Trang chủ Blog Trang 2

Trường cao đẳng nghề có những nghề gì? Xu hướng chọn nghề của giới trẻ

Trường cao đẳng nghề có những nghề gì
Tìm hiểu các trường cao đẳng nghề có những nghề gì

Nhiều người trong chúng ta vẫn chưa rõ trường cao đẳng nghề có những nghề gì để có thể tham gia theo học. Trong bài viết chia sẻ này, hãy cùng Blog Viecngay tìm hiểu những ngành nghề được nhiều người lựa chọn tại các cơ sở cao đẳng dạy nghề hiện nay nhé.

Trường cao đẳng nghề có những nghề gì? 

Tại các trường cao đẳng nghề có rất nhiều ngành đào tạo mà học viên có thể lựa chọn. Trong đó có những lĩnh vực thu hút rất nhiều người bởi nhu cầu thị trường cao, dễ xin việc sau khi tốt nghiệp. Hãy cùng điểm qua 7 ngành nghề được nhiều người theo học tại các trường cao đẳng nghề nhé!

Giải đáp trường cao đẳng nghề có những nghề gì
7 ngành nghề được lựa chọn nhiều tại các trường cao đẳng nghề

Nghề hàn, cơ khí

Một trong những ngành nghề hot nhất tại các cơ sở dạy nghề đó chính là cơ khí nói chung hay ngành hàn nói riêng bởi nhu cầu nhân sự của lĩnh vực cơ khí, sản xuất tăng cao, đòi hỏi nhiều thợ hàn có tay nghề tốt.

Với ngành cơ khí này, học viên sẽ được học từ các kiến thức lý thuyết cho tới thực hành như nghiên cứu, đọc hiểu bản vẽ, tư vấn kỹ thuật, thao tác hàn, kiểm định chất lượng, bảo hành sản phẩm, v.v..

Học viên theo học ngành hàn có những tiết học thực tế tại các xưởng cơ khí, trực tiếp tham gia chế tạo vật dụng kim loại để sử dụng thành thạo các loại máy móc, thiết bị tạo hình. Thông thường, thời gian đào tạo nghề hàn là khoảng 3 năm, sau đó học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận hành nghề và có thể tìm kiếm các công việc phù hợp.

>>> Đọc thêm: Việc làm kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu? Top việc làm HOT hiện nay

Nghề vận tải

Ngành nghề tiếp theo được đào tạo tại các trường cao đẳng nghề là vận tải. Bạn có thể học các chương trình đào tạo lái xe từ hạng B1, B2, C và nâng hạng C, D, E, F. Học viên sẽ được học lý thuyết trong khoảng 3-6 tháng và sau đó tham gia học thực tế tại các trung tâm đào tạo lái xe.

Với việc học nghề lái xe, học viên có thể tìm các công việc như lái xe taxi, lái xe khách, xe du lịch, lái xe tải, lái cẩu, xe nâng, v.v.. Lựa chọn công việc là khá đa dạng tùy theo hạng B, C, D, E, F.

Các trường cao đẳng nghề có những nghề gì
Học nghề lái xe tại các trường cao đẳng dạy nghề

Nghề lái xe cũng là một trong những nghề được nhiều người lựa chọn bởi nhu cầu cao của thị trường và mức thu nhập khá tốt nếu chăm chỉ và chịu khó.

Nghề điện

Nghề điện cũng là một lĩnh vực chưa bao giờ ngừng hot, thu hút rất nhiều học viên. Người học có thể lựa chọn học điện dân dụng, điện công nghiệp, điện ô tô, v.v.. với các ngành từ nghiên cứu, sửa chữa, bảo trì, ứng dụng điện… 

Điện năng là sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống bởi vậy mà nhu cầu nhân sự là vô cùng lớn. Với việc học nghề điện, bạn hoàn toàn có thể nhận sửa chữa điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, các thiết bị điện dân dụng hoặc bảo trì, sửa chữa các thiết bị, máy móc điện công nghiệp.

>>> Đọc thêm: 6 điều cần phải “nằm lòng” nếu muốn theo nghề điện dân dụng

Trường cao đẳng nghề có những nghề gì và được dạy như thế nào
Nghề điện được nhiều người lựa chọn theo học tại các trường nghề

Nghề công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là lĩnh vực luôn cực kỳ sôi động với rất nhiều vị trí công việc có thu nhập tốt. Tại các trường cao đẳng nghề, ngành CNTT cũng luôn thu hút rất nhiều học viên. Ngành công nghệ thông tin đào tạo học viên khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Sau khi tốt nghiệp ngành CNTT, bạn có thể làm việc tại các vị trí như lập trình viên, phát triển phần mềm, thiết kế website, tư vấn giải pháp mạng, bảo trì thiết bị vi tính, tester, hỗ trợ công nghệ, v.v..

Thu nhập của các nghề thuộc khối CNTT đều là khá cao so với nhiều công việc khác, tuy nhiên cũng đòi hỏi khả năng chuyên môn tốt của người làm. Cùng với đó, làm việc trong lĩnh vực này cũng khá nhiều áp lực, đòi hỏi sự bền bỉ của nhân sự.

Nghề làm bếp

Những năm gần đây công việc đầu bếp đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Bởi vậy mà rất nhiều bạn trẻ chọn học nghề làm bếp trong các trường cao đẳng nghề. Thông thường các khóa đào tạo nấu ăn kéo dài từ vài tháng cho tới khoảng 1 năm. Trong thời gian này học viên được học những kiến thức, kỹ thuật giúp cho việc phát triển tốt hơn trong lĩnh vực nghề.

Với đặc thù của mình, nghề nấu ăn cần được trau dồi liên tục. Vì thế mà bạn cần thực hành bếp thường xuyên, có thể tại nhà và cả tại các nhà hàng, khách sạn, v.v.. Các đơn vị đào tạo nghề nấu ăn cũng sẽ hỗ trợ sắp xếp cho học viên vừa học lý thuyết và vừa có cơ hội làm việc tại các nhà hàng hay khách sạn nổi tiếng.

Tìm hiểu các trường cao đẳng nghề có những nghề gì
Đầu bếp là công việc được nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn theo học

Tuy nhiên so với các ngành nghề kể trên thì thời gian đào tạo của nghề bếp là ngắn nhất nhưng chi phí thuộc dạng khá cao, thường dao động từ 10 triệu trở lên. Vì vậy, hãy cân nhắc phần chi phí theo học bước đầu nhé!

>>> Đọc thêm: Có nên trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp?

Nghề pha chế

Các trường cao đẳng nghề cũng có những khóa đào tạo pha chế ngắn hạn cho học viên có nhu cầu. Học pha chế chuyên nghiệp giúp bạn có nền tảng để làm việc trong ngành dịch vụ kinh doanh đồ uống, khách sạn, nhà hàng hoặc có thể tự mở quán sau này.

Các chương trình dạy pha chế chuyên nghiệp ngoài việc cung cấp kiến thức lý thuyết còn gắn liền với lịch trải nghiệm thực tế, các sự kiện, workshop về đồ uống, kỹ năng pha chế chuyên nghiệp.

Sau khi hoàn thành khóa học pha chế, bạn có thể tự mở cửa hàng kinh doanh mảng đồ uống hoặc xin việc tại các nhà hàng, khách sạn, quán cafe, quán đồ uống. Thu nhập của nghề pha chế cũng là khá tốt nếu bạn tìm được công việc ở các cơ sở nổi tiếng.

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu về mức lương của ngành pha chế hiện nay là bao nhiêu?

Trường cao đẳng nghề có những nghề gì để đào tạo cho học viên
Học kỹ năng pha chế để tìm công việc pha chế tại các nhà hàng, khách sạn

Nghề sửa chữa ô tô

Cuối cùng trong danh sách các ngành nghề được giảng dạy tại trường cao đẳng nghề chính là sửa chữa ô tô. Đây là một ngành học được xem là rất phù hợp với sự phát triển của hiện tại và tương lai.

Thời gian học nghề sửa chữa ô tô tại trường cao đẳng nghề là khoảng 2,5 – 3 năm. Các khóa đào tạo sẽ đáp ứng cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần có để có thể tự tin làm công việc sửa chữa ô tô ở bất cứ đơn vị nào

Nếu lựa chọn nghề sửa chữa ô tô thì bạn cần có sự nghiêm túc, cầu tiến với nghề. Thời gian cho từng khóa học là như vậy, tuy nhiên nếu học viên không có sự nghiêm túc để học lý thuyết và chịu khó thực hành thì khó mà hoàn thành chương trình học đúng thời hạn.

Một số ngành nghề được giới trẻ yêu thích khác

Ngoài các ngành nghề đào tạo tại các trường cao đẳng nghề kể trên, giới trẻ hiện nay cũng có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp để theo đuổi. Nhiều bạn trẻ cũng đã chọn các nghề học dưới đây để có công việc phù hợp:

Nghề may

May mặc là lĩnh vực luôn rất hấp dẫn lao động. Bởi vậy mà có nhiều bạn trẻ lựa chọn học nghề may để có thể tìm được công việc có thu nhập ổn định.

Học may xong bạn có thể làm công việc may mặc tại các xưởng sản xuất thời trang, phụ kiện, làm công việc may cho các thương hiệu thời trang hay cho cả các nhà thiết kế nổi tiếng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự mở tiệm may riêng của bản thân nếu có điều kiện.

>>> Đọc thêm: 5 tố chất cần có để trở thành một thợ may thành công

Trường cao đẳng nghề có những nghề gì để đào tạo
Nghề may mặc cũng là gợi ý lý tưởng cho các bạn trẻ

Nghề trang điểm

Makeup artist là công việc đã không còn quá xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Các bạn trẻ yêu thích cái đẹp, trang điểm, thẩm mỹ có thể theo học các khóa học trang điểm để theo đuổi nghề.

Bạn có thể tìm thấy các khóa đào tạo makeup artist tại các đơn vị dạy nghề, các viện trang điểm ở các thành phố lớn. Ngoài kỹ thuật make up, học viên còn được học cả kỹ thuật làm tóc cơ bản, cách phối màu sắc makeup phù hợp với sự kiện, trang phục, v.v..

Nghề thiết kế thời trang

Ngành nghề cuối cùng trong danh sách này chính là thiết kế thời trang. Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu và theo học nghề thiết kế thời trang tại các trường cao đẳng, đại học có ngành đào tạo này.

Song song với việc học tập, bạn có thể trau dồi kỹ năng bằng việc tham gia các chương trình về thời trang, các cuộc thi thiết kế thời trang. Bạn cũng có thể ứng tuyển làm nhà thiết kế cho các thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Việt Nam và quốc tế.

Tìm lời giải trường cao đẳng nghề có những nghề gì?
Thiết kế thời trang là lĩnh vực được nhiều người trẻ đam mê

Tạm kết

Trên đây là gợi ý những ngành nghề mà bạn có thể theo học tại các đơn vị dạy nghề. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi các trường cao đẳng nghề có những nghề gì và xu hướng lựa chọn nghề của giới trẻ hiện nay.Nếu bạn đang tìm các công việc lao động nghề, lao động phổ thông thì đừng quên truy cập trang tuyển dụng hàng đầu Viecngay.vn để không bỏ lỡ những thông tin hấp dẫn nhé!

Mẫu trang trí quầy pha chế phổ biến, thịnh hành nhất hiện nay

Trang trí quầy pha chế
Cùng tìm hiểu về các mẫu trang trí quầy pha chế thịnh hành hiện nay

Trang trí quầy pha chế là một trong những cách đem lại hiệu quả kinh doanh và sức hút cho quán cafe, quán nước của bạn. Cùng Blog Viecngay khám phá các mẫu trang trí quầy pha chế thịnh hành nhất hiện nay để có một khu vực đẹp mắt, ấn tượng qua bài viết chia sẻ này nhé.

Các mẫu trang trí quầy pha chế phổ biến

Để có một khu vực quầy bar đẹp thì trước hết bạn cần xác định rõ không gian của quán cùng với diện tích cần dùng cho quầy pha chế. Bởi vì quán cafe lớn sẽ có cách sử dụng diện tích khác so với quán có không gian hạn chế. Cùng lưu lại các gợi ý sau nhé!

Theo hình dạng

Điều đầu tiên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi bắt đầu trang trí quầy pha chế chính là xác định hình dạng của quầy bar mà bạn mong muốn. Tùy theo sở thích, không gian, diện tích của quán mà lựa chọn hình dạng cho phù hợp, phổ biến nhất chính là kiểu chữ I, chữ L và chữ O.

Trang trí quầy pha chế chữ I

Cách trang trí quầy pha chế dạng chữ I là khá phù hợp với các quán cafe có không gian nhỏ và vừa. Bạn chỉ cần có một chiếc bàn quầy bar bằng gỗ hình chữ nhật dài, có thể đặt áp sát cạnh rộng của bàn vào tường hoặc để không gian di chuyển ở cả 2 bên.

Đây là cách setup quầy pha chế khá dễ dàng và tiết kiệm không gian cho quán cafe của bạn. Một chiếc bàn vừa đủ cùng với khu vực phía sau thợ pha chế là đủ để bạn có thể thực hiện các thao tác phục vụ khách hàng.

Trang trí quầy pha chế hình nhữ I
Trang trí quầy pha chế hình chữ I phù hợp với quán có diện tích nhỏ

Trang trí quầy pha chế chữ L

Nếu quán của bạn có một không gian thoải mái hơn và bạn muốn có một khu vực quầy bar thật chuyên nghiệp, rộng rãi thì phong cách chữ L là lựa chọn lý tưởng. Trang trí quầy pha chế hình chữ L là mẫu setup được nhiều quán cafe lựa chọn bởi tính tiện dụng của mẫu bàn này.

Đặc biệt, nếu quán cafe của bạn có đi kèm dịch vụ giao hàng tận nơi (delivery) hay bán mang về (take away) thì thi công quầy bar chữ L là phương án thích hợp nhất bởi kiểu dáng này sẽ tối ưu hóa việc xếp hàng của khách hàng, người giao hàng, rút ngắn được thời gian chờ đợi khi thực hiện order và lấy nước.

Trang trí quầy pha chế theo hình chữ L
Trang trí quầy pha chế hình chữ L giúp tận dụng tối đa diện tích phục vụ

Trang trí quầy pha chế chữ O

Một cách trang trí quầy pha chế khác dành cho quán cafe đó chính là hình chữ O. Đây là một kiểu setup quầy bar khác đặc biệt, bạn có thể đặt khu vực pha chế này ngay tại giữa quán, khách hàng có thể nhìn thấy barista thao tác từ mọi hướng trong quán. Đây là một trải nghiệm khá thú vị cho khách hàng của bạn.

Tuy nhiên kiểu trang trí hình chữ O cần một diện tích thật sự lớn. Nếu không gian quán của bạn có hạn thì bạn có thể tham tham khảo 2 hình thức phía trên. 

Trên thực tế, dạng quầy bar hình chữ O đặc biệt phù hợp với các tiệm cafe, trà sữa nằm trong các siêu thị hay trung tâm thương mại, giúp bạn thu hút khách hàng và dễ dàng quan sát hơn.

Trang trí quầy pha chế độc đáo với hình chữ O
Trang trí quầy pha chế có phần độc đáo với hình chữ O

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn thiết kế quầy pha chế sao cho đẹp, hút khách

Theo chất liệu

Quầy bar bằng gỗ

Gỗ luôn là chất liệu được ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn các nguyên liệu trang trí quầy pha chế. Chính vì mang hơi hướng mộc mạc, cổ điển và lại rất sang trọng, thanh lịch nên cách bố trí quầy bar bằng gỗ rất được ưa chuộng và có thể được tìm thấy ở khá nhiều quán cafe hiện nay.

Với việc thi công quầy pha chế bằng gỗ, bạn sẽ tạo được cảm giác gần gũi cho khách hàng. Cách trang trí quầy bar bằng gỗ cũng khá an toàn, sẽ khó phá hỏng bố cục chung của quán bởi đây là chất liệu quen thuộc được rất nhiều quán cafe sử dụng chủ đạo. Bạn có thể yên tâm với chất liệu này mà không cần quá lo sợ rằng quầy bar của bạn sẽ “lạc quẻ” với toàn bộ không gian còn lại.

Trang trí quầy pha chế bằng chất liệu gỗ
Chất liệu gỗ là lựa chọn của nhiều quán cho khu vực quầy bar

Quầy bar bằng đá

Đá tự nhiên cũng là một chất liệu được sử dụng khá nhiều để trang trí quầy pha chế. Những đường vân của đá sẽ giúp không gian quán thêm phần mát mẻ, sang trọng. Bên cạnh đó, đá cũng giúp bạn hạn chế tình trạng ẩm mốc, mối mọt, dễ dàng vệ sinh bề mặt quầy bar mà không lo sợ hỏng hóc.

Nếu sử dụng chất liệu đá để làm quầy pha chế, bạn cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về loại đá, cùng với đó là hình dạng quầy bar, có cần kết hợp đá cùng với chất liệu nào khác như gỗ, nhựa, kính  hay không. Nếu quán cafe của bạn có phong cách hiện đại một chút thì đá Granite đi kèm mặt kính sẽ là chất liệu phù hợp.

Dùng đá để trang trí quầy pha chế
Đá tự nhiên giúp khu vực pha chế mát mẻ và mang cảm giác hiện đại

Quầy bar bằng gạch

Chất liệu cuối cùng mà bạn có thể cân nhắc đó là gạch. Có nhiều quán cafe mang phong cách có phần đơn giản, thô sơ, người chủ muốn giữ nguyên những gì thuần túy nhất nên có lựa chọn các loại gạch để làm nên quầy pha chế của mình.

Bạn có thể kết hợp giữa các loại gạch xây dựng cùng với gạch ốp lát để thi công khu vực quầy bar của mình. Đây sẽ là một hình thức trang trí quầy pha chế vô cùng độc đáo, tạo nên điểm nhấn cho quán của bạn.

Theo phong cách

Quầy pha chế theo style cổ điển

Nếu quán cafe của bạn mang hơi hướng retro, vintage và có chút cổ điển thì quầy pha chế của bạn cũng nên theo style tương tự. Có rất nhiều ý tưởng trang trí quầy pha chế với phong cách này. Chẳng hạn như thiết kế quầy kiểu hộp gỗ, nhiều kệ gỗ, gạch nứt, thêm đèn bão và trần gỗ thấp.

Lối trang trí quầy pha chế theo style cổ điển thường đem tới cảm giác ấm cúng, hoài niệm cho khách hàng, là phương án được rất nhiều chủ quán lựa chọn. Ngay tại khu vực pha chế bạn có thể trưng bày thêm một số đồ dùng cổ xưa hay treo một số tranh mang hơi hướng retro.

Trang trí quầy pha chế theo phong cách cổ điển
Phong cách cổ điển đem tới cảm giác ấm cúng và hoài niệm

Quầy pha chế theo style hiện đại

Khác với phong cách cổ điển, nếu bạn chọn trang trí quầy pha chế theo style hiện đại thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là tối giản hóa các vật dụng và phụ kiện. Đối với kiểu thiết kế này thì bạn nên ưu tiên bàn quầy bar kiểu dáng vuông vức, sử dụng màu sắc trung tính như trắng, đen, nâu để tạo cảm giác nhẹ nhàng.

Việc thi công quầy bar theo lối hiện đại cũng phần nào giúp bạn giảm tải việc sắm quá nhiều chi tiết đi kèm để trang trí cho khu vực này. Một góc pha chế tối giản, tươi sáng, trẻ trung và tinh tế ẽ là điểm mạnh của phong cách decor hiện đại.

Trang trí quầy pha chế hiện đại và trẻ trung
Tông màu đơn giản, trung tính giúp quầy pha chế của bạn hiện đại hơn

>>> Đọc thêm: Những điều cần thiết để trở thành người pha chế cafe giỏi?

Hướng dẫn trang trí quầy pha chế đẹp mắt

Kích thước tiêu chuẩn khi thiết kế quầy pha chế

Khu vực quầy pha chế là nơi chiếm một phần không hề nhỏ trong diện tích không gian chung của quán. Vì thế, hãy luôn cân nhắc kỹ lưỡng đến kích thước của quầy bar trước khi đi vào thiết kế và trang trí cho khu vực này. Sau đây là một số kích thước tiêu chuẩn khi thiết kế quầy pha chế.

Kích cỡ mặt ngoài

Hầu hết các quán cafe, quán nước ở Việt Nam đều sử dụng kích thích mặt ngoài quầy pha chế cao từ 1m đến 1,2m. Đây là chiều cao lý tưởng giúp nhân viên pha chế và khách hàng dễ dàng giao tiếp cũng như khách hàng có thể gọi đồ và thanh toán thuận tiện.

Kích cỡ mặt trong

Chiều cao bên trong quầy pha chế thường được thiết kế khoảng từ 80cm đến 90cm. Đây là kích thước tiêu chuẩn giúp barista có thể thoải mái làm việc mà không lo bị va chạm. Đồng thời, chiều cao này cũng khá lý tưởng khi giúp không gian chứa đồ trở nên rộng rãi, thoải mái hơn.

Kích thước sàn

Kích thước sàn quầy pha chế cà phê cũng rất quan trọng khi đây là không gian nơi nhân viên pha chế làm việc. Vì vậy, để hỗ trợ thuận tiện nhất cho nhân viên trong công việc thường ngày, kích cỡ chiều rộng từ 1,2m tới 1,5m là hợp lý.

Không gian này vừa thoải mái để nhân viên có thể di chuyển, đồng thời cũng không chiếm quá nhiều diện tích không gian, giúp quán cà phê vẫn giữ được sự thông thoáng, rộng rãi và ảnh hưởng đến không gian thưởng thức đồ uống của khách hàng.

Trang trí quầy pha chế với kích thước phù hợp
Cần xác định rõ các kích thước của từng khu vực trong quầy pha chế

Cách bố trí vật dụng trong quầy pha chế

Quầy pha chế có thể được xem là khu vực đại diện cho phong cách tổng thể của toàn quán cafe. Bất cứ khách hàng nào khi bước vào quán đề cần tới quầy bar, vì vậy việc đầu tư trang trí quầy pha chế là một trong những bước quan trọng. Khi setup khu vực này, bạn cần chú ý một số chi tiết sau:

  • Thiết kế lối đi thông minh: Đối với việc di chuyển của khách hàng, bạn cần có lối đi sao cho nối tiếp liên tục từ cửa vào, khu gọi món, khu vực thanh toán, khu vực chờ lấy đồ, sau đó ra tới bàn và cuối cùng là cửa. Với nhân viên thì lối đi cần thiết kế thuận tiện, liên kết giữa các khu vực, đảm bảo nhân sự di chuyển dễ dàng giữa các khu vực pha chế, tính tiền và đi tiếp tới khu vực phục vụ khách.
  • Lưu ý cách bài trí đồ vật: Cần sắp xếp và phân loại các loại vật dụng, thiết bị của quầy bar sao cho thật gọn gàng và theo từng khu vực rõ ràng. Điều này sẽ giúp nhân viên hạn chế nhầm lẫn khi sử dụng cũng như tuân thủ được đúng quy trình pha chế. Đồng thời, việc sắp xếp đồ vật gọn gàng, ngăn nắp cũng ghi điểm trong mắt khách hàng, tạo sự chuyên nghiệp cho quán của bạn.
  • Giữ vệ sinh không gian quầy: Đây là một trong những vấn đề các chủ cửa hàng cần quan tâm hàng đầu khi kinh doanh đồ ăn thức uống cho khách hàng. Điều này không chỉ tác động trực tiếp đến sức khoẻ của khách hàng mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Việc giữ vệ sinh sạch sẽ đảm bảo được vấn đề VSATTP và cả hình ảnh của quán trong mắt khách hàng.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về mức lương của ngành pha chế hiện nay là bao nhiêu?

Những nguyên tắc khi trang trí quầy pha chế

Ngoài các kích thước thi công cũng như cách bố trí vật dụng trong quầy pha chế thì bạn cũng cần hiểu rõ các quy tắc khi trang trí quầy pha chế, giúp “bộ mặt” của quán được sạch sẽ, tinh tế nhất trong mắt khách hàng.

Có sự hài hòa về không gian

Một quán nước đẹp và thu hút khách hàng thì bạn luôn cần chú trọng đến sự kết hợp hài hòa về không gian. Từ chất liệu, màu sắc cho tới cách trang trí quầy pha chế cần có sự thống nhất và liên kết. Điều này giúp tạo nên tổng thể không gian hài hòa, thuận mắt và làm nổi bật phong cách chủ đạo của quán.

Đảm bảo sự tiện dụng

Khu vực quầy bar là nơi có công năng sử dụng rất lớn, hoạt động liên tục nên cần đề cao tính tiện dụng và linh hoạt. Khi bố trí quầy pha chế bạn có thể ưu tiên thiết kế các khu vực có thể tháo lắp hoặc có bánh xe giúp dễ dàng vệ sinh hay dịch chuyển vật dụng.

Cách trang trí quầy pha chế đẹp mắt
Quầy pha chế cần đảm bảo tính tiện dụng và công năng phục vụ

Trang bị đầy đủ thiết bị 

Quầy pha chế cần được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cũng như được đầu tư nâng cấp, cải tiến để có thể phục vụ khách hàng một cách chu đáo. Việc chuẩn bị đầy đủ thiết bị và sắp xếp chúng một cách hợp lý sẽ giúp hỗ trợ nhân viên thuận tiện hơn trong việc pha chế và tạo ra những sản phẩm chất lượng phục vụ đến khách hàng.

Đảm bảo các yếu tố về mặt phong thủy

Yếu tố phong thuỷ là một trong những điều rất được chú trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Nếu bạn là chủ quán cafe, khi thiết kế đặt quầy pha chế cần chú ý xem hướng để tránh các hướng xấu, kỵ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai. 

Bên cạnh đó, chủ quán cũng nên chọn chất liệu thiết kế, màu sắc phù hợp với tuổi hoặc mệnh của mình để giúp đem lại nhiều may mắn trong quá trình buôn bán.

>>> Xem thêm: Cập nhật 5 kỹ thuật pha chế mà bartender cần biết

Kết luận

Nếu biết cách trang trí quầy pha chế một cách tinh tế và phù hợp, đây chắc chắn sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn thu hút khách hàng, đảm bảo trải nghiệm của khách ghé tới quán. Hy vọng những thông tin phía trên đã giúp bạn hình thành những ý tưởng trang trí khu vực pha chế của mình thật bắt mắt.

Nếu bạn là chủ quán cafe và đang cần tìm những nhân sự làm việc tại quán, đừng ngại hãy đăng tin tại Viecngay.vn – website tuyển dụng lao động phổ thông hàng đầu Việt Nam. Trang tin này sẽ giúp bạn tìm thấy những ứng viên chất lượng, phù hợp với tiêu chí của bạn.

Hướng dẫn thiết kế quầy pha chế sao cho đẹp, hút khách

Hướng dẫn thiết kế quầy pha chế sao cho đẹp, hút khách
Hướng dẫn thiết kế quầy pha chế sao cho đẹp, hút khách

Một quầy pha chế đẹp, có thiết kế ấn tượng với cách bày trí khoa học sẽ dễ dàng thu hút được sự chú ý của khách hàng tới quán hơn. Bài viết trong danh mục chia sẻ dưới đây sẽ hướng dẫn bạn thiết kế quầy pha chế đẹp, thu hút khách nhé.

Tại sao cần thiết kế quầy pha chế?

Trong cùng một khách sạn, song song với nhà hàng thì bar cũng là một khu vực mang lại doanh thu lớn. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh đồ uống (cafe, trà sữa) hoặc ăn uống kết hợp thì quầy pha chế thức uống sẽ càng quan trọng hơn.

Một quầy pha chế đẹp, có thiết kế ấn tượng với cách bày trí khoa học sẽ dễ dàng thu hút được sự chú ý của khách hàng tới quán hơn. Họ sẽ vì điều này mà thích đến để order đồ uống nhiều lần hơn. Thậm chí, một số khách hàng còn hào hứng chụp ảnh check-in quầy pha chế đẹp để đăng tải lên các trang mạng xã hội và từ đó, quán của bạn sẽ được PR miễn phí.

Việc đầu tư thiết kế quầy pha chế trông đẹp và chuyên nghiệp hơn là điều rất cần thiết để tăng lượng khách và lợi nhuận cho quán
Việc đầu tư thiết kế quầy pha chế trông đẹp và chuyên nghiệp hơn là điều rất cần thiết để tăng lượng khách và lợi nhuận cho quán

Từ những thứ được nhận về đó, các chủ quán cũng ý thức được tầm quan trọng của quầy pha chế. Vậy nên, việc đầu tư thiết kế quầy pha chế trông đẹp và chuyên nghiệp hơn là điều rất cần thiết để tăng lượng khách và lợi nhuận cho quán.

>>> Xem thêm: Những điều cần thiết để trở thành người pha chế cafe giỏi?

Một số tiêu chuẩn để thiết kế quầy pha chế nổi bật, chuyên nghiệp

Một quầy pha chế được thiết kế chuẩn, khoa học và hợp lý nhất thì phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ một số tiêu chuẩn sau:

Phù hợp với không gian chung

Quầy pha chế trong khu vực phục vụ đồ uống được coi là bộ mặt của quán, là sự nổi bật và trung tâm thể hiện phong cách của quá. Ngoài ra, đứng trong quầy pha chế chuyên nghiệp thì nhân viên pha chế cũng sẽ toát lên vẻ chuyên nghiệp.

Quầy pha chế trong khu vực phục vụ đồ uống được xem như là bộ mặt, là trung tâm thể hiện phong cách của quán nước, nhà hàng, khách sạn và sự chuyên nghiệp của nhân viên pha chế. Một quầy pha chế chuẩn cần phải có kích thước và hình dạng phù hợp với không gian tổng thể, góp phần mang lại sự đồng điệu, hài hòa tạo sự dễ chịu, thoải mái cho thực khách khi đến.

Nêu bật phong cách

Có nhiều thực khách thích việc ngồi ở xung quanh quầy pha chế để vừa thưởng thức đồ uống và vừa xem những nhân viên (bartender) biểu diễn kỹ thuật pha chế điêu luyện. Vậy nên, việc bày trí quầy pha chế phải chuyên nghiệp, đẹp mắt và nêu bật lên phong cách mà khách sạn, nhà hàng hoặc quán cafe đang hướng tới.

Có một gợi ý nho nhỏ cho bạn là bạn có thể tận dụng chính quầy pha chế để trang trí chúng bằng cách sắp xếp, bày trí những chai lọ, ly tách sao cho bắt mắt và hợp lý. Ngoài ra, có thể sử dụng những bông hoa tươi, hoa khô hoặc bất cứ thứ gì quán đang có để decor lại cho khu vực này.

>>> Xem thêm: Cập nhật 5 kỹ thuật pha chế mà bartender cần biết

Sắp xếp, bày trí những chai lọ, ly tách sao cho bắt mắt và hợp lý
Sắp xếp, bày trí những chai lọ, ly tách sao cho bắt mắt và hợp lý

Thoải mái và thuận tiện

Thông thường, quầy pha chế sẽ được thiết kế mở theo kiểu hình chữ L, U hoặc O để đảm bảo quy tắc “một chiều”. Quy tắc này nhằm tối ưu hóa cho việc vận hành cùng với thời gian làm việc của nhân viên. Điều này sẽ giúp giảm tối đa sự vướng víu, làm tăng tốc độ hoạt động để phục vụ khách cho cả nhân viên phục vụ và nhân viên pha chế.

Quầy pha chế thường sẽ được thiết kế mở theo kiểu hình chữ L, U hoặc O để đảm bảo quy tắc “một chiều”
Quầy pha chế thường sẽ được thiết kế mở theo kiểu hình chữ L, U hoặc O để đảm bảo quy tắc “một chiều”

Tiết kiệm không gian tối đa

Quầy pha chế là nơi để bố trí, đặt nhiều loại công cụ, thiết bị, máy móc và bao gồm cả các nguyên vật liệu pha chế. Vậy nên, ngoài sự đảm bảo về yếu tố thuận tiện và thoải mái, việc bày trí quầy pha chế cũng cần đảm bảo sự khoa học và ngăn nắp. Để làm được điều này, hãy tự quy định vị trí của từng loại đồ dùng, tính toán thật kỹ nơi đặt để phù hợp với không gian quầy, và tối ưu thời gian tìm kiếm.

Phù hợp với nhân viên

Dù bạn có thiết kế đẹp như nào nhưng không phù hợp với nhân viên thì sẽ không thể hiện được sự chuyên nghiệp. Bạn cần phải thiết kế các chỗ để dụng cụ, nguyên liệu ở trong tầm với của nhân viên. Đây là điều quan trọng ở trong thiết kế quầy pha chế cần bắt buộc tuân thủ.

Theo đó, chiều cao quy chuẩn của quầy, phù hợp với vóc dáng của người Việt sẽ thường có mặt ngoài khoảng từ 100cm – 120cm và mặt trong khoảng 81cm.

Một số nguyên tắc khi thiết kế quầy pha chế bạn cần nắm vững

Ngoài một số lưu ý ở bên trên, muốn quầy pha chế đảm bảo thiết kế khoa học và hợp lý thì bạn nên lưu ý đến việc bày trí, đặt vị trí của các dụng cụ, thiết bị để phục vụ cho công việc như sau:

Máy xay cà phê – máy pha cà phê

Máy xay và máy pha cà phê là 2 dụng cụ pha chế không thể tách nhau. Chúng cần được đặt cạnh nhau và đặt trong vị trí trung tâm, ở phía trước quầy pha chế. Sự bố trí này để nhằm tạo niềm tin cho các khách hàng trong việc đảm bảo sự tươi mới, độ ngon của cà phê và sự chuyên nghiệp của nhà hàng, khách sạn, quán cafe. Đồng thời, điều này đảm bảo sự thuận tiện giúp thao tác của các nhân viên pha chế được nhanh gọn khi có thể xay và pha 1 tách cà phê espresso sánh mịn ngay lập tức.

Ngoài ra, nếu quầy có phục vụ bia tươi thì Drap beer cũng cần được đặt ở vị trí tương tự, tức là vị trí trung tâm, nơi khách hàng có thể nhìn thấy một cách dễ dàng nhất.

>>> Xem thêm: Bartender chuyên nghiệp nhất định không được làm những điều cấm kỵ này

Máy xay và máy pha cà phê là 2 dụng cụ pha chế không thể tách nhau
Máy xay và máy pha cà phê là 2 dụng cụ pha chế không thể tách nhau

Quầy thu ngân

Sự kết hợp quầy thu ngân vào sát cạnh hoặc vào chung với quầy pha chế được sử dụng rất nhiều. Điều này là hợp lý vì sự kết hợp này sẽ giúp cho quá trình hoàn tất được diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm cho không gian quán và thuận tiện cho các nơi áp dụng hình thức phục vụ take away. 

Ngoài ra, với các nơi có phục vụ thêm bánh ngọt thì nên đặt thêm tủ bánh bên cạnh quầy thu ngân để cho nhân viên thu ngân có thể dễ dàng “offer” thêm bánh ngọt khi khách order nước tại quầy.

Tủ mát/tủ đông, tủ đựng đá/tủ làm đá

  • Tủ mát/tủ đông hoặc tủ đựng nguyên liệu phải đặt tại vị trí phù hợp. Điều này thuận tiện cho việc di chuyển của nhân viên pha chế. Khi đặt sai vị trí tủ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ pha chế và những thao tác sẽ trở nên vướng víu, cập rập.
  • Tủ đựng đá/tủ làm đá nên đặt cách xa máy xay và máy pha cà phê. Điều này tránh đi sự đối nghịch với hơi lạnh – nóng dễ làm xảy ra sự cố và làm bụi từ máy pha cà phê rất dễ rơi vào đá.
  • Tủ đựng đá/làm đá cũng không nên đặt quá gần thùng rác vì khi đổ rác thì vụn rác có thể rơi vào đá. Điều này sẽ gây ra mất vệ sinh và sự khó chịu cho thực khách.

Khu vực bồn rửa

Khu vực bồn rửa nên được đặt cạnh khu vực pha chế, gần máy xay – máy pha cà phê để dễ dàng vệ sinh các dụng cụ sao khi sử dụng xong hoặc sơ chế các nguyên liệu. Ngoài ra, nên bày trí, thiết kế bên cạnh bồn rửa một khoảng trống để thuận tiện cho việc đặt ly bẩn.

>>> Xem thêm: Mặt trái của nghề pha chế? Cơ hội và thách thức của nghề này

Nên bày trí, thiết kế bên cạnh bồn rửa một khoảng trống để thuận tiện cho việc đặt ly bẩn
Nên bày trí, thiết kế bên cạnh bồn rửa một khoảng trống để thuận tiện cho việc đặt ly bẩn

Thùng rác

Nên được đặt ngay bên phía dưới của bồn rửa để có thể đổ các đồ uống thừa và nguyên liệu không dùng tới. Ngoài ra, thùng rác cũng nên được thiết kế âm, sao cho phía ngoài không nhìn thấy và có lỗ hổng ở phía trên, giúp cho nhân viên dễ thao tác và đảm bảo tính thẩm mỹ

Một số lưu ý khác khi thiết kế quầy pha chế

  • Khi thiết kế khu vực rửa, hãy đặt xa khu vực điện. Khi vẩy nước hoặc đổ nước vào có thể làm giảm đi tuổi thọ của máy. Ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến chập mạch và cháy nổ.
  • Đá lót nền nên là loại đá chống trơn, dễ dàng vệ sinh và chùi rửa. Ngoài ra, có thể thiết kế thêm tấm đệm để ngăn với mặt đất khi cần.
  • Hãy chọn sử dụng các dụng cụ có thể vệ sinh dễ dàng.

Một số mẫu thiết kế quầy pha chế phổ biến hiện nay

Hiện nay, không khó để bắt gặp những cửa hàng, quán nước có quầy pha chế đẹp, chuyên nghiệp. Dưới đây là một số mẫu quầy pha chế để bạn tham khảo: 

Thiết kế quầy pha chế
Mẫu quầy pha chế 1
Thiết kế quầy pha chế
Mẫu quầy pha chế 2
thiết kế quầy pha chế
Mẫu quầy pha chế 3

Mẹo tuyển dụng pha chế miễn phí

Muốn tuyển nhân viên pha chế nhanh chóng và hiệu quả, các cửa hàng có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây:

Sử dụng mạng xã hội

Hiện nay, mạng xã hội đang được sử dụng phổ biến trên toàn quốc, đặc biệt là Facebook. Facebook có lượng người dùng lớn, có độ tuổi từ thanh thiếu niên đến trung niên. Do đó, bạn có thể tham gia vào các nhóm liên quan tới việc làm pha chế và đăng tin tuyển dụng ở đó. 

Sử dụng những trang web tuyển dụng uy tín

Trang web đăng tin tuyển dụng uy tín như viecngay.vn hiện đang là kênh tuyển dụng với nguồn nhân lực chất lượng và hiệu quả dành cho nhà hàng, doanh nghiệp. Viecngay có kho dữ liệu hồ sơ ứng viên gần 3.500.000 hồ sơ và 60% trong số này đã có trên 2 năm kinh nghiệm. Đây là nguồn nhân lực vô cùng chất lượng dành cho doanh nghiệp mỗi khi có nhu cầu tuyển dụng.

Ưu điểm của viecngay.vn là giao diện dễ dùng, thân thiện và các bộ lọc được cung cấp giúp rút ngắn thời gian làm việc cho các nhà tuyển dụng và ứng viên. Ngoài ra, viecngay.vn cũng có phiên bản ứng dụng tải về ở điện thoại để giúp cho việc thao tác, tìm việc của người dùng trở nên thuận tiện. 

Trang web đăng tin tuyển dụng uy tín viecngay.vn
Trang web đăng tin tuyển dụng uy tín viecngay.vn

Tìm ứng viên tại các trung tâm, trường học

Những tổ chức, trường học có đào tạo về pha chế hay nhà hàng, khách sạn đều là những nơi lý tưởng để cho nhà hàng, doanh nghiệp tìm kiếm và tuyển dụng những nhân sự ưu tú, phù hợp với nhà hàng, cửa hàng của mình.

Tạo môi trường năng động, chuyên nghiệp để thu hút ứng viên

Để thu hút đội ngũ nhân viên pha chế tài năng, giàu kinh nghiệm thì nhà hàng, khách sạn, quán nước cần tạo một môi trường làm việc tích cực, chuyên nghiệp. Đồng thời giúp ứng viên có được cơ hội sáng tạo để mang đến những cơ hội phát triển nghề nghiệp và sự công bằng trong chế độ phúc lợi, lương thưởng.

Trên đây, blog viecngay vừa hướng dẫn các bạn thiết kế quầy pha chế đẹp mắt, chuyên nghiệp. Để thiết kế được quầy pha chế hợp lý thì bạn cần hiểu rõ về phong cách của quán hướng tới. Từ đó, bạn mới có thể thiết kế được quầy pha chế nổi bật, độc đáo nhưng vẫn toát lên vẻ chuyên nghiệp. Ngoài ra, khi có nhu cầu tuyển dụng nhân viên pha chế, bạn cần tìm đúng ứng viên có khả năng phù hợp với yêu cầu đề ra. Hy vọng, qua bài viết trên, bạn sẽ tìm được các ứng viên phù hợp nhất để giúp nhà hàng, khách sạn, quán cafe của mình phát triển.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về mức lương của ngành pha chế hiện nay là bao nhiêu?

Mẫu cv xin việc kỹ sư cơ khí phổ biến nhất hiện nay

Mẫu cv xin việc kỹ sư cơ khí phổ biến nhất hiện nay
Mẫu cv xin việc kỹ sư cơ khí phổ biến nhất hiện nay

Mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí cần phải thể hiện được cá tính của người làm kỹ thuật. Vậy mẫu CV kỹ sư cơ khí như nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây trong chuyên mục Chia sẻ của Blog viecngay để tham khảo các mẫu CV xin việc nhé.

Thông tin nhất định phải có trong mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí

Kỹ sư cơ khí là một nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật. Vị trí này sẽ đòi hỏi người làm vừa có các kiến thức liên quan đến máy móc, thiết bị, cơ điện và vừa có các kỹ năng về thiết kế, bảo dưỡng, chế tạo máy. Vậy nên, các nhà tuyển dụng sẽ chú trọng vào kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) hơn so với kỹ năng mềm của ứng viên. Ngoài ra, theo tính chất của công việc thì sự cẩn thận, tỉ mỉ khi làm việc cũng được coi trọng.

Các nhà tuyển dụng sẽ chú trọng vào kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) hơn so với kỹ năng mềm của ứng viên
Các nhà tuyển dụng sẽ chú trọng vào kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) hơn so với kỹ năng mềm của ứng viên

Tóm lại, khi viết CV thì bạn nên chú ý đưa các từ liên quan tới những thứ quan trọng nêu trên vào trong CV, tốt nhất là thêm vào trong phần kinh nghiệm, kỹ năng và học vấn.

Các mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp nhất 2023

Thời đại công nghệ số hiện nay, thay vì việc phải tự chuẩn bị và thiết kế CV ứng tuyển thì các ứng viên có nhiều lựa chọn khi sử dụng những mẫu CV online. Tuy nhiên, sẽ có vấn đề mới đặt ra ở đây là làm sao để ra quyết định đúng, có được CV phù hợp với vai trò giữa hàng ngàn mẫu CV online?
Người làm kỹ thuật thì chú trọng nhất là sự thẳng thắn, logic rõ ràng và mạch lạc. Mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí cần phải thể hiện được cá tính của người làm kỹ thuật. Hãy chọn mẫu đơn giản, ngôn ngữ dùng trong CV tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, bố cục gọn gàng và màu sắc thì đen trắng cơ bản hoặc gam màu lạnh (xám trắng…) sẽ thích hợp hơn các gam màu nóng.

Nếu bạn chưa biết chọn mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp ở đâu thì có thể tham khảo ngay kho mẫu CV của TopCV.vn để lựa chọn miễn phí nhé.

Dưới đây là một số mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí để bạn lựa chọn:

Mẫu CV kỹ sư cơ khí 1:  TẠO CV NGAY

mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí
Mẫu 1

Mẫu CV kỹ sư cơ khí 2: TẠO CV NGAY

mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí
Mẫu 2

Mẫu CV kỹ sư cơ khí 3: TẠO CV NGAY

mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí
Mẫu 3

Cách viết CV kỹ sư cơ khí​ chuyên nghiệp

Thông tin cá nhân

Phần thông tin cá nhân trong CV kỹ sư cơ khí không khó vì không có lưu ý gì đặc biệt. Thay vì việc tìm cách mới, sáng tạo để trình bày những thông tin cơ bản nhất, bạn nên chú ý để không xuất hiện bất kỳ lỗi sai nào trong nội dung này. Hãy điền đầy đủ các thông tin từ họ tên, vị trí ứng tuyển, năm sinh đến email.

Vị trí ứng tuyển thì sẽ cần ghi đúng theo yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng (kỹ sư cơ khí). Lưu ý, bạn nên điền email liên hệ là họ tên mình để thể hiện tính chuyên nghiệp. Tránh sử dụng email khó đọc, khó hiểu. Đặc biệt, không được sử dụng email làm việc ở công ty cũ để đưa vào CV.

>>> Xem thêm: Kỹ sư cơ khí là gì? Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư cơ khí trong thời đại 4.0

Hãy điền đầy đủ các thông tin từ họ tên, vị trí ứng tuyển, năm sinh đến email
Hãy điền đầy đủ các thông tin từ họ tên, vị trí ứng tuyển, năm sinh đến email

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là phần bày tỏ mong muốn và tham vọng của bạn trong công việc muốn ứng tuyển. Khi bạn có những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn một cách rõ ràng đối với công ty thì sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Lý do là theo cách nhìn của nhà tuyển dụng, họ sẽ muốn thuê lao động biết rõ mình cần phải làm gì trong công việc để đạt được những thành tựu đề ra.

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc kỹ sư cơ khí, bạn hãy đề cập về các mục tiêu phù hợp với vị trí ứng tuyển kèm theo số năm kinh nghiệm và thành tích trong các công việc cũ. Ví dụ, nếu bạn là kỹ sư cơ khí với 5 năm kinh nghiệm thì mục tiêu tiến tới vị trí  trưởng phòng kỹ thuật cơ khí sẽ phù hợp. Nhưng đối với các kỹ sư cơ khí mới có 1 – 2 năm kinh nghiệm thì mục tiêu này sẽ không phù hợp.
Gợi ý:

  • Hoàn thành tốt, xuất sắc theo những kế hoạch, dự án về  thiết kế, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị được phân công.
  • Nâng cao các kỹ năng chuyên môn và tay nghề, tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu để trau dồi và cập nhật các kiến thức về cơ khí, kỹ thuật.
  • Trở thành trưởng phòng kỹ thuật cơ khí sau 3 – 5 năm gia nhập công ty.
Mục tiêu nghề nghiệp là phần bày tỏ mong muốn và tham vọng của bạn trong công việc muốn ứng tuyển
Mục tiêu nghề nghiệp là phần bày tỏ mong muốn và tham vọng của bạn trong công việc muốn ứng tuyển

Kinh nghiệm

Ứng viên có kinh nghiệm

Hiện nay, trong tất cả các lĩnh vực, nghề nghiệp thì kinh nghiệm làm việc của một ứng viên luôn được nhà tuyển dụng ưu tiên và đánh giá cao. Với vị trí kỹ sư cơ khí thì cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.

Những kỹ sư cơ khí đã có kinh nghiệm và hiểu rõ về các nguyên lý hoạt động, thao tác máy và kiểm tra, khắc phục vấn đề một cách nhanh chóng. Bạn nên ghi vào CV những công việc liên quan tới nghề cơ khí và làm được trên 6 tháng.

Ngoài việc ghi công ty và thời gian làm việc, bạn nên ghi cả những nhiệm vụ cơ bản và thành tựu mà bạn đạt được trong công việc đó.
Gợi ý: Công ty TNHH Cơ khí và Chế tạo TopCV, Kỹ sư cơ khí (01/2020 – nay)

  • Vận hành các thiết bị cơ khí và thiết kế, lắp ráp máy móc.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng máy móc, các thiết bị cơ khí.
  • Được công ty khen thưởng nhân viên kỹ thuật xuất sắc năm 2020.

>>> Xem thêm: Thợ cơ khí và 6 điều quan trọng bạn cần biết về công việc này

Ứng viên chưa có kinh nghiệm

Khi vừa hoàn thành các chương trình đào tạo nghề hoặc mới tốt nghiệp đại học thì không phải ai cũng có kinh nghiệm làm việc trong nghề. Mặc dù vậy, các nhà tuyển dụng vẫn có thể chấp nhận nếu như bạn cho thấy được các kỹ năng nền tảng của mình.

Vấn đề ở đây là bạn sẽ gặp một số khó khăn khi viết CV xin việc. Bạn không thể bỏ trống phần kinh nghiệm và cũng không có kinh nghiệm để liệt kê.

Trong trường hợp này, bạn sẽ có 2 lựa chọn như sau: Đã đi trải nghiệm thực tế hoặc thực tập ở các xưởng chế tạo, công ty… hoặc có kinh nghiệm đi làm thêm trong các vai trò không liên quan ( ví dụ như đi bán hàng, shipper…) thì có thể lựa chọn để viết vào CV 2, 3 thông tin. Hãy nhấn mạnh vào những gì mà bạn đã học được khi đi làm những việc đó (kỹ năng mềm, mối quan hệ).

Ngược lại, nếu bạn hoàn toàn không có bất kỳ thông tin nào để liệt kê thì cũng không nên nói dối, hãy thay những thông tin đó bằng lời khẳng định rằng bạn có chuyên môn,  kỹ năng thành thạo và khả năng tự học tốt,…
Gợi ý: Xưởng cơ khí TopCV, Thực tập sinh kỹ thuật cơ khí (01/2020 – nay)

  • Làm quen với hệ thống vận hành của những máy móc và thiết bị cơ khí cơ bản dùng trong công nghiệp.
  • Học hỏi các kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa máy móc cơ bản.

>>> Xem thêm: Mức lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông? Cơ hội việc làm

Học vấn

Đối với những người làm nghề cơ khí có thể giữ các vai trò khác nhau trong doanh nghiệp, từ công nhân đến chuyên viên và học vấn có thể là yêu cầu bắt buộc hoặc không bắt buộc. Nhưng khi tuyển dụng kỹ sư cơ khí, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu bắt buộc cần bằng cử nhân trở lên. Nếu các ứng viên tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng mà có kinh nghiệm phong phú thì vẫn có thể điền vào CV để xin việc.

Khi điền thông tin về học vấn, bạn nên đầy đủ từ tên trường, ngành học và xếp loại học lực tốt nghiệp. Nếu có từ 2 trường đổ lên, thì hãy xếp khéo léo để “khoe” ra với nhà tuyển dụng.

Gợi ý: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (9/2016 – 6/2021)

  • Ngành: Cơ khí.
  • Xếp loại: Giỏi

>>> Xem thêm: 5 phương pháp giúp kỹ sư cơ khí quản lý stress trong công việc

Kỹ năng

Để viết phần kỹ năng trong CV xin việc kỹ sư cơ khí, bạn sẽ cần phải xác định rõ xem nên viết gì và tránh viết gì. Trong vị trí này, kỹ năng mềm sẽ không thể quan trọng bằng với các kỹ năng chuyên môn. Bạn hãy nghĩ tới những kỹ năng cần thiết cho công việc và không thể hoàn thành được các nhiệm vụ khi thiếu hoặc không thành thạo chúng.

Lưu ý, tránh bịa đặt các kỹ năng mình không có vào CV để làm hài lòng nhà tuyển dụng. Kỹ năng sẽ liên quan đến kiến thức chuyên môn và được áp dụng thường xuyên trong công việc. Vậy nên, nếu bịa đặt ra thì lời nói dối của bạn sẽ bị các nhà tuyển dụng phát hiện ra từ vòng phỏng vấn hoặc khi nhận việc. Bạn nên ghi 3 – 5 kỹ năng mà bạn cho là quan trọng, liên quan tới công việc vào phần này.

Gợi ý:

  • Kỹ năng chuyên môn: Sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị lắp ráp, chế tạo và sửa chữa cơ khí.
  • Kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.

>>> Xem thêm: 5 phương pháp giúp kỹ sư cơ khí quản lý stress trong công việc

Bạn hãy nghĩ tới những kỹ năng cần thiết cho công việc
Bạn hãy nghĩ tới những kỹ năng cần thiết cho công việc

Sở thích

Với vị trí kỹ sư cơ khí thì nhà tuyển dụng thường không quan tâm nhiều tới sở thích của ứng viên. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số bên đọc cả phần này để dự đoán được tính cách của ứng viên. Từ đó, tìm kiếm được những người có thói quen lành mạnh, tích cực và đặc biệt là tỉ mỉ, trung thực. 

Vậy nên, nếu trong số những sở thích của bạn có những sở thích đại diện cho thấy nét tính cách này thì đừng chần chừ, hãy viết vào mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí ngay nhé. 

Gợi ý: 

  • Đi du lịch.
  • Chạy bộ.
  • Chơi game chiến thuật.
  • Trò chơi tư duy nhanh.

Tham chiếu

Đây không phải là phần chính trong CV, nhưng cũng không thể thiếu đi phần tham chiếu thông tin. Cũng như thông tin cá nhân, phần tham chiếu thì bạn chỉ cần liệt kê tên, số điện thoại, chức danh và email của những người tham chiếu cho bạn là đủ. 

Lưu ý, người tham chiếu phải là những người có chức danh lớn hơn bạn ở công ty cũ. Bạn cũng nên hỏi ý kiến họ về việc làm tham chiếu cho bạn.

Chứng chỉ

Với các kỹ sư cơ khí, các chứng chỉ như: ngoại ngữ, tin học phần nào giúp bạn tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Khi có chứng nhận tham gia khóa học phát triển kỹ năng chuyên môn hay chứng chỉ tin học, ngoại ngữ,… để bổ sung vào CV thì quá trình xin việc của bạn có thể nhẹ nhàng hơn. Hãy bổ sung các chứng chỉ bạn có vào CV nếu chúng còn hạn, còn nếu bạn không có thì có thể ẩn phần này đi.

Hãy bổ sung các chứng chỉ bạn có vào CV nếu chúng còn hạn
Hãy bổ sung các chứng chỉ bạn có vào CV nếu chúng còn hạn

Giải thưởng và hoạt động

Phần cuối của CV là giải thưởng và hoạt động. Trong thực tế, không có nhiều ứng viên có các giải thưởng về nghiên cứu, chế tạo máy,… Tất nhiên, bạn cũng chỉ nên viết vào nếu thực sự từng giành được giải thưởng. Phần hoạt động thì thường phù hợp với các bạn mới ra trường và mới đi làm. Nếu bạn đã có kinh nghiệm trên 5 năm thì bạn có thể bỏ qua phần này.

Trên đây, Blog viecngay vừa chia sẻ cho bạn tham khảo các mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí phổ biến hiện nay. Người làm kỹ thuật thì chú trọng nhất là sự thẳng thắn, logic rõ ràng và mạch lạc. Mẫu CV xin việc kỹ sư cơ khí cần phải thể hiện được cá tính của người làm kỹ thuật. Vậy nên, bạn cần chọn mẫu và viết CV thật chuyên nghiệp để phù hợp với ngành cơ khí.

5 phương pháp giúp kỹ sư cơ khí quản lý stress trong công việc

5 phương pháp giúp kỹ sư cơ khí quản lý stress trong công việc
5 phương pháp giúp kỹ sư cơ khí quản lý stress trong công việc

Kỹ sư cơ khí là một trong những nghề đòi hỏi sự tập trung và chịu đựng áp lực cao trong công việc. Họ phải đối mặt với những thách thức khó khăn khi thiết kế, sản xuất và bảo trì các sản phẩm cơ khí. Tuy nhiên, áp lực và stress trong công việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của kỹ sư cơ khí. 

Hãy cùng Blog ViecNgay tìm hiểu về 5 phương pháp giúp các kỹ sư cơ khí quản lý stress trong công việc hiệu quả hơn nhé.

Xác định nguyên nhân gây stress là gì?

Đây được xem là phương pháp đầu tiên giúp kỹ sư cơ khí giải tỏa được stress. Khi bạn xác định nguyên nhân là gì, bạn hãy ghi lại thông tin vấn đề bế tắc trong công việc, các yếu tố tác động đến vấn đề bao gồm con người và môi trường làm việc, từ đó sẽ tìm được hướng giải quyết cho vấn đề phát sinh. 

Một số nguyên nhân có thể gây ra stress cho kỹ sư cơ khí ví dụ như sau:

  • Khối lượng công việc quá tài so với năng lực và hoàn cảnh làm việc.
  • Trách nhiệm công việc ngày càng cao so với vị trí đảm nhận.
  • Khả năng giao tiếp, truyền đạt ý tưởng trong công việc kém.
  • Thời gian làm việc kéo dài, không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể gây ra căng thẳng.
  • Sự hài lòng, yêu nghề trong công việc không đáp ứng được mong muốn như mức lương và chế độ đãi ngộ thấp hơn so với khối lượng công việc.
  • Cấp trên khắt khe, yêu cầu cao, tạo nhiều áp lực trong công việc.
Kỹ sư cơ khí cần xác định nguyên nhân khiến họ bị stress là gì
Kỹ sư cơ khí cần xác định nguyên nhân khiến họ bị stress là gì

Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian làm việc

Stress trong công việc kỹ sư cơ khí cũng sẽ được hình thành từ việc bạn không có kỹ năng quản lý thời gian hợp lý. Hãy thiết lập danh sách những công việc cần ưu tiên theo thời gian được bố trí kèm theo một cách hợp lý, khoa học theo mức độ quan trọng. 

Thay vì làm nhiều việc cùng một thời gian, bạn hãy giải quyết tuần tự xong việc này rồi mới đến việc tiếp theo. Đây cũng là phương pháp giúp giảm stress trong công việc hiệu quả, mà còn được đánh giá là bí quyết giúp bạn tăng năng suất làm việc.

Tìm kiếm sự trợ giúp từ đồng nghiệp, cấp trên

Khi gặp stress trong công việc của một kỹ sư cơ khí, bạn cũng có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ cấp trên, đồng nghiệp của mình. Hãy chọn thời điểm hợp lý để trao đổi với sếp về những áp lực, khó khăn của công việc hiện tại, từ đó hãy cùng sếp tìm ra giải pháp giúp bạn vượt qua áp lực trong công việc.

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, cấp trên nếu bạn bị stress trong công việc
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, cấp trên nếu bạn bị stress trong công việc

Ngoài ra, nếu khó trao đổi với sếp, bạn hãy trao đổi với những đồng nghiệp có thâm niên và kinh nghiệm làm việc lâu năm trong công ty. Họ sẽ sắp xếp, tạo cơ hội giúp bạn có cuộc trao đổi trực tiếp với sếp để cùng nhau tìm cách khắc phục các vấn đề khó khăn của công việc.

Tìm hiểu ngay: 6 yếu tố kỹ sư thiết kế cơ khí cần phải quan tâm trước khi nhận việc mới

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Với cường độ làm việc cao, kỹ sư cơ khí có thể không có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Điều này sẽ gây ra sự ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Khi sức khỏe bản thân không đảm bảo để làm việc, tình trạng stress trong công việc sẽ gia tăng và chuyển biến xấu hơn.

Vì vậy, để làm việc có hiệu quả bạn cần ưu tiên việc chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn. Bạn có thể tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi và thư giãn phù hợp, ngủ đủ giấc,, nghe nhạc và ngồi thiền vào buổi sáng trước khi bắt đầu ngày làm việc. Bạn cũng có thể xin nghỉ phép và đi du lịch một vài ngày để khôi phục năng lượng lấy lại hứng thú làm việc.

Dành thời gian nghỉ ngơi là một phương pháp cải thiện tình trạng stress
Dành thời gian nghỉ ngơi là một phương pháp cải thiện tình trạng stress

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh

Thói quen ăn uống không tốt có thể gây stress trong công việc. Để giúp giảm bớt stress, kỹ sư cơ khí có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để cải thiện thói quen ăn uống của mình. Đầu tiên, họ có thể tìm kiếm các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng ví dụ như rau xanh, trái cây tươi, thịt gà, cá, đậu nành và hạt giống có thể giúp kỹ sư cơ khí cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và giảm bớt cảm giác mệt mỏi. 

Ngoài ra, họ nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa đường và caffeine, như cà phê, nước ngọt và kẹo. Đường và caffeine có thể làm tăng mức đường huyết và gây ra cảm giác lo lắng và mệt mỏi. Thay vào đó, họ có thể sử dụng nước trái cây tự nhiên hoặc trà thảo mộc để giải khát và giảm bớt stress.

Ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp kỹ sư cơ khí giảm stress hiệu quả
Ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp kỹ sư cơ khí giảm stress hiệu quả

Trên đây là 5 phương pháp giúp các kỹ sư cơ khí quản lý stress hiệu quả hơn trong công việc. Hãy cố gắng áp dụng những phương pháp này để có một công việc hiệu quả hơn và cảm thấy thoải mái hơn trong công việc của mình.

Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập ngay vào ViecNgay.vn để tìm kiếm thêm các cơ hội việc làm liên quan đến ngành nghề kỹ sư cơ khí này. Bạn cũng có cập nhật thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn tại chuyên mục Chia sẻ nhé.

Có thể bạn quan tâm: Mức lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông hiện nay là bao nhiêu?

Việc làm kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu? Top việc làm HOT hiện nay

Kỹ sư cơ khí là một lựa chọn hấp dẫn cho những người yêu thích nghề kỹ thuật. Nếu bạn đang suy nghĩ về việc theo đuổi một nghề trong lĩnh vực này, những thông tin về vấn đề “kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu” sau đây của Blog ViecNgay có thể hữu ích cho bạn.

Tổng quan về kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu?

Trên thực tế, kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, địa điểm làm việc và kỹ năng của mỗi người. Do đó, những thông tin được tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo để bạn có thể thông tin và đưa ra quyết định có nên theo đuổi ngành nghề này hay không. Cụ thể như sau:

Kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu – mức trung bình chung

Mức lương trung bình chung sau đây của việc làm kỹ sư cơ khí (thợ cơ khí) được tổng hợp từ nhiều nguồn thống kê khác nhau. Cụ thể, mức thu nhập trung bình tham khảo của vị trí này như sau:

  • Mức lương thấp nhất: 4 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương bậc thấp: 9.3 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương trung bình: 14.6 triệu đồng/tháng.
  • Dải lương phổ biến: 9.3 – 18.6 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương bậc cao: 13.1 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương cao nhất: 92.8 triệu đồng/tháng.
Mức lương trung bình chung của kỹ sư cơ khí không quá nổi bật
Mức lương trung bình chung của kỹ sư cơ khí không quá nổi bật

Kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu – sinh viên mới ra trường

Đối với các kỹ sư cơ khí là sinh viên mới ra trường, mức độ kinh nghiệm chưa cao thường có mức thu nhập ở mức trung bình thấp từ 4- 5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu người lao động có kiến thức kỹ năng tốt có thể đạt được mức khởi điểm từ 6 – 7 triệu đồng/tháng hoặc lên đến 11 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu – đã có kinh nghiệm

Kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu cũng tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm làm việc của họ. Dựa theo các thống kê, mức lương của kỹ sư cơ khí theo kinh nghiệm làm việc như sau:

  • Kinh nghiệm dưới 1 năm: 9.4 triệu đồng/tháng.
  • Kinh nghiệm từ 1 – 4 năm: 11.2 triệu đồng/tháng.
  • Kinh nghiệm từ 5 – 9 năm: 16.2 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu – lao động chất lượng cao

Nhóm kỹ sư cơ khí có tay nghề cao và được đào tạo chuyên môn có thể đạt được mức thu nhập trung bình cao hơn so với mặt bằng trung. Theo khảo sát, mức thu nhập đối với những lao động chất lượng cao này có thể đạt được từ 30 – 40 triệu đồng/tháng. Đặc biệt khi họ làm việc cho những công ty, trụ sở chính của doanh nghiệp ở nước ngoài, xuất khẩu lao động và quay trở về làm việc trong nước, mức lương này có thể cao hơn.

Kỹ sư cơ khí chuyên môn cao có thể đạt hơn 40 triệu đồng/tháng
Kỹ sư cơ khí chuyên môn cao có thể đạt hơn 40 triệu đồng/tháng

Kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu – dựa theo cấp bậc

Kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu cũng sẽ dựa vào cấp bậc mà họ đảm nhiệm trong doanh nghiệp. Cụ thể, mức thu nhập trung bình theo cấp bậc đối với vị trí kỹ sư cơ khí tham khảo như sau:

  • Thực tập sinh/sinh viên: 3 triệu đồng/tháng.
  • Mới tốt nghiệp: 11 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên: 17 triệu đồng/tháng.
  • Trưởng phòng/quản lý: 29 triệu đồng/tháng.
  • Giám đốc/các cấp cao hơn: Từ 44 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu – dựa theo khu vực

Khu vực, địa điểm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu. Dưới đây là khảo sát về mức thu nhập trung bình của vị trí này ở một số khu vực, thành phố mà bạn có thể tham khảo:

  • Hà Nội: 13.1 triệu đồng/tháng.
  • Hồ Chí Minh: 11.5 triệu đồng/tháng.
  • Đà Nẵng: 11.2 triệu đồng/tháng.
  • Hải Phòng: 13.2 triệu đồng/tháng.
Yếu tố khu vực sẽ ảnh hưởng đến vấn đề kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu
Yếu tố khu vực sẽ ảnh hưởng đến vấn đề kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu

Top các việc làm HOT ngành kỹ sư cơ khí

Trong ngành kỹ sư cơ khí sẽ có nhiều vị trí khác nhau để bạn có thể lựa chọn. Dưới đây sẽ là một số vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng cao trên thị trường mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu vào lĩnh vực này.

Kỹ sư thiết kế cơ khí

Nghề cơ khí không chỉ dành cho các kỹ sư công xưởng mà còn là lựa chọn hoàn hảo cho những người có sự sáng tạo, khả năng lên ý tưởng tốt để tạo ra những sản phẩm độc đáo. Công việc chính của vị trí này ví dụ như:

  • Phân tích và đánh giá các yêu cầu thiết kế các sản phẩm cơ khí của khách hàng hoặc quản lý trực tiếp, doanh nghiệp..
  • Thực hiện thiết kế bản vẽ kỹ thuật, lắp ráp chi tiết và hướng dẫn chế tạo máy móc. Tính toán các thông số kỹ thuật và chọn vật liệu.
  • Kiểm tra và đánh giá tính khả thi của các thiết kế.
  • Giám sát quá trình sản xuất và kiểm tra sản phẩm hoàn thành.
  • Tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới như máy đóng gói thông minh, máy rập tự động, máy nghiền hiệu quả, máy trộn tiên tiến và nhiều sản phẩm khác. 

Để trở thành kỹ sư thiết kế cơ khí, người lao động cần có kiến thức chuyên môn vững vàng và có khả năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ như SolidWorks, AutoCAD, Catia, v.vv.. hiệu quả. Ngoài ra, kỹ sư thiết kế cơ khí cần có tinh thần trách nhiệm cao, cẩn trọng và tỉ mỉ trong công việc để đảm bảo tính chính xác và an toàn của sản phẩm.

Mức lương thu nhập trung bình tham khảo từ 15 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư thiết kế cơ khí đang có nhu cầu tuyển dụng cao
Kỹ sư thiết kế cơ khí đang có nhu cầu tuyển dụng cao

Kỹ sư cơ khí chế tạo máy

Kỹ sư cơ khí chế tạo máy là một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo và bảo trì các thiết bị cơ khí, máy móc và hệ thống cơ khí. Công việc của kỹ sư cơ khí chế tạo máy thường bao gồm như:

  • Thiết kế các bộ phận và hệ thống cơ khí, máy móc.
  • Tính toán và mô phỏng các bộ phận và hệ thống cơ khí để đảm bảo tính toàn vẹn kỹ thuật.
  • Kiểm tra, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất và bảo trì.
  • Giám sát quá trình sản xuất và bảo trì, giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh.
  • Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp mới để cải tiến sản phẩm và quá trình sản xuất.

Để trở thành kỹ sư cơ khí chế tạo máy, người lao động cần có kiến thức chuyên môn về cơ khí, kỹ thuật cơ khí, máy móc, có khả năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ như, có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế cơ khí như AutoCAD, SolidWorks, CATIA, ProE, v.vv..

Mức lương thu nhập trung bình tham khảo từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Người lao động cần thành thạo nhiều phần mềm chuyên môn để trở thành kỹ sư chế tạo máy
Người lao động cần thành thạo nhiều phần mềm chuyên môn để trở thành kỹ sư chế tạo máy

Kỹ sư cơ khí thiết kế R&D

Kỹ sư cơ khí thiết kế R&D (Research and Development) là chuyên viên tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm. Cụ thể, nhiệm vụ của kỹ sư này bao gồm như:

  • Thiết kế chi tiết/tính năng trong sản phẩm cơ khí.
  • Tính toán, phân tích kết quả test, chuẩn bị tài liệu họp liên quan đến phát triển các sản phẩm cơ khí theo chỉ thị hoặc hướng dẫn của cấp trên.
  • Tham gia hoặc trực tiếp xây dựng bộ chỉ tiêu kỹ thuật và tính năng chi tiết của sản phẩm.
  • Thiết lập các danh sách vật tư, BOM cùng các các quy trình lắp ráp, tiêu chuẩn cho các sản phẩm.
  • Theo dõi việc làm mẫu, kiểm tra mẫu, đặt khuôn và bàn giao cho sản xuất liên quan đến sản phẩm cơ khí.
  • Nghiên cứu các công nghệ áp dụng vào sản phẩm cơ khí của doanh nghiệp.
  • Đưa ra các phương án liên quan đến tối ưu vật tư, linh kiện, v.vv.. để phù hợp với thị trường nội địa, v.vv..

Để trở thành kỹ sư cơ khí thiết kế R&D, người lao động cần tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí chế tạo, khuôn. Ngoài ra cần có sự hiểu biết về thiết kế sản phẩm nhựa, dập, chi tiết máy trên các phần mềm CAD 3D, v.vv.. cùng những kiến thức chuyên môn khác liên quan đến chế tạo và phát triển sản phẩm cơ khí.

Mức lương thu nhập trung bình tham khảo từ 15 – 25 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư cơ khí thiết kế R&D có mức thu nhập khá hấp dẫn
Kỹ sư cơ khí thiết kế R&D có mức thu nhập khá hấp dẫn

Kỹ sư gia công cơ khí

Kỹ sư gia công cơ khí là những chuyên gia có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về các quy trình sản xuất cơ khí, từ khâu thiết kế đến sản xuất và hoàn thiện sản phẩm. Công việc của kỹ sư gia công cơ khí thường bao gồm như:

  • Lên kế hoạch, điều phối và thực hiện các quy trình sản xuất hiệu quả.
  • Đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng cách đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và độ chính xác.
  • Gia công chi tiết lắp ráp và lập trình cho các máy WireCute, CNC, EDM, v.vv..

Để thực hiện công việc này, người lao động cần phải nắm vững kỹ thuật gia công và có khả năng hiệu chỉnh chi tiết theo yêu cầu. Bên cạnh đó, người lao động cũng cần thành thạo các kỹ năng thủ công như hàn, bào, phay và nhiều kỹ năng khác.

Mức lương thu nhập trung bình tham khảo từ 8 – 15 triệu đồng/tháng.

Nhiệm vụ chính của kỹ sư gia công cơ khí thưởng liên quan đến lắp ráp các chi tiết sản phẩm
Nhiệm vụ chính của kỹ sư gia công cơ khí thưởng liên quan đến lắp ráp các chi tiết sản phẩm

Kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng

Kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng cơ khí là một người chuyên về bảo trì, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị cơ khí trong nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc các khu công nghiệp. Công việc của kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng cơ khí thường bao gồm:

  • Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng máy móc cơ khí theo định kỳ để đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định của các thiết bị cơ khí, đồng thời giảm thiểu sự cố hỏng hóc để đảm bảo an toàn cho nhân viên và sản phẩm được chế tạo ra.
  • Tiếp nhận yêu cầu, thông tin hư hỏng từ những bộ phận sản xuất, lên các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng cơ khí phù hợp.
  • Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến sự cố hư hỏng để thực hiện sửa chữa kịp thời.

Để làm việc ở vị trí này, người lao động cần có kiến thức chuyên môn và tổng hợp về những vấn đề như cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa và các kỹ thuật khác liên quan đến bảo trì, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị cơ khí. Bên cạnh đó, kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng cơ khí cũng cần phải am hiểu về các quy định, tiêu chuẩn an toàn lao động và môi trường để đảm bảo các nhiệm vụ luôn đáp ứng các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm.

Mức lương thu nhập trung bình tham khảo từ 12 – 15 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng cần đảm bảo các thiết bị cơ khí được hoạt động tốt nhất
Kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng cần đảm bảo các thiết bị cơ khí được hoạt động tốt nhất

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết hôm nay, bạn đã có lời giải đáp cho vấn đề kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu và có những việc làm HOT nào. Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập ngay vào ViecNgay.vn để tìm kiếm thêm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn liên quan đến ngành nghề kỹ sư cơ khí này.

Bên cạnh đó, tại chuyên mục Chia sẻ cũng đang có thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác để giúp bạn có thể lựa chọn nghề nghiệp, công việc hiệu quả. Bạn có thể tham khảo những bài viết sau:

Kỹ sư cơ khí là gì? Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư cơ khí trong thời đại 4.0

Kỹ sư cơ khí là gì? Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư cơ khí trong thời đại 4.0
Kỹ sư cơ khí là gì? Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư cơ khí trong thời đại 4.0

Kỹ sư cơ khí là ngành nghề đầy sự triển vọng, đóng góp phần to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế và toàn xã hội. Vậy kỹ sư có khí là gì? Cơ hội việc làm trong thời đại 4.0 hiện nay của kỹ sư có khí là gì? Hãy cùng Blog ViecNgay tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kỹ sư cơ khí là gì?

Trước khi tìm hiểu về định nghĩa Kỹ sư cơ khí là gì? hãy cùng tìm hiểu qua về ngành cơ khí là gì. Cơ khí là ngành khoa học kỹ thuật tạo ra các sản phẩm máy móc, thiết bị và công cụ dụng cụ thay thế cho lao động thủ công. Mục đích đưa máy móc thiết bị vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp cũng như ứng dụng vào phục vụ đời sống của con người.

Theo đó, kỹ sư cơ khí là khái niệm chỉ những người có kiến thức chuyên môn và kỹ năng, ứng dụng các nguyên lý vật lý để làm việc trong ngành nghiên cứu, chế tạo máy móc và thiết bị hữu ích phục vụ chọi mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống như: ô tô, robot, máy móc sản xuất, đồ dùng gia đình, thiết bị công trình, nhà máy,…

Kỹ sư cơ khí cũng có thể là những chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí. Đảm nhận các vai trò như quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí. Hoặc phục vụ trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hàng không, tàu thủy,…

Tìm hiểu về kỹ sư cơ khí là gì?
Tìm hiểu về kỹ sư cơ khí là gì?

Công việc của kỹ sư cơ khí là gì?

Khi nói đến công việc kỹ sư cơ khí nhiều người sẽ hình dung đây là công việc liên quan đến chế tạo và sửa chữa máy móc, thiết bị. Thực tế công việc cụ thể của kỹ sư cơ khí là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung mô tả chi tiết về công việc của kỹ sư cơ khí dưới đây:

Thiết kế, thi công, lắp đặt thử nghiệm sản phẩm cơ khí

Để tạo ra một máy móc thiết bị cơ khí, kỹ sư cơ khí sẽ là người lên ý tưởng thiết kế, trực tiếp tham gia vào quá trình thi công, lắp đặt thử nghiệm khi hoàn thành sản phẩm. Cụ thể như sau:

  • Kỹ sư cơ khí sẽ là người lên bản vẽ thiết kế, phân tích và kiểm tra số liệu kích thước sản phẩm cơ khí. Từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện để sản phẩm tạo ra phục vụ hiệu quả nhất cho đời sống và sản xuất.
  • Sau khi hoàn thiện bản vẽ thiết kế, kỹ sư cơ khí sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình thi công. Đồng thời giám sát quá trình lắp đặt nhằm phát hiện và khắc phục các điểm chưa hoàn thiện của sản phẩm.
  • Khi sản phẩm được thi công hoàn thiện, kỹ sư cơ khí sẽ phụ trách việc lắp đặt chạy thử nghiệm sản phẩm và nghiệm thu, đưa ra ý kiến đánh giá về tính hiệu quả của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Kỹ sư cơ khí sẽ thực hiện thiết kế, thi công các sản phẩm cơ khí liên quan
Kỹ sư cơ khí sẽ thực hiện thiết kế, thi công các sản phẩm cơ khí liên quan

Lắp đặt và vận hành máy móc, thiết bị cơ khí

Kỹ sư cơ khí là người trực tiếp tham gia vào quá trình lắp đặt, vận hành chạy thử của sản phẩm cơ khí. Họ cũng sẽ giám sát, theo dõi và quản lý xuyên suốt quá trình vận hành của sản phẩm để xử lý kịp thời các sai sót, đảm bảo không gây phiền phức và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của đơn vị mua sản phẩm.

Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì sản phẩm cơ khí

Sản phẩm của ngành cơ khí là các máy móc thiết bị có tính chất hoạt động liên tục với mức công suất lớn thường phục vụ cho hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc máy móc thiết bị hư hỏng hoặc hoạt động quá công suất là điều khó tránh khỏi. Do đó, kỹ sư cơ khí cũng sẽ cần:

  • Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thường xuyên và bám sát hoạt động của sản phẩm để khắc phục các vấn đề của máy móc, hệ thống điện, điện cơ của thiết bị cơ khí,… nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời.
  • Định kỳ công việc kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị, máy móc cơ khí để giúp nâng cao tuổi thọ và khả năng hoạt của chúng.
Kỹ sư cơ khí sẽ cần thực hiện bảo trì các loại thiết bị, máy móc cơ khí
Kỹ sư cơ khí sẽ cần thực hiện bảo trì các loại thiết bị, máy móc cơ khí

Đề xuất giải pháp cải tiến sản phẩm cơ khí

Máy móc, thiết bị cơ khí là sản phẩm do kỹ sư cơ khí là người trực tiếp chế tạo ra với tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nên kỹ sư cơ khí chính là người hiểu rõ về những sản phẩm cơ khí đó. Do đó, kỹ sư cơ khí sẽ chủ động nghiên cứu và đưa ra các phương án cải tiến  hoạt động của sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời lên kế hoạch triển khai cụ thể về nhân lực, vật lực, tài chính sau khi đối sách được cấp trên thông qua.

Những công việc liên quan khác

Ngoài những công việc trên, kỹ sư cơ khí sẽ chủ động đưa ra các ý kiến, ý tưởng, sáng kiến liên quan đến công nghệ, thiết bị thuộc về cơ khí. Họ cũng cần trực tiếp phụ trách việc đào tạo nghiệp vụ và nâng cao chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của mình. Bên cạnh đó, kỹ sư cơ khí sẽ phải lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về sản phẩm do cấp trên yêu cầu.

Kỹ sư cơ khí sẽ cần thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau
Kỹ sư cơ khí sẽ cần thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau

Cơ hội triển vọng nghề nghiệp trong thời đại 4.0 của kỹ sư cơ khí là gì? 

Theo xu hướng phát triển của xã hội hiện nay, tương lai ngành cơ khí được đánh giá là vô cùng rộng mở. Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của ngành cơ khí chiếm 25% tổng nhu cầu tuyển dụng nhân sự trên thị trường. 

Từ đó có thể thấy, nguồn nhân lực do ngành cơ khí đòi hỏi rất nhiều, cơ hội và triển vọng nghề nghiệp rất hấp dẫn sau khi trở thành kỹ sư cơ khí. Dưới đây là những vị trí việc làm về ngành kỹ sư cơ khí cho bạn tham khảo, cụ thể như:

Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy

Có thể hiểu, sau khi trở thành kỹ sư cơ khí bạn cũng có thể trở thành giảng viên, thực hiện công tác giảng dạy, truyền đạt lại những kiến thức chuyên ngành cơ khí cho các bạn sinh viên. Bên cạnh đó, ngoài việc giảng dạy bạn cũng có thể trực tiếp tham gia nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu thành công cho các cơ sở sản xuất ứng dụng. 

Sau khi trở thành giảng viên bạn có thể làm việc trong các trường đào tạo chuyên nghiệp như đại học, cao đẳng, trung cấp,… Hoặc làm cán bộ nghiên cứu khoa học trong các viện nghiên cứu cơ học.

Bạn có thể trở thành cán bộ giảng dạy liên quan khi làm việc trong ngành cơ khí
Bạn có thể trở thành cán bộ giảng dạy liên quan khi làm việc trong ngành cơ khí

Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ

Với vị trí công việc này, bạn sẽ thực hiện những công việc cụ thể như: tư vấn chuyển giao sản phẩm cơ khí với chất lượng tốt nhất cho các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp,…

Đây là vị trí mà cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ thường sẽ làm việc tại các địa điểm như  Viện nghiên cứu hoặc Phòng cung cấp dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ.

Kỹ sư thiết kế cơ khí

Khi trở thành kỹ sư thiết kế cơ khí, bạn sẽ trực tiếp tham gia vào việc nghiên cứu, lên ý tưởng và thiết kế bản vẽ kỹ thuật cho sản phẩm cơ khí. Đây là bước tiền đề cho quá trình gia công sản phẩm cơ khí phục vụ cho mọi mặt của đời sống xã hội sản xuất. 

Kỹ sư thiết kế cơ khí là một công việc phổ biến hiện nay
Kỹ sư thiết kế cơ khí là một công việc phổ biến hiện nay

Đây là vị trí yêu cầu kỹ sư cơ khí phải có khả năng sáng tạo, chủ động trong việc đưa ra các ý tưởng cải tiến đổi mới. Bạn có thể ứng tuyển tại những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất hoặc các văn phòng chuyên về thiết kế sản phẩm cơ khí.

Kỹ sư điều hành công nghệ

Đây là vị trí chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, kiểm tra và phát hiện sự cố về sản phẩm cơ khí của các doanh nghiệp, nhà máy, nhà xưởng sản xuất,… Sau đó đưa ra các phương án, các đối sách để xử lý kịp thời, nhằm đảm bảo khả năng vận hành cho dây chuyền sản xuất.

Kỹ sư điều hành công nghệ là vị trí sẽ trực tiếp làm việc với dây chuyền máy móc, thiết bị cơ khí được vận hành tại các khu công nghiệp, nhà xưởng hay xí nghiệp sản xuất,…

Kỹ sư điều hành công nghệ đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng
Kỹ sư điều hành công nghệ đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng

Kỹ sư giám sát

Kỹ sư giám sát là người thực hiện công việc kiểm tra, kiểm soát quá trình gia công, sản xuất sản phẩm cơ khí. Mục đích đảm bảo sản phẩm được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn bản vẽ và điều kiện kỹ thuật của ngành.

Khi làm việc ở vị trí này, bạn có thể ứng tuyển tại bất cứ doanh nghiệp sử dụng máy móc, thiết bị vận hành như nhà máy, nhà xưởng, xí nghiệp, doanh nghiệp sản xuất cơ khí,…

Ngoài cơ hội việc làm kỹ sư cơ khí trong nước, với xu hướng phát triển xã hội như hiện nay, kỹ sư cơ khí còn có thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở trong nước hoặc lựa chọn việc phát triển năng lực của mình tại thị trường việc làm nước ngoài có như cầu nhân lực cơ khí cao như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,… Khi làm việc với những đất nước này, mức thu nhập sẽ cao hơn và chế độ đãi ngộ sẽ tốt hơn nhiều.

Thị trường nước ngoài luôn tồn tại cơ hội việc làm hấp dẫn với kỹ sư cơ khí
Thị trường nước ngoài luôn tồn tại cơ hội việc làm hấp dẫn với kỹ sư cơ khí

Trên đây là những thông tin về công việc kỹ sư cơ khí là gì và thông tin về cơ hội triển vọng nghề nghiệp trong thời đại 4.0 của kỹ sư cơ khí là gì. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về công việc kỹ sư cơ khí. Nếu bạn đang muốn lựa chọn theo ngành nghề này để phát triển, hãy trang bị tốt cho mình về cả kiến thức và kỹ năng nhé!

Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập ngay vào ViecNgay.vn để tìm kiếm thêm các cơ hội việc làm liên quan đến ngành nghề kỹ sư cơ khí này. Ngoài ra, tại chuyên mục Chia sẻ cũng đang cung cấp nhiều bài viết khác liên quan đến kỹ sư cơ khí để bạn có thể tham khảo và hiểu rõ hơn về ngành nghề này. Từ đó đưa ra quyết định chọn việc làm phù hợp.

Các bài viết khác có thể hữu ích cho bạn:

Văn phòng ảo là gì? Văn phòng ảo có hợp pháp không?

Tìm hiểu văn phòng ảo là gì và có lợi ích ra sao
Tìm hiểu văn phòng ảo là gì và có lợi ích ra sao

Rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp vẫn chưa biết văn phòng ảo là gì và mô hình làm việc này có hợp pháp hay không. Hãy cùng Blog Viecngay tìm hiểu về văn phòng ảo và những thông tin về văn phòng ảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Văn phòng ảo là gì và hoạt động như thế nào?

Văn phòng ảo là gì?

Văn phòng ảo (tiếng Anh gọi là Virtual Office) là thuật ngữ chỉ một loại hình văn phòng chỉ cung cấp các thông tin định danh như địa chỉ và liên lạc mà không cần đến diện tích thực tế.

Văn phòng ảo thực tế là hình thức văn phòng cho thuê với diện tích 0m2 với dịch vụ được cung cấp gồm: Địa chỉ giao dịch của doanh nghiệp, số điện thoại, số fax, biển hiệu công ty, lễ tân, các thông báo thuế, BHXH, v.v..

Văn phòng ảo là mô hình cho thuê văn phòng chỉ để đăng ký kinh doanh
Văn phòng ảo là mô hình cho thuê văn phòng chỉ để đăng ký kinh doanh

>>> Xem thêm: Mặt trái của nghề pha chế? Cơ hội và thách thức của nghề này

Văn phòng ảo hoạt động như thế nào?

Khi sử dụng loại hình văn phòng ảo, các công ty không cần phải chuẩn bị hay vận chuyển trang thiết bị văn phòng, đồ đạc mà chỉ cần đặt biển hiệu, logo của doanh nghiệp tại đó. Trong các trường hợp muốn tổ chức các buổi họp hay cần địa điểm gặp gỡ đối tác, khách hàng thì công ty có thể đặt thuê thêm phòng họp với chi phí được tính theo giờ.

Tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới thì dịch vụ văn phòng ảo đã có từ rất lâu, ở Việt Nam thì thuật ngữ này vẫn còn khá mới mẻ. Khi lựa chọn dịch vụ này, các công ty không cần lo lắng về việc vận chuyển đồ đạc cồng kềnh, set up và trang trí văn phòng, tất cả những gì cần làm là đặt bảng hiệu của bạn tại đó mà thôi.

Tìm hiểu văn phòng ảo là gì và có hợp pháp hay không
Tìm hiểu văn phòng ảo là gì và có hợp pháp hay không

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không cần đến nhân viên làm việc thường trực. Bộ phận nhân sự của văn phòng ảo sẽ trả lời điện thoại, email, fax cùng các giấy tờ liên quan dưới tư cách là thư ký của công ty. Sau đó, tất cả tài liệu và thông tin đều sẽ được gửi tới tận nơi cho khách hàng.

Nói dễ hiểu, văn phòng ảo là hình thức cho thuê địa điểm để đăng ký kinh doanh mà không cần một nơi làm việc thật sự. Do đó, chi phí của dịch vụ văn phòng ảo là rất tiết kiệm so với việc đi thuê mặt bằng văn phòng làm việc như thông thường.

Văn phòng ảo là đại diện của quá trình vận hành doanh nghiệp từ xa thông qua việc sử dụng một địa chỉ làm đăng ký kinh doanh. Sử dụng văn phòng ảo giúp tiết kiệm chi phí thuê văn phòng truyền thống mà vẫn có thể vận hành kinh doanh công ty một cách hiệu quả.

>>> Xem thêm: Mức lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông? Cơ hội việc làm

Văn phòng ảo có hợp pháp không?

Sau khi hiểu văn phòng ảo là gì thì điều tiếp theo mà người ta quan tâm là mô hình này có hợp pháp hay không. Văn phòng ảo trên thực tế là một thuật ngữ không có trong các quy định hay các văn bản pháp luật mà được phát sinh dựa theo tình hình thực tế.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 có chỉ rõ rằng trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp đó và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Doanh nghiệp nào muốn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì buộc phải có trụ sở chính hợp pháp và được thể hiện trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty.

Văn phòng ảo là gì và có giá trị pháp lý hay không
Văn phòng ảo là gì và có giá trị pháp lý hay không

Trên thực tế Luật Doanh nghiệp không có quy định cấm doanh nghiệp sử dụng dịch vụ văn phòng ảo và cũng không có cơ chế pháp lý nào để xử lý vấn đề này. 

Tuy nhiên, trong Luật Doanh nghiệp không quy định cấm không có nghĩa là việc tồn tại này đúng với pháp luật, bởi lẽ một doanh nghiệp được phép hoạt động phải chịu sự điều chỉnh của không chỉ Luật Doanh nghiệp mà còn của nhiều quy định khác như thuế, ngân hàng, thương mại, v.v..

Như vậy có thể nói văn phòng ảo vẫn được chấp nhận khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và pháp luật Việt Nam hiện cũng không cấm sử dụng dịch vụ này.

Văn phòng ảo – giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vậy là chúng ta đã giải đáp được văn phòng ảo là gì và cách hoạt động của văn phòng ảo, yếu tố tiếp theo mà ta cần biết đó là giải pháp này dành cho các doanh nghiệp như thế nào.

Vào thời kỳ lạm phát, kinh tế khó khăn, giá thuê mặt bằng trở thành gánh nặng của doanh nghiệp thì dịch vụ văn phòng ảo trở thành một lựa chọn thu hút nhiều đơn vị. Theo xu hướng phát triển, đội ngũ tri thức trẻ hiện nay là những người làm việc năng động và có phần phóng khoáng hơn, họ sẵn sàng làm việc từ xa, làm việc online tại nhà và chỉ cần một địa chỉ đăng ký kinh doanh hay tiếp khách hàng.

Vì vậy, văn phòng ảo là giải pháp thông minh và tối ưu cho các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm được khó khăn để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Văn phòng ảo chính là dịch vụ “cứu cánh” cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ hiện nay. Các chủ sở hữu công ty luôn mong muốn cân đối các khoản chi để có thể duy trì doanh nghiệp và chờ thời cơ phục hồi kinh tế. Bởi vậy mà văn phòng là một phương án tối ưu mà nhiều đơn vị lựa chọn.

Văn phòng ảo là gì và phù hợp với doanh nghiệp nào
Văn phòng ảo là mô hình tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dịch vụ văn phòng ảo phát triển khá nhanh, chỉ cần khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng là các công ty đã có thể sở hữu cho mình một địa chỉ văn phòng ngay tại trung tâm thành phố để có thể đăng ký kinh doanh, làm địa chỉ giao dịch, hội họp hay tiếp khách hàng, đối tác.

Hình thức làm việc này hạn chế được tối đa các chi phí thuê mặt bằng của doanh nghiệp mà vẫn đem lại hiệu quả công việc và một bộ mặt uy tín cho công ty. Ngoài ra, dịch vụ văn phòng ảo cũng có nhiều tiện ích đi kèm như cho thuê phòng họp, chỗ làm việc, nhân viên đại diện…

Với việc tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng văn phòng, các doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực của mình vào công việc kinh doanh, phát triển sản phẩm, v.v..

Tạm kết

Trên đây là một số thông tin về mô hình văn phòng ảo – một giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thể hiểu được văn phòng ảo là gì và cách vận hành của mô hình đặc biệt này.

Nếu bạn đang quan tâm về các tin tức tuyển dụng việc làm phổ thông, các chia sẻ sẻ kinh nghiệm tìm việc uy tín đừng quên truy cập vào Viecngay.vn để tìm đọc thông tin nhé!

Mặt trái của nghề pha chế? Cơ hội và thách thức của nghề này

Mặt trái của nghề pha chế? Cơ hội và thách thức của nghề này
Mặt trái của nghề pha chế? Cơ hội và thách thức của nghề này

Tuy là một nghề không có quá nhiều yêu cầu nhưng không phải ai cũng có thể sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thách thức của nghề pha chế. Vậy, những mặt trái của nghề pha chế mà bạn nên tìm hiểu là gì? Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới của Blog ViecNgay nhé.

Nghề pha chế là công việc gì?

Trước khi đến với mặt trái của nghề pha chế là gì, bạn cần hiểu về công việc này là gì. Nghề pha chế là một người nhận order, pha chế đồ uống và phục vụ cho khách hàng. Họ không chỉ làm việc tại quán bar, câu lạc bộ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, sòng bạc và nhà hàng, mà còn có thể làm việc tại các sự kiện lớn như đám cưới, tiệc tùng và hội nghị. Với nhiều nơi làm việc khác nhau, bartender có thể khám phá và trải nghiệm nhiều không gian khác nhau từ những nơi sang trọng đến những nơi thoải mái.

Thời gian làm việc của công việc này thường khá khác biệt. Họ có thể làm việc vào cuối tuần, đêm muộn và trong các ngày lễ. Do đó, nhân viên pha chế cần phải có sự kiên nhẫn và sức chịu đựng để đối mặt với sự bận rộn và có thể phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất.

Nghề pha chế thường làm việc tại các quầy bar trong nhà hàng, quán bar, khách sạn,...
Nghề pha chế thường làm việc tại các quầy bar trong nhà hàng, quán bar, khách sạn,v.vv..

Trong nghề pha chế được chia thành 2 nghiệp vụ khác nhau là:

  • Nghề Bartender: Là những người chuyên pha chế các loại đồ uống có cồn, ví dụ như cocktail, mocktail,v.vv.. Địa điểm làm việc chính của họ thường sẽ ở trong các quán bar, khách sạn, sòng bạc,v.vv..
  • Nghề Barista: Là những nhân viên chuyên pha chế các loại cafe, sáng tạo các loại đồ uống hấp dẫn có liên quan đến nguyên liệu này.

Thách thức và mặt trái của nghề pha chế

Công việc của người pha chế thường khá hấp dẫn bởi không yêu cầu quá nhiều kỹ năng, kiến thức, bằng cấp để làm việc. Tuy vậy, đây cũng là một trong những ngành có nhiều mặt trái mà không phải ai cũng hiểu. Dưới đây là một số mặt trái của nghề pha chế mà bạn nên biết trước khi xác định có nên làm công việc này hay không: 

Mức lương khởi điểm không cao

Mặc dù là một công việc linh hoạt, có thể tăng thêm thu nhập từ tiền boa của khách hàng, nhưng mức lương khởi điểm mà một nhân viên pha chế có thể nhận được không cao. Theo khảo sát ở thị trường Việt Nam, mức khởi điểm cho vị trí phụ Bar trong lĩnh vực pha chế chỉ khoảng 2 – 4.2 triệu đồng/tháng.

Mức lương trung bình cho vị trí này đối với những người đã có kinh nghiệm cũng chỉ dao động từ 5.1 – 12 triệu đồng/tháng. Do đó, để có thể đạt được mức thu nhập cao trong ngành nghề này, bạn sẽ cần phải có sự nỗ lực, khả năng làm hài lòng khách hàng tốt. Đây chính là mặt trái của nghề pha chế đầu tiên mà bạn nên tìm hiểu.

Mức lương khởi điểm của nghề bartender không quá cao
Mức lương khởi điểm của nghề bartender không quá cao

Công việc mang tính chất lặp đi lặp lại

Mặt trái của nghề pha chế tiếp theo mà bạn nên tìm hiểu chính là đây không phải công việc “hào nhoáng” như bạn có thể nhìn thấy trên TV, phim ảnh. Trên thực tế thì công việc của nhân viên pha chế có thể rất tẻ nhạt và đơn điệu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất hứng thú và chán nản trong công việc của họ.

Làm việc trong môi trường cạnh tranh cao

Một mặt trái của nghề pha chế khác là việc phải làm việc trong môi trường có tính cạnh tranh cao và áp lực thời gian. Nhân viên pha chế thường phải phục vụ hàng loạt khách hàng cùng lúc và đảm bảo đồ uống được chuẩn bị và phục vụ đúng lúc. Điều này đòi hỏi vị trí này phải có khả năng quản lý thời gian và tập trung cao độ để đảm bảo rằng mọi thứ đều được thực hiện đúng cách.

Môi trường làm việc của nghề pha chế thường có tính cạnh tranh cao
Môi trường làm việc của nghề pha chế thường có tính cạnh tranh cao

Có nhiều bệnh nghề nghiệp khác nhau

Bên cạnh những mặt trái của nghề pha chế nói trên, khi làm công việc này, bạn sẽ có thể gặp các bệnh nghề nghiệp liên quan đến công việc này. Ví dụ một số bệnh nghề nghiệp của nhân viên pha chế như:

  • Đau lưng: Nguyên nhân chủ yếu là do vận hành máy xay cà phê, bồn hâm nóng và các thiết bị khác một cách nhấn mạnh. Để tránh đau lưng, người làm pha chế nên đeo đai lưng hoặc cố định lưng của họ khi làm việc.
  • Đau cổ: Nguyên nhân chính của bệnh này là do tư thế làm việc không đúng. Để tránh đau cổ, người làm pha chế nên sử dụng ghế ngồi có đệm đầy đủ và điều chỉnh độ cao của ghế để phù hợp với chiều cao của họ.
  • Viêm khớp: Bệnh này có thể xảy ra do sự lặp lại các động tác hoặc tư thế không đúng khi làm việc. Để tránh viêm khớp, người làm pha chế nên thực hiện các động tác cử động khác nhau và thay đổi tư thế làm việc thường xuyên.
  • Viêm da: Bệnh này có thể xảy ra do tiếp xúc với các chất hóa học như hóa chất làm sạch và các thành phần khác trong quá trình thực hiện pha chế.
Nghề bartender có thể đối diện với nhiều bệnh nghề nghiệp khác nhau
Nghề bartender có thể đối diện với nhiều bệnh nghề nghiệp khác nhau

Những mặt trái của nghề pha chế khác

Một số mặt trái của nghề pha chế khác mà bạn cũng có thể gặp như sau:

  • Bạn sẽ không thể tận hưởng những ngày lễ như các công việc khác. Bởi các nhà hàng, khách sạn, quán bar vào những ngày lễ này sẽ rất đông khách hàng mà bạn cần phải làm việc với thời gian nhiều hơn.
  • Công việc của bạn sẽ thường xuyên bị theo dõi, quan sát bởi khách hàng, những người xung quanh.
  • Pha chế là một trong những công việc đòi hỏi bạn cần có sức khỏe tốt. Bởi không chỉ làm việc ở quầy bar, bạn cũng có thể phải thường xuyên di chuyển các vật nặng, vươn cao, cúi thấp thường xuyên,v.vv.. Do đó sẽ cần có sức khỏe tốt để thực hiện được những hoạt động này.
  • Môi trường làm việc không lành mạnh cũng có thể là một trong những mặt trái của nghề pha chế mà bạn nên biết. Ví dụ như phải đối phó với những khách hàng say xỉn, không lịch sự,v.vv..
Nghề pha chế có nhiều thách thức, mặt trái khác nhau bạn nên tìm hiểu
Nghề pha chế có nhiều thách thức, mặt trái khác nhau bạn nên tìm hiểu

Cơ hội phát triển của nghề pha chế như thế nào?

Bên cạnh những thách thức, mặt trái của nghề pha chế ở trên, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cơ hội phát triển của ngành nghề này. Cụ thể, nghề pha chế sẽ có những cơ hội phát triển, ưu điểm như sau:

Học hỏi thêm được nhiều kỹ năng mới

Nếu bạn đang làm pha chế tại các nhà hàng, quán bar hoặc sự kiện,v.vv.. sẽ là một cơ hội giúp bạn phát triển nhiều kỹ năng mới phục vụ cho cuộc sống, sự phát triển của bạn trong tương lai. Ví dụ như:

  • Giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tương tác khách hàng.
  • Rèn luyện được trí nhớ mạnh mẽ để nhớ các loại đồ uống và cách pha chế chúng một cách chính xác. Bên cạnh đó, khả năng đa nhiệm cũng là một kỹ năng quan trọng, vì nhân viên pha chế thường phải xử lý nhiều đơn hàng cùng một lúc.
  • Có thể học để thực hiện được nhiều cách pha chế đồ uống khác nhau. Từ đó phát triển công việc tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Cập nhật 5 kỹ thuật pha chế mà bartender cần biết

Có cơ hội tự mở quán kinh doanh và thành công

Với nghề pha chế, bạn có thể đi làm và tích lũy kinh nghiệm, tham gia thêm các khóa đào tạo pha chế chuyên sâu để có thể tự mở quán kinh doanh, thành công hơn trong tương lai. Để thực hiện được điều đó, bạn nên tìm hiểu thêm về các mô hình kinh doanh quán cà phê, tìm kiếm các nguồn vốn để đầu tư và thiết kế kế hoạch kinh doanh thích hợp để mở một quán cà phê riêng của mình. Việc này sẽ đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực, nhưng nếu bạn có đam mê và sự cố gắng, bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.

Khi tích lũy kinh nghiệm trong nghề pha chế, bạn có thể mở quán kinh doanh riêng
Khi tích lũy kinh nghiệm trong nghề pha chế, bạn có thể mở quán kinh doanh riêng

Bạn có nhiều thời gian rảnh vào buổi ngày

Hầu hết các nhân viên pha chế làm ca tối và cuối tuần, nghĩa là bạn có thể tự do theo đuổi các dự án kinh doanh khác của mình vào thời gian rảnh rỗi buổi ngày. Điều này cũng có thể hữu ích nếu bạn cần thực hiện những công việc khác như đi ngân hàng, giải quyết các công việc cần thiết vào giờ hành chính,v.vv..

Lộ trình thăng tiến của nghề pha chế

Tuy có nhiều mặt trái của nghề pha chế, nhưng nếu bạn đam mê với công việc sáng tạo, thích làm việc cùng các loại đồ uống và ẩm thực, bạn vẫn có thể tiến xa hơn trong công việc này. Dưới đây sẽ là một số vị trí thăng tiến mà bạn có thể tham khảo nếu muốn theo đuổi nghề pha chế lâu dài:

Cấp bậc nhân viên

Trong nghề pha chế, bạn sẽ bắt đầu với những vị trí là Phụ Bar hoặc Nhân viên pha chế. Cụ thể như sau:

  • Phụ Bar (Bar Boy, Barback): Hỗ trợ cho các nhân viên pha chế khác trong công việc hàng ngày như chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu hoặc dọn dẹp quầy bar sau khi hết ca làm việc. Mức thu nhập khởi điểm trung bình tham khảo khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên pha chế (Barista/Bartender): Nhiệm vụ chính là pha chế đồ uống theo yêu cầu. Tùy vào kinh nghiệm mà mức độ phức tạp của đồ uống sẽ khác nhau. Mức thu nhập tham khảo khoảng 6 – 10 triệu đồng/tháng chưa kể tiền boa, thưởng của khách.
Bạn có thể bắt đầu công việc pha chế với vị trí Phụ Bar
Bạn có thể bắt đầu công việc pha chế với vị trí Phụ Bar

Cấp bậc quản lý

Bên cạnh cấp bậc nhân viên, sau khi đã có kinh nghiệm làm việc trong nghề pha chế nói riêng và lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng nói riêng, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí quản lý. Ví dụ như:

  • Bar trưởng (Shift Leader hoặc Head Bartender/Barista): Bạn có thể đạt đến vị trí này sau 2 – 4 năm kinh nghiệm. Nhiệm vụ chính là thực hiện giám sát, quản lý, phân công công việc cho nhân viên pha chế, các phụ bar. Mức thu nhập khoảng 8 – 12 triệu đồng/tháng chưa kể tiền boa, tiền thưởng.
  • Giám sát pha chế (Beverage Supervisor): Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quầy pha chế. Mức thu nhập khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng chưa kể tiền boa, tiền thưởng.
  • Quản lý/Giám đốc bộ phận ẩm thực (F&B Manager): Vị trí này sẽ phải quản lý tất cả các vấn đề về hoạt động, nhân sự của bộ phận ẩm thực. Mức thu nhập khoảng từ 20 – 50 triệu đồng/tháng.
Có nhiều cơ hội thăng tiến trong ngành nghề pha chế
Có nhiều cơ hội thăng tiến trong ngành nghề pha chế

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết Chia sẻ hôm nay, bạn sẽ hiểu hơn về những mặt trái của nghề pha chế, sự phát triển của ngành nghề này. Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập ngay vào ViecNgay.vn nếu muốn tìm hiểu về các cơ hội việc làm liên quan đến ngành nghề này.

Tìm hiểu thêm các bài viết khác liên quan tại:

Tìm hiểu về mức lương của ngành pha chế hiện nay là bao nhiêu?

Tìm hiểu về mức lương của ngành pha chế hiện nay là bao nhiêu?
Tìm hiểu về mức lương của ngành pha chế hiện nay là bao nhiêu?

Pha chế là một trong các công việc thuộc lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, ẩm thực mà nhiều bạn trẻ hiện nay đang quan tâm. Vậy, mức lương của ngành pha chế hiện nay như thế nào? Hãy cùng Blog ViecNgay giải đáp cụ thể trong bài viết hôm nay nhé.

Mức lương của ngành pha chế hiện nay là bao nhiêu?

Mức lương của ngành pha chế hiện nay thường phụ thuộc vào hình thức, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng của người pha chế. Bên cạnh đó, mức lương của ngành pha chế cũng phụ thuộc vào yếu tố khu vực, địa điểm làm việc.

Để hiểu rõ hơn về mức lương của ngành pha chế hiện nay như thế nào, bạn có thể tham khảo một số thống kê, khảo sát sau đây:

Mức lương trung bình chung

  • Mức lương thấp nhất: 3.5 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương trung bình: 11.4 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương cao nhất: 21.8 triệu đồng/tháng.
Mức lương trung bình của ngành pha chế không quá cao
Mức lương trung bình của ngành pha chế không quá cao

Mức lương theo khu vực và hình thức

Mức lương của ngành pha chế cũng sẽ phụ thuộc vào bạn làm việc theo hình thức nào, làm việc ở đâu,… Một số tham khảo về mức lương của ngành pha chế trung bình theo 3 thành phố lớn như sau:

  • Lương pha chế tại Hà Nội: Theo hình thức Fulltime khoảng 13.6 triệu đồng/tháng, theo hình thức part time từ 20.000 – 23.000 đồng/giờ.
  • Lương pha chế tại Hồ Chí Minh: Theo hình thức Fulltime khoảng 9.3 triệu đồng/tháng, theo hình thức part time từ 20.000 – 25.000 đồng/giờ.
  • Lương pha chế tại Đà Nẵng: Theo hình thức Fulltime khoảng 8.5 triệu đồng/tháng, theo hình thức part time từ 15.000 – 23.000 đồng/giờ.

Mức lương theo cấp bậc

Tùy thuộc vào từng cấp bậc mà mức lương của ngành pha chế cũng sẽ khác nhau. Mức lương trung bình tham khảo đối với từng vị trí trong ngành pha chế như sau:

  • Phụ Bar: 2 – 4.2 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên pha chế từ 1 – 2 năm kinh nghiệm: 6 – 8 triệu đồng/tháng chưa bao gồm tips, tiền thưởng, doanh số.
  • Bar trưởng từ 3 – 4 năm kinh nghiệm, có khả năng quản lý, ngoại ngữ tốt có thể đạt được từ 14 – 17 triệu đồng/tháng.
  • Giám sát pha chế: Từ 6 – 10 triệu đồng/tháng chưa bao gồm tips, tiền thưởng, doanh số.
  • Quản lý pha chế: Từ 12 – 15 triệu đồng/tháng chưa bao gồm tips, tiền thưởng, doanh số.
  • Quản lý Bộ phận ẩm thực/Giám đốc khối ẩm thực: Từ 30 – 45 triệu đồng/tháng.
Tùy theo từng cấp bậc, bartender sẽ được nhận mức lương khác nhau
Tùy theo từng cấp bậc, bartender sẽ được nhận mức lương khác nhau

Yếu tố ảnh hưởng đến mức lương ngành pha chế

Bên cạnh thông tin về mức lương của ngành pha chế nói trên, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những vấn đề xung quanh công việc này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập. Cụ thể, sẽ có 2 yếu tố chính là nhiệm vụ mà nhân viên pha chế cần làm và các kỹ năng của vị trí này. Bao gồm như sau:

Hiểu rõ về nhiệm vụ cần thực hiện

Nhân viên pha chế là người có trách nhiệm pha chế các loại đồ uống và phục vụ khách hàng trong các quán bar, nhà hàng và khách sạn. Công việc của nhân viên pha chế không chỉ đơn thuần là pha chế đồ uống mà còn phải đảm bảo chất lượng, tạo được sự hài lòng và tạo ra một không gian thân thiện cho khách hàng.

Cụ thể, vị trí này sẽ có 3 nhiệm vụ chính như sau:

  • Pha chế đồ uống cho khách hàng một cách chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ như các loại cocktail, mocktail, bia, rượu và đồ uống hỗn hợp khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Tư vấn cho khách hàng về các loại đồ uống phù hợp với khẩu vị của họ. Nhiệm vụ này đòi hỏi nhân viên pha chế phải có kiến thức về các loại đồ uống và biết cách kết hợp chúng để tạo ra một trải nghiệm thú vị cho khách hàng.
  • Quản lý kho và vật liệu: Ngoài việc pha chế và phục vụ đồ uống, nhân viên pha chế còn phải quản lý kho và vật liệu. Họ phải đảm bảo rằng các nguyên liệu và đồ uống luôn đủ để phục vụ khách hàng và đồng thời đảm bảo chất lượng của chúng.
Hiểu rõ về nhiệm vụ của pha chế là gì sẽ giúp bạn nắm bắt được mức thu nhập của ngành này
Hiểu rõ về nhiệm vụ của pha chế là gì sẽ giúp bạn nắm bắt được mức thu nhập của ngành này

Các kỹ năng pha chế cần có để lương cao hơn

Bên cạnh hiểu rõ về nhiệm vụ, người làm pha chế cũng cần thường xuyên cải thiện các kỹ năng nghề nghiệp của mình để đạt được mức lương cao hơn. Những kỹ năng này thường bao gồm như:

  • Kiến thức đồ uống: Để trở thành một pha chế giỏi với mức lương cao, bạn cần phải nắm vững kiến thức về các loại đồ uống và cách pha chế. Bạn sẽ cần phải biết cách pha chế các loại cà phê, trà, cocktail và rượu. Ngoài ra, bạn cũng cần phải hiểu về các loại đồ uống đặc biệt, chẳng hạn như đồ uống không chứa cồn hoặc đồ uống truyền thống của một số nước.
  • Kỹ năng giao tiếp và tư vấn: Pha chế không chỉ là việc pha chế đồ uống, mà còn là việc tư vấn khách hàng về các loại đồ uống phù hợp với họ. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp và tư vấn là rất quan trọng. Bạn cần phải biết cách trò chuyện với khách hàng, lắng nghe và đưa ra những gợi ý phù hợp với sở thích của họ.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Bạn cần phải biết cách phân công công việc và thực hiện các công việc của mình đúng thời hạn. Điều này sẽ giúp bạn tăng năng suất và giảm thiểu lỗi pha chế.
  • Kỹ năng sáng tạo: Cuối cùng, để tạo ra những đồ uống độc đáo và thu hút khách hàng, các pha chế cần phải có kỹ năng sáng tạo. Bạn cần phải có tư duy độc đáo và dám thử nghiệm với những loại đồ uống mới.
Bạn nên nâng cao kỹ năng pha chế để đạt được mức thu nhập cao hơn
Bạn nên nâng cao kỹ năng pha chế để đạt được mức thu nhập cao hơn

Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về mức lương của ngành pha chế là bao nhiêu qua bài viết Chia sẻ ngày hôm nay. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm những việc làm liên quan đến ngành pha chế, hãy truy cập vào ViecNgay.vn. Đây là một trong những website tuyển dụng giúp bạn  có thể dễ dàng tìm kiếm các cơ hội việc làm theo địa điểm, mức lương và hình thức làm việc mà bạn mong muốn.

Tìm hiểu thêm: Tiền lương và những điều bạn nên biết về vấn đề này