách sạn của bản thân.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

Điểm danh những công việc thời vụ giúp sinh viên kiếm bộn tiền dịp cuối năm

Cuối năm là dịp thị trường lao động hoạt động khá nhộn nhịp với nhu cầu mua bán, giao dịch, du lịch…vô cùng sôi nổi. Hệ quả là nhu cầu tìm kiếm lao động thời vụ để đáp ứng họa động kinh doanh, dịch vụ của các nhà tuyển dụng lại càng tăng lên.

Sinh viên là một trong những đối tượng được nhà tuyển dụng hướng đến. Lý do bởi đây là nhóm đối tượng có thời gian khá linh hoạt lại cần kiếm tiền để chi tiêu thêm cho dịp cuối năm. Bài viết dưới đây tổng hợp một số công việc thời vụ cho sinh viên dịp cuối năm để các bạn “rủng rỉnh hầu bao” tiêu Tết.

Phục vụ – chạy bàn

Đây có thể là công việc là thêm quen thuộc thường ngày của sinh viên. Tuy nhiên, vào dịp cuối năm, phục vụ – chạy bàn là việc thời vụ “hái ra tiền”.

Vào dịp cuối năm lễ Tết, các nhân viên nhà hàng; khách sạn; quán cà phê thường xin nghỉ phép sớm để chăm lo Tết cho gia đình. Vì vậy, nhân lực cho công việc này tại thời điểm cuối năm thường mỏng. Trong khi đó, nhu cầu du lịch, dịch vụ lại tăng cao nên thường mức thu nhập cho ngành nghề này rất tốt. Thậm chí lương còn được trả cao hơn những ngày bình thường.

Thay vì về nghỉ Tết sớm, bạn có thể tranh thủ ở lại muộn hơn và “cá kiếm” từ công việc này.

++Có thể bạn quan tâm: Ứng tuyển nhân viên phục vụ – những điều bạn cần biết

Bán hàng online

Không cần bỏ nhiều vốn, không cần mặt bằng; bán hàng online được xem là công việc rất phù hợp với sinh viên. Do nhu cầu mua bán dịp cuối năm rất cao, không phải ai cũng có thời gian để đi mua sắm; cho nên việc bán hàng online đem lại lợi ích khá lớn cho khách hàng.

Với thời buổi cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay; chỉ cần vài thao tác, bạn có thể đưa sản phẩm tới tay người mua hàng.

Các mặt hàng thì khá đa dạng như các loại hoa quả cúng tết; mứt kẹo; các mặt hàng ăn như bánh chưng, bánh tét; các loại đặc sản vùng miền như thịt trâu, thịt lợn rừng; nấm hương rừng, mộc nhĩ rừng, măng khô… Đặc biệt, do nhu cầu thực phẩm sạch ngày càng tăng ca; nhiều người đã tìm đến những loại hoa quả, gạo nếp, rau củ được vận chuyển từ quê nhà.

Bạn đơn giản chỉ cần bỏ vốn (không nhiều); một ít thời gian đi giao hàng là có thể kiếm được một khoản tiền không nhỏ rồi. Với nhu cầu của dịp Tết thì đây chính là cơ hội tuyệt vời dành cho những ai muốn kiếm thêm thu nhập.

++Có thể bạn quan tâm: Giải mã bí mật bán hàng online cực kì đắt khách

Dịch vụ dọn nhà, chăm sóc cây cảnh, thú cưng

Cuối năm là lúc mà các gia đình đang tất bật dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ để đón Tết. Điều này dường như đã trở thành một hoạt động không thể thiếu. Tuy nhiên, có nhiều gia đình vì quá bận những công việc cuối năm của công ty hay chuyện kinh doanh gia đình mà không có thời gian dọn dẹp, tân trang nhà cửa.

Chính vì vậy, công việc này đang thu hút lượng lớn người lao động. Các dịch vụ dọn dẹp, tân trang nhà cửa rất đa dạng như sơn mới lại nhà và lau dọn đồ đạc; cửa kính; bàn ghế… để đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng.

Cuối năm, ai cũng muốn căn nhà của mình được trang trí đẹp đẽ, gọn gàng bằng những loại cây cảnh được tỉa tót cẩn thận đẹp mắt. Vì vậy, nhu cầu tìm người tỉa cây cảnh cũng rất lớn. Nếu các bạn sinh viên nhanh tay nắm bắt được cơ hội này; chắc chắn sẽ có khả năng kiếm được số tiền không hề nhỏ.

Bên cạnh đó,nhiều gia đình đã lên kế hoạch đi du lịch, nghỉ dưỡng dài ngày trong dịp cuối năm. Tuy nhiên họ lo ngại không có người chăm sóc thú cưng trong những ngày này. Vì thế,  dịch vụ chăm sóc thú cưng vào dịp Tết đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.

Mức giá trung bình là từ 200 – 400 nghìn/ngày; thậm chí với các dịch vụ cao cấp hơn và các vật nuôi quý hiếm, mức giá có thể  lên tới 1 triệu đồng/ngày.

Công việc này đòi hỏi bạn phải yêu động vật và có những kiến thức cơ bản để chăm sóc vật nuôi. Bởi nếu có bất kì tai nạn bất trắc nào xảy ra với thú nuôi, bạn sẽ phải đối mặt với những rắc rối rất lớn từ chủ của nó.

Nhân viên giao hàng (Shipper)

Nhu cầu mua bán cuối năm sôi nổi. Các cửa hàng luôn cần người giao hàng cho một mùa buôn bán sôi động. Chỉ với một chiếc xe máy, không cần vốn bạn đã có thể tham gia vào công việc này. Bạn chỉ cần thạo đường; hoặc có smartphone là mọi thứ sẽ rất dễ dàng.

++Có thể bạn quan tâm: 4 cách tìm việc giao hàng NHANH và CHUẨN nhất!!

Nghề chụp ảnh

Nếu như bạn đã có một chiếc máy ảnh và có đôi chút kiến thức về nhiếp ảnh, thì dịp tết chính là dịp “hái ra tiền” của những thợ ảnh bán chuyên như vậy.

Nhu cầu chụp ảnh vào dịp tết tăng cao chóng mặt; đặc biệt là giới trẻ thích xúng xính trong những bộ cánh đẹp đi dạo phố hay chợ hoa. Kèm theo đó, lợi nhuận thu được từ việc chụp ảnh khá lớn nên công việc này cũng thu hút rất nhiều nguồn nhân sự. Có thể nói, đây là cơ hội mà những nhiếp ảnh gia không chuyên không thể bỏ qua được.

Đóng gói sản phẩm

Do lượng sản phẩm tiêu thụ dịp tết lớn; nên nhiều xưởng sản xuất phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất . Các công ty thường sử dụng máy móc cho khâu đóng gói. Tuy nhiên, xưởng thủ công thì thường phải làm bằng tay.

Việc này rất dễ nhưng rất tốn thời gian; chính vì vậy, việc thuê người đóng gói sản phẩm làm tại nhà nhận theo số lượng là cách tối ưu nhất. Bạn chỉ cần ngồi nhà và nhận sản phẩm về đóng gói; sau đó giao lại cho công ty và nhận tiền tính theo số lượng sản phẩm.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

Thợ sửa xe máy và những điều bạn cần biết

Với một đất nước sử dụng xe máy là phương tiện di chuyển chính như Việt Nam, nghề làm thợ sửa xe máy đương nhiên sẽ tồn tại được rất lâu. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của nghề này rất cao; chỉ thợ lành nghề mới mong sống được với nghề. Bài viết dành cho những ai có ý định học sửa xe máy những thông tin cơ bản về nghề cũng như những kỹ năng cần thiết để trở thành một thợ sửa xe máy chuyên nghiệp.

1. Độ tuổi phù hợp để học nghề

Độ tuổi phù hợp của các học viên muốn theo học nghề là khoảng 20-30 tuổi. Do đặc thù công việc cần sức khỏe; người thợ phải có khả năng mày mò; đồng thời có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật liên quan đến xe máy thì mới có thể học nhanh chóng.

Bên cạnh đó, người thợ sửa xe cần nhanh nhạy trong việc cập nhật các dòng xe mới; cùng những thay đổi kỹ thuật của dòng xe đó để sửa chữa kịp thời.

Bởi vậy, những người ít tuổi hơn hoặc quá lớn tuổi sẽ khó đáp ứng những yêu cầu trên.

2. Thợ sửa xe máy làm gì?

Người thợ sửa xe máy thường phải thực hiện 2 nhóm công việc chính là bảo dưỡng xe và sửa chữa xe.

Đối với việc bảo dưỡng xe, người thợ phải biết chạy thử; kiểm tra động cơ và các chi tiết máy cẩn thận. Biết được những đặc tính và yêu cầu bảo dưỡng khác nhau như chi tiết nào thì cần lau chùi; chi tiết nào thì cần bôi trơn; cân chỉnh; vít chặt hoặc thay thế mới do đã quá hư hại.

Những người thợ cần để ý tới một số bộ phận thường cần được bảo dưỡng; thậm chí thay mới như ắc quy; đèn; còi; mâm vành; xích xe; săm; lốp; cân vành. Có tất cả khoảng hơn 20 hạng mục cần được bảo dưỡng định kỳ mà người thợ sửa xe cần biết. Tùy theo từng nơi mà có sự thay đổi hoặc thêm bớt khác nhau.

Đối với hoạt động sửa chữa xe máy, người thợ phải có hiểu biết và nắm vững các hệ thống kỹ thuật của xe. Lý do bởi đây là hoạt động phức tạp hơn so với bảo dưỡng.

Nguyên nhân gây ra sự cố cho xe thường đa dạng từ đơn giản tới phức tạp. Ví dụ, một số những hỏng hóc đơn giản có thể kể đến như thủng săm; hỏng lốp; còi không kêu; đèn cháy,… Một số sự cố phức tạp hơn liên quan tới hệ thống lọc khí, hệ thống máy, bộ ly hợp,…

3. Điều kiện hành nghề
Mua sắm dụng cụ:

Ngoài kỹ năng nghề nghiệp, người thợ sửa xe  cần trang bị cho mình dụng cụ hành nghề để có thể hành nghề. Hiện nay có khoảng hơn 40 loại dụng cụ dùng để sửa chữa xe máy gồm các loại máy mài, máy nén khí, cờ lê, vít, các thiết bị đo, bàn nâng xe…. Chi phí cho một bộ đồ nghề này khoảng tầm 15 triệu đồng.

Một số kỹ năng:

Một số khả năng sau gần như có tính chất bắt buộc đối với người thợ sửa xe máy:

– Sức khỏe tốt và không bị dị ứng với xăng, dầu xe máy.

– Yêu thích công việc và có khả nặng tìm tòi, tự học.

– Chăm chỉ, kiên trì: sửa chữa xe máy đòi hỏi người thợ phải kiên trì và tỉ mỉ.

– Khéo léo: xe máy có những hệ thống máy, điện tương đối phức tạp với nhiều chi tiết và linh kiện nhỏ. Do đó đòi hỏi người thợ phải rất khéo léo trong thao tác để có thể nhanh chóng xử lí các chi tiết này nhanh chóng.

Phẩm chất:

Trung thực là đức tính quan  trọng nhất để có thể sống lâu dài với nghề sửa xe. Trong quá trình sửa xe, có rất nhiều thợ nói dối để moi tiền khách hàng bằng cách thổi phồng bệnh của xe; hay bịa đặt những hỏng hóc không có; nâng khống giá tiền thay thiết bị,…Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của cửa hàng và mất đi sự tín nhiệm từ khách hàng.

Người thợ sửa xe phải có trách nhiệm với công việc mình làm, không đổ lỗi hay trốn tránh trách nhiệm.

Trên đây là một số thông tin cơ bản dành cho những ai đang có ý định học nghề sửa xe máy và trở thành thợ sửa xe lành nghề. Hy vọng độc giả sẽ có những hình dung về công việc này và có những chuẩn bị kỹ lưỡng cho công việc.

——————————————————–
>> Bạn đang cần một công việc làm thêm không cần kinh nghiệm và bằng cấp? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới

Một ngày làm việc của nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp

Hiện nay tại các siêu thị, tòa nhà văn phòng và các trung tâm thương mại, nhà máy, ngân hàng, trường học… các nhân viên bảo vệ đều xuất hiện với mức độ dày đặc. Vai trò của các nhân viên bảo vệ ngày càng được xem trọng. Vậy cụ thể nhân viên bảo vệ phải làm gì mỗi ngày?

Bảo vệ là ai?

Nhân viên bảo vệ là người sẽ ngăn chặn việc xấu xảy ra với con người hay tài sản.  Họ là người sẽ trực tiếp đi tuần tra; chống trộm cắp; phá hoại và ngăn chặn các hoạt động diễn ra bất hợp pháp.

Bảo vệ làm những công việc gì?

Vào đầu mỗi ngày làm việc, bảo vệ có trách nhiệm giúp khách hàng đưa xe vào đúng vị trí.

Sau đó, họ phát thẻ xe, thu thẻ xe khi khách lấy lại xe, kiểm tra giấy tờ; và hướng dẫn khách hàng khi đến làm việc tại các cơ quan tổ chức mình đang làm nhiệm vụ.

Các nhân viên bảo vệ cần luôn cảnh giác trong tư thế sẵn sàng phản ứng với các vụ việc bất ngờ xảy ra. Đôi khi, họ cũng kiểm tra nhân viên và khách ra vào như túi xách nếu được yêu cầu. Đối với các trường hợp khả nghi cũng sẽ được báo cáo lên cấp trên để xin ý kiến.

Sự hiện diện của các nhân viên bảo vệ sẽ làm cho kẻ gian ít có cơ hội để thực hiện hành vi phạm tội. Thí dụ, nếu một nhân viên bảo vệ có mặt trong một cửa hàng; kẻ gian có thể ít có khả năng ăn trộm hoặc cố móc túi của khách hàng nào đó.

Ở các trường học; doanh nghiệp; khu công nghiệp; hay thậm chí quán bar vũ trường, nhân viên bảo vệ có thể ngăn chặn các cuộc xích mích, gây gổ và hành hung.

Một số bảo vệ khác ngồi phía sau bàn làm việc. Tuy nhiên, họ cũng phải đi phải tuần tra định kỳ để bảo đảm an ninh thật tốt trong khu vực được giao.

Hiện nay, để trở thành một nhân viên bảo vệ cũng yêu cầu cần có một bằng tốt nghiệp trung học; hoặc chứng chỉ tương đương để đảm bảo kỹ năng phục vụ cho công việc.

Ở một vài nơi khác, nhân viên bảo vệ phải có giấy phép, chứng chỉ đã hoàn thành các chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, các cơ quan thường ưu tiên cho các cá nhân đã từng làm việc trong các cơ quan quân đội, quân sự. Những người này thường được đào tạo cơ bản về phòng chống tội phạm.

Nhân viên bảo vệ cần tuân thủ những gì?

Nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp khi làm việc cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật.

Bảo vệ là hoạt động có liên quan đến tính mạng; tài sản đến quyền tự do dân chủ của công dân. Vì vậy, yêu cầu tuân thủ pháp luật là yêu cầu đặc trưng của hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp.

Các chức danh và nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp phải hành động theo quy định của pháp luật khuôn khổ đạo đức xã hội cho phép.

Người bảo vệ chuyên nghiệp cần phải sẵn sàng thích ứng, đối phó với các tình huống phức tạp; đối tượng tiếp xúc của đối tác bảo vệ chuyên nghiệp rất phức tạp; trong nhiều tình huống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của nhân viên bảo vệ. Do đó, nhân viên bảo vệ cần phải sáng suốt, dũng cảm và  mưu trí ứng phó với những tình huống phức tạp cụ thể.

————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!