Trang chủ Blog Trang 9

Trả lương cho thợ rửa xe như thế nào là hợp lý?

Trả lương cho nhân viên luôn là vấn đề gây nhiều băn khoăn cho các doanh nghiệp, bởi phải tính toán sao cho phù hợp với khả năng lao động của nhân công; đồng thời doanh nghiệp cũng phải có lời sau khi đầu tư.Đặc thù của thợ rửa xe không cần bằng cấp hay tay nghề cao; lực lượng ứng viên có thể làm nghề rất đông. Tuy nhiên, mức độ gắn bó đối với các cơ sở rửa xe hay doanh nghiệp của các ứng viên không cao. Một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề này có liên quan tới lương phía doanh nghiệp trả cho nhân viên. Vậy trả lương cho nhân viên rửa xe như thế nào là hợp lý?

Hiện nay, có hai phương pháp tính lương thường được sử dụng: trả lương theo tháng và trả lương theo số xe mà nhân viên rửa được.

1. Trả lương theo tháng

Đây là cách tính lương phổ biến đối với người lao động ở nhiều ngành nghề. Với cách tính này; người lao động sẽ không phải suy nghĩ nhiều về thu nhập hàng tháng kể cả việc làm ra nhiều; hay ít lợi nhuận cho ông chủ của mình.

Điểm trừ khá lớn của phương pháp này là không thúc đẩy được tinh thần làm việc của nhân viên. Mang tâm lý không làm vẫn có lương sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp.

Phương pháp này thường áp dụng cho những cơ sở mới mở; chưa có nhiều khách và nhân viên chưa nhiều. Mức lương thường dao động trong khoảng 3 tới 5 hoặc 7 triệu đồng tùy theo khu vực, tay nghề và chất lượng thành phẩm.

2. Trả lương theo số lượng xe được rửa

Đây là cách tính lương khá phổ biến hiện nay mà các chủ trạm rửa xe hay áp dụng. Điểm cộng của phương pháp này sẽ thúc đẩy người lao động làm việc; bởi họ biết rửa càng được nhiều xe lương của họ cũng sẽ cao hơn và ngược lại.

Làm ăn theo sản phẩm, người quản lý không cần quản lý phải giám sát nhân viên có làm việc hay không, mà chỉ cần theo dõi khách hàng; ghi chép số lượng xe nhân viên rửa được một ngày để tính lương chính xác cho nhân viên.

Thông thường, các chủ tiệm rửa xe sẽ ăn chia với nhân viên theo một tỉ lệ nhất định như 3/7 hoặc 4/10. Bên cạnh đó, thợ rửa xe cũng có thể được chủ tiệm hỗ trợ một khoản trợ cấp hàng tháng để ăn uống. Tuy nhiên vấn đề này tùy thuộc và người chủ không có định mức cụ thể.

Phương pháp này áp dụng cho các tiệm rửa xe đã đông khách và lượng khách ổn định. Bởi nếu tính thời điểm mới mở; khách chưa đông; tính lương theo số xe rửa được cũng rất khó cho người làm.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về cách tính lương cho thợ rửa xe. Mỗi tiệm rửa xe nên tự đánh giá tình hình kinh doanh; đưa ra phương pháp tính lương hợp lý với từng thời điểm; dựa trên tịnh thần cả hai bên cùng có lợi; hỗ trợ lẫn nhau giữa chủ và thợ.  Người chủ vẫn đảm bảo doanh thu còn thợ đảm bảo thu nhập cho cuộc sống của mình và gia đình.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Theo bạn làm đầu bếp có cần bằng cấp không?

Muốn theo nghề đầu bếp mà vẫn chưa biết theo học trường nào, ở đâu? Bạn luôn thắc mắc làm nghề đầu bếp thì cần những bằng cấp gì?  Bài viết dưới đây sẽ giải đáp ngay những thắc mắc của bạn.

Đầu bếp có cần bằng cấp không?

Tại Việt Nam, nghề đầu bếp chỉ được dạy chuyên sâu tại các trường cao đẳng, trung cấp và trường nghề.

Bậc Đại học thì chưa đào tạo nghề đầu bếp hoặc có cũng chỉ là những ngành có liên quan đến ẩm thực như Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực, Kinh tế gia đình,…

Trên thực tế, không một khách sạn, nhà hàng nào đòi hỏi người làm bếp phải có bằng Đại học.

Thông thường, những nơi này đề cao kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế ở vị trí tương đương. Chức vị càng cao thì yêu cầu số năm kinh nghiệm càng nhiều; tay nghề làm việc càng vững.

Bạn không cần phải chuẩn bị cho mình một tấm bằng Đại học hay Cao đẳng chính quy “danh giá”; vừa mất thời gian 4 năm dài đằng đẵng; vừa không được thực hành và tiếp xúc với môi trường làm việc nhiều nếu muốn trở thành một đầu bếp.

Vậy có phải ai cũng làm Đầu bếp được?

Nếu muốn theo nghề Bếp, bạn hoàn toàn có thể xin vào học việc ở vị trí Phụ bếp tại một số nhà hàng; khách sạn; quán ăn hay cơ sở kinh doanh ăn uống quy mô nhỏ để làm quen với cường độ công việc.

Đây cũng là môi trường làm việc vô cùng thích hợp để bạn học hỏi kiến thức; kỹ năng chế biến các món ăn cơ bản từ các đầu bếp chính; đồng thời tìm kiếm cơ hội để đủ điều kiện đứng bếp và trở thành Đầu bếp tại đó; thậm chí, khi đã tích lũy được những điều cần thiết; bạn có thể mở cơ sở kinh doanh riêng cho mình.

Nếu bạn muốn tiến xa hơn trong nghề; chẳng hạn như muốn trở thành một chuyên gia ẩm thực, một đầu bếp nổi tiếng trong các khách sạn – nhà hàng 5 sao; bạn mong muốn nấu được nhiều món ngon của nhiều nền ẩm thực nổi tiếng; được tiếp xúc với các đồng nghiệp giỏi; được thăng chức lên nhiều vị trí cao hơn như Bếp trưởng, Bếp điều hành dĩ nhiên tới lúc này bạn không thể “tay không bắt giặc” đi xin việc.

Do hầu hết các doanh nghiệp quy mô lớn cần đội ngũ đầu bếp giỏi chuyên môn, vững tay nghề; đã qua đào tạo bài bản để đáp ứng nhanh và hiệu quả yêu cầu công việc dưới áp lực lớn; tần suất cao; đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng của dịch vụ.

Cách nhanh nhất để bạn thích nghi với công việc nhanh là hãy sở hữu chứng chỉ làm nghề tại các trường nghề, trung tâm đào tạo uy tín.

Chỉ mất từ 3 tới 6 tháng đến hơn một năm; bạn đã hoàn thành các khóa đào tạo để được cấp chứng chỉ nghề bếp. Đây cũng là khoảng thời gian các bạn có cơ hội vừa học vừa thực hành bởi đội ngũ giảng viên là những đầu bếp nổi tiếng có thâm niên trong nghề; được hướng dẫn chi tiết những công thức nấu ăn từ cơ bản đến nâng cao; được chia sẻ những kỹ năng, bí quyết và mẹo nấu ăn ngon,….

Những đầu bếp chuyên nghiệp muốn trở thành nhà quản lý bếp hay bếp trưởng tại các nhà hàng; khách sạn lớn thì còn phải học thêm một chứng chỉ Nghiệp vụ Bếp trưởng.

Đối với nghề đầu bếp, ngoài kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế; người theo nghề cũng cần  một chứng chỉ nghề bếp đến giúp bạn đạt tới vị trí cao hơn trong nghề với thời gian ngắn nhất.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Nhân viên nhà hàng nhất định phải biết 5 loại rượu vang này

Rượu vang là loại thức uống được phục vụ thường xuyên trong các nhà hàng, khách sạn. Không chỉ là một loại thức uống thông thường trong thực đơn, rượu vang còn được kết hợp với một số món ăn làm tăng hương vị và chất lượng của bữa ăn. Rượu vang còn có lợi cho sức khỏe; đồng thời góp phần thể hiện sự sang trọng cho người thưởng thức. Được chia thành hơn 200 loại với rất nhiều hương vị khác nhau; tuy nhiên, chỉ có 5 loại rượu vang cơ bản mà nhân viên nhà hàng cần biết để đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng.

Rượu vang trắng

Vang trắng được sản xuất từ nhiều loại nho khác nhau; tuy nhiên, chủ yếu vẫn là nho vàng hoặc nho xanh. Vang trắng thường thoảng vị chua và thích hợp khi dùng kèm với với các món salad; các món hải sản; thịt gà…

Rượu vang đỏ

Đây là loại rượu vang phổ biến nhất với màu đỏ đẹp mắt, có vị chát nhẹ; được sản xuất từ nho sẫm màu, nghiền luôn cả vỏ.

Vang đỏ rất thích hợp khi dùng kèm với các món thịt vì chất tannin có trong rượu khiến thực khách sẽ cảm nhận rõ hơn vị thịt, tăng sự ngon miệng.

Rượu vang hồng

Vang hồng là một dòng rượu riêng biệt. Rượu vang hồng được sản xuất từ nho chín sẫm màu nhưng bỏ phần vỏ để giảm vị chát. Loại vang này khá cân bằng vì nhẹ hơn vang đỏ nhưng lại nồng nàn hơn so với vang trắng, thích hợp cho những bữa tiệc BBQ.

Vang sủi tăm

Champagne là loại rượu vang sủi tăm tiêu biểu nhất; được sản xuất bằng cách hòa một chút vang đỏ vào vang trắng trước khi lên men để tạo độ sủi tăm cho rượu.

Vang ngọt

Rượu vang ngọt có lượng đường khá cao, thường được dùng kèm với những món ăn cao cấp hoặc uống để kết thúc bữa ăn thay thế cho các món tráng miệng.

(Tổng hợp)

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Thợ kim hoàn: Người thổi hồn vào những xa hoa

Trang sức là phụ kiện vô cùng quan trọng có tác dụng làm tôn lên vẻ đẹp của người dùng, nhất là khi kết hợp với những bộ cánh xinh đẹp. Tuy nhiên, ít ai biết đằng sau những bộ trang sức hào nhoáng, lộng lẫy kia là tài năng và tâm huyết của những người thợ kim hoàn. Bạn biết gì về thợ kim hoàn? Họ là ai, làm gì và ở đâu?

Thợ kim hoàn là ai?

Thợ kim hoàn là người trực tiếp chế tác ra nhiều đồ kim hoàn, trang sức như nhẫn, bông tai, lắc tay, dây chuyền,… từ các kim loại quý như vàng, bạc, đồng theo các mẫu thiết kế có sẵn.

Người thợ kim hoàn chuyên gọt dũa lắp ráp đồ kim loại hoặc chuyên cẩn hột vào món hàng đã được người khác lắp ráp.  Một số khác chỉ chuyên cắt mài hay đánh bóng hột đá.

Khi đạt tới trình độ tay nghề cao hơn, người thợ kim hoàn sẽ được tôn vinh là nghệ nhân. Các nghệ nhân có tay nghề chuẩn mực, vừa có khả năng sáng tạo ra mẫu mã mới vừa có thể chế tác riêng để đáp ứng các yêu cầu từ khách hàng.

Một người thợ kim hoàn cần một đôi bàn tay khéo léo, đôi mắt tinh tường là những yếu tố cần thiết của một người thợ kim hoàn; bởi đặc thù công việc phải làm trực tiếp trên trang sức tinh xảo cần sự tỉ mỉ, và khéo léo rất cao.

Để hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh là kết quả một quá trình rất công phu của thợ kim hoàn. Miệt mài trong cả một dây chuyền để mài giũa chi li, khắc chạm từng họa tiết, đánh bóng tỉ mỉ cho một chiếc nhẫn hay cái lắc tay nhỏ, những người thợ kim hoàn luôn phải phối hợp nhịp nhàng với nhau để làm việc.

Thợ kim hoàn làm gì?

Dựa vào sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, những người thợ kim hoàn có thể tạo ra những sản phẩm tinh tế, hoàn thiện hơn mà vẫn tiết kiệm được thời gian và công sức.

Thợ kim hoàn thường phụ trách những công việc sau:

+ Gia công, chế tác các nguyên liệu vàng, bạc, các loại đá thành các chi tiết kim hoàn (sử dụng các công cụ cắt, gọt, chạm…).

+ Thực hiện ráp, nhám, đánh bóng, hàn các chi tiết của sản phẩm, chạm khắc hoa văn.

+ Sử dụng công nghệ laser, công nghệ CAD-CAM, công nghệ đúc với hột đá, công nghệ cắt gọt với dao kim cương… trong công việc chế tác.

+ Sửa chữa sản phẩm hỏng, chỉnh kích cỡ của các đồ trang sức theo yêu cầu của khách hàng.

+ Quan sát, đánh giá bề mặt, cấu trúc của đá quý, giám định chất lượng của các loại trang sức vàng, bạc… từ đó định giá trị và phân loại sản phẩm.

Những kim loại quý mang vẻ đẹp thô sơ qua bàn tay khéo léo, kỳ công của những người thợ kim hoàn trở nên sắc sảo, tinh tế và đáp ứng được mọi yêu cầu từ khách hàng.

Thợ kim hoàn làm việc ở đâu?

Thợ kim hoàn có thể làm việc tại các xưởng chế tác đá quý, các cơ sở sản xuất nữ trang hoặc các tiệm vàng bạc, đá quý.

Bên cạnh đó, thợ kim hoàn có thể tự kinh doanh tại gia, làm theo các đơn hàng theo yêu cầu của khách hàng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về nghề thợ kim hoàn dành cho những ai đang có ý định theo nghề hoặc muốn tìm hiểu về nghề này. Hy vọng qua đây, độc giả phần nào hiểu được những yêu cầu về kỹ năng cũng như tố chất cần  thiết của thợ kim hoàn.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Điểm danh 5 căn bệnh nghề nghiệp nhân viên pha chế hay gặp phải

Nghề pha chế đang là nghề có sức hút, thời thượng đối với các bạn trẻ bởi thu nhập ổn định, không gian làm việc thoải mái, thời gian linh hoạt. Tuy nhiên, những nhân viên pha chế cũng có khả năng cao phải đối mặt với một số căn bệnh nghề nghiệp gây ảnh hưởng tới cuộc sống sau này.

Đau mỏi vai gáy

Nhân viên pha chế do đặc thù công việc có thể bị đau ở vùng gáy rồi lan sang 2 bả vai và xuống cánh tay. Thường xuyên phải cầm nắm, thực hiện các động tác xoay lắc – cúi người để chế biến và trình bày đồ uống qua nhiều ngày liên tục là nguyên nhân gây ra tê nhức và đau mỏi vô cùng khó chịu.

Nếu để cơn đau kéo dài, nhân viên pha chế có thể bị thoái hóa vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ,..gây khó khăn trong vận động và làm việc.

++Có thể bạn quan tâm: Bartender chuyên nghiệp nhất định không được làm những điều cấm kỵ này

Đau lưng

Trong ca làm, nhân viên pha chế phải đứng rất nhiều và liên tục để làm đồ uống cho khách hàng. Việc phải đứng quá lâu rất dễ khiến vùng lưng đau nhức khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tiến độ công việc.

Để hạn chế đau lưng, nhân viên pha chế nên thường xuyên thay đổi tư thế, vận động nhẹ nhàng, thao tác cầm nắm vật dụng pha chế đúng cách và đúng vị trí. Nếu không biết cách khắc phục, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời, bạn sẽ rất dễ mắc thêm nhiều bệnh liên quan như gai cột sống, giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, viêm tĩnh mạch, tắc động mạch phổi… vô cùng nguy hiểm.

Đau cổ tay

Nhân viên pha chế thường xuyên phải lặp đi lặp lại một số động tác kỹ thuật quen thuộc như lắc bình shaker, biểu diễn nghệ thuật flair bartending…gây nhức mỏi, thậm chí tê vùng cổ tay và cánh tay.

Các triệu chứng thường xuất hiện thoáng qua làm người bệnh chủ quan; tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và trầm trọng hơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất công việc như không kiểm soát tốt cổ tay, khó cầm vật nặng,… Thêm vào đó, bệnh còn vô tình đẩy nhanh quá trình thoái hóa cơ, xương khớp gây tổn thương sụn và xương dưới sụn.

Bệnh phổi và bệnh truyền nhiễm

Do phải thường xuyên tiếp xúc và phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, vì vậy, nhân viên pha chế có khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn. Bên cạnh đó, nhân viên pha chế còn rất dễ mắc bệnh phổi do hít phải khói thuốc lá thụ động liên tục mỗi ngày từ khách hàng.

Để hạn chế tối đa tình trạng mắc bệnh, hãy thường xuyên làm sạch không khí bằng các thiết bị lọc không khí và vật dụng chuyên dụng.

Bệnh về da tay

Do phải tiếp xúc nhiều với đá lạnh, và các loại quả có chứa axit như chanh, cam,… trong một thời gian dài có thể khiến da tay của nhân viên pha chế bị ăn mòn, mất vân tay, thậm chí bị xót khi làm việc ảnh hưởng tới hiệu suất công việc.

Để bảo vệ cho đôi tay của mình, các nhân viên pha chế nên sử dụng các dụng cụ chuyên dùng để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của da tay đối với các nguyên vật liệu có thể làm hại da như dụng cụ xúc đá, dụng cụ vắt chanh,…

Tệ nạn xã hội

Do tính chất nghề nghiệp phải tiếp xúc với rất nhiều thành phần trong xã hội, nên nhân viên pha chế rất dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi các thành phần xấu nếu thiếu bản lĩnh và sự kiên định trong nghề.

Những tệ nạn xã hội như nghiện rượu, thuốc lắc, ma túy, mua bán dâm, tàng trữ, buôn bán, sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện,… có thể khiến các bartender rơi vào những cám dỗ, ngõ cụt của cuộc đời.

Những bạn trẻ có ý định theo nghề nên trang bị cho mình những kỹ năng sống, rèn luyện bản lĩnh và ý chính kiên định để vượt qua được những cám dỗ và tác động từ môi trường để chinh phục nghề nghiệp.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bartender chuyên nghiệp nhất định không được làm những điều cấm kỵ này

Bartender là công việc hiện đang được rất nhiều người lựa chọn bởi mức thu nhập ổn, không gian làm việc không gò bó, còn được thỏa sức sáng tạo. Là một bartender chuyên nghiệp, ngoài việc nắm vững công thức nhiều loại đồ uống, đặc tính của từng loại đồ uống cũng như cách trang trí, bạn nên biết những điều cấm kỵ đối với công việc của mình.

Tự tin thái quá về khả năng của bản thân

Cho dù bạn thành thạo kỹ năng pha chế tới đâu đi nữa; nằm lòng tất cả các công thức, hiểu  được các loại rượu… cũng đừng bao giờ vỗ ngực tự mãn. Bạn cần có tinh thần luôn luôn học hỏi. Bạn nên biết chỉ cần một thành phần nguyên liệu thay đổi, tăng giảm mùi vị cho dù cùng một công thức pha chế cũng đã cho ra một loại thức uống hoàn toàn mới.

Pha chế cũng là một loại nghệ thuật. Nghệ thuật luôn cần sáng tạo mới mẻ. Việc tự tin quá mức sẽ dễ khiến các bartender tỏ ra chủ quan với nghề, không chú tâm rèn luyện kỹ năng và nâng cao tay nghề. Kéo dài tình trạng này, bartender sẽ chỉ dậm chân tại chỗ, không tiến bộ, tụt hậu so với thời cuộc thậm chí là bị đào thải.

++Có thể bạn quan tâm: HOT: Cập nhật 5 kỹ thuật pha chế mà bartender cần biết

Chỉ pha đồ uống mà không làm những việc khác

Nhiệm vụ chính của một bartender là pha chế đồ uống phục vụ khách. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bartender không thực hiện một số công việc khác. Rất nhiều lúc bartender cũng cần thực hiện công việc của một nhân viên phục vụ hay order khi nhà hàng đông khách; hỗ trợ tư vấn cho khách đồ uống phù hợp, giao tiếp với khách hàng hay giải đáp thắc mắc về thông tin đồ uống (lịch sử ra đời, nguyên liệu, cách ủ rượu, cách thưởng thức,…). Bên cạnh đó một bartender cũng phải thực hiện làm vệ sinh quầy bar trong suốt ca làm việc.

“Làm thân” với một khách hàng duy nhất

Một đặc thù công việc của bartender là phải giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Tuy nhiên vì một số lý do như khách VIP, khách quen thường xuyên tới hay khách hàng có ngoại hình thu hút,…khiến các bartender tỏ ra quan tâm hơn giao tiếp mà có thể bỏ qua hoặc phớt lờ những khách hàng còn lại. Đây là một trong những điều cấm kỵ khi làm nghề này. Bạn phải giữ cho mình cái đầu lạnh. Hãy tỏ ra thân thiện và chào đón tất cả khách hàng với sự công bằng trong giao tiếp. Rèn luyện khả năng quan sát, nắm bắt tâm lý khách hàng để phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách hàng.

++Xem thêm: Làm sao để sống “dư giả” với nghề Bartender?

Nếm rượu say tới mức không phục vụ được khách

Thử rượu là công đoạn quen thuộc đối với các bartender với mục đích đảm bảo chất lượng của đồ uống nhất là đối với những barista mới vào nghề.

Tuy nhiên cũng đừng vì thế mà để mình uống say tới mức không còn khả năng phục vụ khách. Là một bartender chuyên nghiệp, hãy giữ cho mình luôn tỉnh táo, tinh thần thoải mái nhiều năng lượng để phục vụ tốt mọi yêu cầu của khách hàng.

Quá dễ dãi với khách hàng

Tiêu chí phục vụ của ngành dịch vụ là “Khách hàng là thượng đế” hay “khách hàng luôn đúng”. Tuy nhiên không phải vì thế mà bartender không có quyền từ chối khách hàng. Chẳng hạn khi khách đã uống say quá mức nhưng vẫn yêu cầu rượu hay khách hàng là trẻ em chưa đủ tuổi uống đồ uống có cồn,…Khi này, bartender có quyền từ chối khách hàng.

Là một bartender có chuyên nghiệp bạn nên nhạy bén trong phán đoán và linh hoạt trong mọi tình huống; khéo léo thuyết phục khách hàng chuyển hướng sang những sự lựa chọn khác phù hợp với họ hơn.

Trên đây là 5 quy tắc một bartender cần ghi nhớ nên tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp lâu dài. Bên cạnh đó, để tìm cho mình một công việc pha chế nhanh nhất, hãy truy cập ngay Viecngay.vn với hơn 1000 công việc có sẵn.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Làm sao để sống “dư giả” với nghề Bartender?

Bartender (pha chế rượu) là nghề đã khá quen thuộc trong những năm gần đây. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, lĩnh vực F&B  (Food and Beverage) cũng được chú trọng đẩy mạnh. Vì thế, ngày càng có nhiều cơ hội nghề nghiệp dành cho những bạn trẻ có đam mê theo đuổi nghề pha chế. Tuy nhiên mức thu nhập của nghề này cũng là một thắc mắc lớn dành cho những ai mới vào nghề và muốn làm nghề để sống. Mức lương của một bartender là bao nhiêu? Và làm cách nào để có thể sống “dư giả” với nghề bartender?

Thu nhập của bartender là bao nhiêu?

Bartender  là nhân viên pha chế đồ uống có cồn, chủ yếu là các loại cocktail; sử dụng các loại rượu và nước hoa quả cũng như hoa quả để tạo ra đồ uống phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Điều này giúp phân biệt với barista – những người chuyên về pha chế cà phê.

Là người phụ trách pha chế nhưng bartender cũng chịu trách nhiệm kiểm kê hàng hóa, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu pha chế cũng như chịu trách nhiệm vệ sinh khu vực quầy bar.

Mức thu nhập của một bartender phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vị trí làm việc, trình độ, kinh nghiệm, và địa điểm làm việc.

Cụ thể, trình độ tay nghề càng cao mức lương sẽ cao. Vị trí trưởng quầy bar thu nhập cũng sẽ cao hơn nhân viên bình thường. Một nhân viên làm việc tại khu vực du lịch cách biệt như Phú Quốc, lương cũng sẽ cao hơn so với những đồng nghiệp trong đất liền. Những nhân viên làm việc cho quầy bar của khách sạn hạng sang dĩ nhiên lương cũng tốt hơn so với làm việc tại một khách sạn tầm trung ở cùng vị trí.

Thông thường, một bartender sẽ bắt đầu công việc ở vị trí phụ bar. Và mức lương của vị trí này dao động từ 3 tới 5 triệu đồng.

Mức lương dành cho nhân viên pha chế chính rơi vào khoảng 5 tới 8 triệu.

Bar trưởng, giám sát quầy bar, quản lý đồ uống hay quản lý bar mức thu nhập sẽ dao động từ 12 tới 20 triệu đồng.

Làm thế nào để có thể sống “dư giả” với nghề bartender?
Nâng cao tay nghề, hoàn thiện kỹ năng

Thu nhập của bartender phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và tay nghề. Khi tay nghề thuần thục, các bạn có thể được thăng tiến từ vị trí phụ bar lên làm chính.

Sau một thời gian, nếu có thái độ làm việc chuyên nghiệp cùng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp hoàn thiện sẽ có thể được đảm nhiệm vị trí bar phó hoặc bar trưởng.

Bên cạnh đó, việc hoàn thiện kỹ năng và nâng cao tay nghề sẽ giúp người pha chế có những biểu hiện chuyên nghiệp trước khách hàng. Tiền tip từ khách cũng là một khoản thu không nhỏ nếu bạn làm việc tốt trước khách hàng.

++Có thể bạn quan tâm: Bartender là gì và điểm tạo nên sức hút kì lạ!

Làm việc tại các khách sạn, resort cao cấp

Yêu cầu dành cho bartender tại nhà hàng, khách sạn hay resort cao cấp là khá cao. Nhưng những yêu cầu này sẽ xứng đáng với mức lương và những chế độ đãi ngộ bạn nhận được. Ngoài lương cứng hàng tháng, các bartender có thể nhận thêm service charge và tiền tip của khách hàng nếu làm vừa lòng họ bằng chất lượng đồ uống và thái độ làm việc.

Do môi trường làm việc tại các khách sạn, resort cao cấp, nên lượt ghé thăm của các vị khách nước ngoài vô cùng lớn. Bạn nên chuẩn bị ngoại ngữ thật ổn để giao tiếp với khách nước người. Điều này không chỉ làm bạn chuyên nghiệp mà còn có thể nhận được tiền tip từ khách hàng.

Tự mở quầy bar riêng

Một khi bạn đã đủ kinh nghiệm, tay nghề, trang bị đủ kiến thức và tài chính, bạn có thể tính đến chuyện tự mở cho mình một quầy bar riêng để tự kinh doanh. Đây sẽ là cơ hội tốt để bartender thỏa sức sáng tạo để cho ra những công thức mới mà không bị gò bó quá nhiều về không gian và thời gian làm việc.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Barista mà không biết 10 điều này về cà phê thì… vứt đi cho rồi!

Trở thành một barista (người pha chế) chuyên nghiệp đang là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ. Do nguyên liệu làm việc chính là cà phê nên một barista nhất định phải nắm vững 10 điều này về cà phê.

Tên sản phẩm

Tên gọi là căn cứ để phân biệt nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Thông thường, tên của sản phẩm sẽ liên quan tới tính chất của cà phê.

Ví dụ tên “Metal” là sản phẩm của thương hiệu Hyper – đặc trưng với vị cà phê rất đậm, chuyên dùng để pha phin.

Quốc gia – Vùng trồng – Công ty

Các quốc gia trồng cà phê như Việt Nam, Guatemala, Ethiopia…gợi lên các hương vị khác nhau của cà phê. Việt Nam – Guatemala đặc trưng bởi vị hạt – Nutty hay vị chocolate…hay Ethiopia gợi lên vị chua cam chanh (citrus).

Tuy nhiên, những thông tin này thường mang tính chất chung chung nên bạn cần để ý đến vùng trồng, công ty – hợp tác xã sản xuất cà phê. Có thể cùng một giống cà phê nhưng vùng trồng hay công ty khác sẽ cho ra hương vị cà phê khác nhau.

++Có thể bạn quan tâm: Tìm việc làm pha chế cafe – Những điều cần biết!

Chủng loại – Giống

Cà phê có 2 chủng loại: Arabica và Robusta. Đặc tính của Robusta có vị đắng, ít chua và vị đơn giản hơn Arabica. Về giống, loại Arabia sẽ có các giống sau: Bourbon, Typica, Pacamara, Catuai…

Độ cao địa hình

Độ cao địa hình trồng cà phê cũng ảnh hưởng tới hương vị của cà phê khi thưởng thức. Cà phê Arabica trồng ở vùng có độ cao trên 1500m (so với mực nước biển) thường có độ chua cao – hương vị đa dạng; còn nếu trồng ở độ cao 1300m – vị cà phê đơn giản như vị hạt…

Kiểu sơ chế

Có một số kiểu sơ chế của cà phê như Wet hulling, semi – washed, honey, pulp natural… Mỗi kiểu sơ chế sẽ cho ra hương vị đặc trưng riêng biệt.

Kiểu sơ chế khô (pulp natural) khiến vị cà phê ít chua hơn, trong khi sơ chế ướt (Wet/ washed) cho ra vị chua đa dạng.

++Có thể bạn quan tâm:  Barista – nghề nghiệp mới thu hút giới trẻ

Độ rang

Cà phê được rang có độ chua cao, ít đắng khi có độ rang là Light Roast (Rang nhạt). Nếu cà phê được rang theo độ rang Dark Roast (Rang đậm) thì cà phê có vị rất đắng và không chua.

Thông tin về độ rang cũng sẽ giúp bạn lựa chọn dụng cụ pha chế phù hợp, rang nhạt hợp với kiểu pha Drip – còn rang đậm nên dùng cho pha phin hoặc pha Espresso.

Hương vị

Cà phê khi uống có hương vị đặc trưng như: cola, plum, jasmine, grapefruit, juicy, peach…

Story

Mô tả thông tin về vị trí địa lý như khí hậu, thổ nhưỡng, vườn, loại hạt, cách sơ chế đặc trưng…

++Xem thêm: Những điều cần thiết để trở thành người pha chế cafe giỏi?

Kiểu pha (Brewing/Use for/Roast for)

Từng loại cà phê sẽ có kiểu pha phù hợp tương ứng với độ rang đậm nhạt khác nhau: pha phin, pha Filter (Pour over, Immersion), pha Espresso.

Ngày rang, đóng gói

Cà phê sẽ ngon hơn khi còn mới, tuy nhiên,mới quá cũng không tốt vì khí CO2 còn nhiều sẽ làm vị cà phê không ngon như mong muốn.

Nếu dùng để pha Espresso nên ủ từ 7 – 10 ngày để vị cà phê được phát triển một cách đầy đủ, còn sử dụng cho pha Drip – có thể ủ nhanh hơn.

Trên đây là 10 thông tin cơ bản về cà phê mà một nhân viên barista nên nắm vững. Hiểu được nguyên liệu mình làm việc, bạn sẽ có thể đặt hết tâm huyết của mình vào ly cà phê và thỏa sức sáng tạo để cho ra những tác phẩm đồ uống chính hiệu.

————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Những việc làm thời vụ cho sinh viên dịp 20/11

Chỉ còn vài ngày nữa, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sẽ tới. Bên cạnh những lời chúc tốt đẹp và những món quà ý nghĩa dành cho thầy, cô; bạn có ý định tranh thủ kinh doanh một món đồ hay dịch vụ hoặc tìm một việc làm thời vụ để kiếm thêm thu nhập không? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các bạn một số ý tưởng kinh doanh khá hay ho để “cá kiếm” thêm trong những ngày tới.

1. Kinh doanh hoa tươi

Hoa tươi là mặt hàng phổ biến và được ưa chuộng vào những dịp lễ, đặc biệt là ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.  Kinh doanh hoa tươi có thể sẽ là một lựa chọn việc làm thời vụ sáng suốt, bởi vốn không cần bỏ nhiều mà cho lãi khá cao.

Tùy vào từng loại hoa mà số vốn bạn bỏ ra sẽ khác nhau. Ví dụ nếu như bạn chỉ định kinh doanh các loại hoa như hồng, cúc, dơn, đồng tiền… thì số vốn bạn bỏ ra từ 3 – 4 triệu là hợp lý, nhưng nếu bạn muốn đầu tư hơn, muốn hướng tới nhiều đối tượng khách hàng với các loại hoa như hoa ly, phong lan, hải đường… thì số vốn có thể tới 9 – 10 triệu. Tuy nhiên, số vốn từ 4-5 triệu là hợp lý.

Sau đó hãy bán với mức giá vừa phải, đừng tăng giá quá nhiều. Bạn nên duy trì ở mức giá bạn vừa có thể kiếm lời, vừa chiều được lòng khách để những dịp 20/11 sau bạn vẫn có thể kinh doanh được.  

Thời điểm bán hoa hợp lý nhất sẽ rơi vào thời điểm từ ngày 17/11 trở đi. Đây là thời gian nhu cầu mua hoa tươi làm quà tặng thầy cô giáo bắt đầu nhiều hơn.

++Có thể bạn quan tâm: Lí do gì mà việc làm thời vụ cho sinh viên trở nên phổ biến?

2. Bán đồ handmade

Vào dịp lễ như ngày Nhà giáo Việt Nam, nhu cầu tặng thiệp, tặng hoa vải hay những món đồ handmade cũng nhiều hơn. Nếu có nhiều hoa tay, khéo léo, tỉ mỉ và chăm chỉ, bạn có thể tranh thủ kiếm thêm thu nhập nhờ những món đồ thủ công tự tay làm.

Bạn có thể tự thiết kế, tự tay viết những tấm thiệp mang lời chúc gửi tới thầy cô; sau đó, hãy bán những tấm thiệp vừa đẹp, vừa không bị đụng hàng .

Bạn cũng có thể ngồi gấp hoa vải, sau đó đưa vào các hộp nhựa hay gói thành một bó để khách hàng dễ lựa chọn.

Bạn cũng có thể nấu một số món ăn phù hợp với các buổi liên hoan, tọa đàm  vào ngày Nhà giáo Việt Nam.

3. Gói quà

Nhu cầu tặng quà vào dịp 20/11 vô cùng lớn. Bạn có thể nhận gói quà giúp để kiếm thêm thu nhập. Chỉ cần mua giấy bọc quà, vỏ hộp giấy cùng kéo và băng dính, dây ruy-băng là bạn có thể bắt đầu công việc này rồi.

Vốn không nhiều, nhu cầu của khách hàng lại lớn, việc bọc quà thuê sẽ không bao giờ bị “thất sủng”. Bạn chỉ cần kéo tay, cẩn thận bạn sẽ có thể dễ dàng làm khách hài lòng.

4. Nhân viên giao hàng

Vào những ngày như 20/11, nhu cầu vận chuyển hàng hóa, quà, hoa cũng lớn hơn. Các bạn có thể tranh thủ làm một chân giao hàng để kiếm thêm thu nhập.

Tuy nhiên vì các món quà, món hàng vào dịp này thường rất dễ hỏng, dễ móp méo, bạn nên vô  cùng thận trọng để đảm bảo chất lượng hàng hóa đến được tay của khách hàng.

Không cần vốn, chỉ cần một chiếc smartphone để có thể tìm đường dễ hơn, bạn đã có thể thực hiện ngay công việc này

Trên đây là những công việc các bạn có thể tham khảo để thực hiện vào dịp Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới. Để tìm cho mình nhiều công việc làm thêm trong lúc rảnh rỗi, các bạn có thể truy cập ngay website:  https://www.viecngay.vn/

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Nhân viên lớn tuổi: Doanh nghiệp nên tuyển hay không?

Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp không muốn tuyển dụng nhân viên lớn tuổi. Tuy nhiên, “gừng càng già càng cay”, có thể những doanh nghiệp này phải xem xét lại quyết định của mình sau bài viết này.

Có thể nhiều người sẽ cho rằng nhân viên lớn tuổi thường ít gắn bó lâu dài, tốc độ làm việc chậm, khó bắt nhịp với công việc hay khó tính, khó chiều,… Tuy nhiên nếu bạn sở hữu nhân viên lớn tuổi trong bộ máy làm việc của mình bạn sẽ thấy ngay những lợi ích sau đây:

Đảm bảo giờ giấc, tiến độ công việc

 

Những nhân viên lớn tuổi là người đã đi làm từ rất lâu. Họ ý thức được sự chuyên nghiệp trong tác phong, đảm bảo thời gian để không làm ảnh hưởng tới người khác cũng như công việc.

Khả năng lắng nghe tốt

Bạn có thể sẽ không mất quá nhiều thời gian chỉ để hướng dẫn việc cho các nhân viên lớn tuổi. Bởi đi làm lâu năm, sở hữu cho mình kinh nghiệm dày dặn; những nhân viên lớn tuổi có thể chỉ cần một lần lắng nghe và biết được công việc mình cần làm. Bên cạnh đó, các nhân viên lớn tuổi hoàn toàn có thể hướng dẫn lại cho những nhân viên khác.

Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để trở thành “người biết lắng nghe”?

Có kỹ năng tổ chức

Một thống kê cho thấy, vì thiếu tổ chức tại nơi làm việc mà mỗi doanh nghiệp đã lãng phí hàng triệu giờ mỗi năm. Những nhân viên lớn tuổi sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán này.

Sẵn sàng chia sẻ ý tưởng, lời khuyên cho ban quản lý

Nhân viên lớn tuổi có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, tiếp xúc nhiều với môi trường thực tế. Điều này giúp họ hoàn toàn có thể đưa ra các ý tưởng đáp ứng nhu cầu của công ty. Đồng thời, có thể đưa ra những lời khuyên, chỉ ra các lỗi trong quá trình vận hành sản xuất, trong công tác lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Những nhân viên lớn tuổi luôn biết cách giao tiếp, thời điểm giao tiếp phù hợp và cách thức giao tiếp. Điều này có được là do hình thành và tích lũy từ nhiều năm kinh nghiệm sống.

Có thể bạn quan tâm: Làm sao để bạn có ấn tượng tốt trong giao tiếp?

Làm gương, đào tạo nhân viên trẻ

Những nhân viên lớn tuổi hoàn toàn có thể trở  thành những ví dụ điển hình để lớp nhân viên trẻ hơn học tập về kinh nghiệm làm việc cũng như kinh nghiệm sống. Bên cạnh đó, nhân viên lớn tuổi cũng có thể tham gia vào hoạt động đào tạo chuyên môn cho các nhân viên trẻ hơn của doanh nghiệp để hoàn thiện kỹ năng làm việc.

Trên đây là những lợi ích có thể thấy được rất rõ từ việc tuyển dụng nhân viên lớn tuổi vào bộ máy làm việc của một doanh nghiệp. Tác phong làm việc chuyên nghiệp, biết lắng nghe, biết đóng góp hay thậm chí tham gia đào tạo chuyên môn cho các đồng nghiệp,…những yếu tố trên có thể là điểm cộng rất lớn cho những nhân viên lớn tuổi tự tin làm việc trong một môi trường mới.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!