Trang chủ Blog Trang 13

Nỗi lòng người thợ xây: “Đi làm từ ngày còn xanh tóc, giờ bạc trắng rồi tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái bản hợp đồng lao động.”

Thợ xây dựng là những người lao động chân tay có tay nghề tham gia vào quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình, nhà cửa. Đây là một trong những nghề lao động vô cùng nặng nhọc, vất vả.

Bên cạnh đó, công việc của người thợ xây phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khách quan. Chỉ cần thời tiết không thuận hòa, cuộc sống của người thợ – vốn là trụ cột gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Đời thợ bấp bênh và gian nan hơn rất nhiều qua lời của những người trong cuộc.

++Có thể bạn quan tâm: Thợ xây dựng và những điều cần biết

Gian nan đời thợ

“Mặt mày lấm lem vì bụi đất đá, xi măng và làm việc trong môi trường ồn ào bởi tiếng máy khoan, máy trộn bê tông… vậy mà vẫn không lúc nào ngơi nghỉ.”

Lau mồ hôi đang chảy ròng ròng trên mặt, anh Trần Văn Huy (quê Long An) cho biết: “Thợ xây rất cực nhọc và ảnh hưởng sức khỏe vì thường xuyên hít phải bụi xi măng, đất đá… nhưng “vốn liếng” của tôi chỉ có thế, chẳng biết làm gì khác ngoài cái nghề này”.

“Mỗi ngày, phải bưng bê gạch, đá, hồ lên xuống cầu thang vài trăm lần, mệt đứt hơi mà lương thợ phụ chỉ được 120.000 đồng/ngày, nếu tăng ca thì cộng thêm 20.000 đồng/giờ” – anh Nguyễn Văn Hoàng, thợ phụ công trình xây dựng một trung tâm thương mại ở quận 1 – TPHCM, bộc bạch.

Công việc cực nhọc chỉ là một phần.  Cuộc sống của người thợ xây nay đây mai đó, thiếu thốn đủ bề. Chỗ ở chính chỉ là lều được che chắn tạm bợ, có nơi còn không có nước sạch để tắm rửa, nhà vệ sinh sát bên chỗ ăn ở.

Anh Nguyễn Văn Thành ở thôn 4 xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum – một người thợ đang tham gia thi công trình ở đây chia sẻ: “Làm nghề này trèo cao, vác nặng, “đội nắng, đội mưa”; nhưng làm riết quen rồi, mọi việc với chúng tôi trở nên bình thường. Cực nhất với cánh thợ chúng tôi là vào mùa mưa, vì công việc khó khăn, nguy hiểm và vất vả gấp bội. Gần tháng nay, thời tiết Kon Tum “trở chứng” mưa nhiều, một số công trình xây dựng chắc chắn không thể hoàn thành đúng tiến độ. Có hôm vừa mới đến nơi làm, thì trời đổ mưa, chủ thầu cho nghỉ, coi như hôm đó cả tốp thợ phí công lại mất tiền xăng mà chẳng có thu nhập được gì.”

Anh Huỳnh Văn Nên (quê ở Bình Định) bộc bạch nỗi lo thời tiết: “Đúng ra hôm nay, khi bắt đầu tháo giàn giáo, theo kế hoạch chúng tôi sẽ tiến hành tô các bức tường mặt ngoài, nhưng do trời cứ mưa hoài, nên nhiều người thợ phải nghỉ. Thường các công đoạn làm dầm, xây tường, tô tường… khi làm vào trời mưa rất dễ bị trôi vữa hồ. Nếu mưa nhiều quá mà chủ vẫn cứ cho thợ tiến hành xây dựng thì chất lượng công trình không được đảm bảo. Tôi ở xa lên đây làm lại gặp lúc tiết trời mưa nhiều, nghỉ hoài thì không biết tiền đâu để gửi về cho vợ con ở quê nữa.”

Ngoài trời lại lất phất mưa. Mặt mày lấm lem bụi vì vừa chà nhám tường để kịp quét sơn phần bên trong của công trình, anh Lê Văn Bốn một thợ sơn cho biết: “Công trình tôi làm đang trong giai đoạn hoàn thiện chỉ còn sơn nữa là xong, mà gần nửa tháng nay mưa nên mọi công việc “chựng lại”.

Trời mưa đâu thể bắc giàn giáo mà chà nhám tường bên ngoài để sơn. Khi mưa thời tiết rất ẩm tường không khô, khi chà, trít rất dễ bị bong tróc làm ảnh hưởng đến chất lượng của ngôi nhà.”

Có gần 20 năm kinh nghiệm nhận các công trình xây dựng, ông Nguyễn Văn Bình – một chủ thầu công trình xây dựng ở Kon Tum nói: Có nhiều công trình xây dựng trong tình trạng vừa thi công vừa thiết kế, không bản vẽ… Mọi sự tuỳ chủ.

Cứ thế “thuận mắt ta ra mắt người”. Lúc ấy, thường thì chủ nhà tham khảo “mốt” nhà của người quen làm trước đó, hoặc tham khảo vài kiểu nhà của người ta, rồi thêm bớt theo ý của mình để một kiểu mới theo họ là phù hợp; vì vậy, chủ thầu và thợ xây phải tự nâng cao tay nghề mới biết cách để mà chiều theo ý chủ, nếu không sẽ bị phàn nàn.

“Còn để bảo đảm tiến độ thi công công trình mà không phụ thuộc quá nhiều về thời tiết thì chủ thầu phải biết các cân nhắc, tiến hành cách công đoạn xây dựng một cách linh hoạt.

Nhiều năm làm trong nghề này, khi nhận các công trình tôi thường cho thợ làm các phần bên ngoài trước, tới mùa mưa thì tập trung vào làm các công việc bên trong. Như vậy, họ sẽ luôn có việc làm, vì tôi cũng từng trải qua đời thợ nên có nhiều đồng cảm với họ” – ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục “bật mí” với chúng tôi về cách chỉ huy công trình của mình với vẻ tự tin.

Rủi ro tiềm ẩn khó lường

“Dù có cẩn thận đến đâu thì những tai nạn, rủi ro vẫn luôn là nỗi ám ảnh đối với người thợ xây; chỉ cần một chút lơ đễnh là tai nạn có thể ập đến với họ bất cứ lúc nào.”

Có thể nói, mối nguy hiểm lớn nhất tới từ giàn giáo và đón tời.

Loại giáo hiện nay thường được sử dụng là giáo cây, giáo sắt, và giáo treo.

Giáo sắt hoặc giáo treo có độ an toàn cao nhưng đầu tư tốn kém hơn và chỉ bắc được ở nhưng nơi có không gian phù hợp.

Giáo cây thì ít tiền, nhưng không an toàn. Dù là loại giáo gì đi nữa, nếu người làm không cẩn thận đều rất dễ xảy ra tai nạn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Người thợ cũng phải đối mặt với một mối nguy hiểm nữa tới từ nguyên vật liệu xây dựng.

Trước đây, khi xây từ tầng 2 trở lên, mọi vật liệu đều được vận chuyển thủ công thì nay hầu hết đã được thay bằng tời máy. Khi người thợ đón tời ở tầng trên, không may dây tời hoặc dây néo tời giữ góc chữ A bị đứt sẽ lôi cả người xuống. Không chỉ người ở trên cao gặp nguy hiểm mà ngay cả người ở dưới đất cũng gặp những nguy hiểm khó lường. Trong xây dựng đã có không ít trường hợp giàn giáo bị sập hoặc rơi tời từ trên cao xuống gây ra thương vong.

Các thợ xây thường rất ít sử dụng đồ bảo hộ lao động, dù đang làm việc chênh vênh trên độ cao từ vài mét lên tới cả chục mét, nhưng hầu hết họ không thắt dây an toàn.

Lý giải về việc này, Nguyễn Bảy (quê ở Bình Định) – một thợ hồ lâu năm trong nghề cho biết việc thắt dây an toàn sẽ khiến người bị gò bó không linh hoạt trong công việc; vì người thợ phải liên tục đứng lên, ngồi xuống, nhặt gạch, đón vữa và di chuyển, cho nên không mấy ai thắt dây an toàn khi làm việc, dẫu biết như thế là nguy hiểm.

Nghề thợ xây hiện nay chưa có quy định cụ thể về cơ quan quản lý và chế độ, cũng nhưu các chính sách bắt buộc.

Do không có sự ràng buộc nào với chủ thầu và chủ nhà, nên khi gặp tai nạn, thợ xây phải gánh chịu tất cả những thiệt thòi.

Đành là vì “kế sinh nhai” ai cũng phải cố gắng lao động, tuy nhiên người thợ xây hoàn toàn khiến người ta thán phục về sức chịu đựng, tính kiên trì và cả sự nhọc nhằn họ trải qua.

Nhìn những làn da sạm đen vì cháy nắng, những bàn tay chai sạn vàng lên màu vôi vữa, những chiếc lưng áo ướt sũng mồ hôi… và những đời thợ đứng chông chênh nơi giàn giáo, có mấy ai hiểu thấu những vất vả này?

Ông Bảy run run nói: “Đi làm từ ngày còn xanh tóc, giờ bạc trắng rồi đã bao giờ tôi thấy mặt ngang, mũi dọc cái bản hợp đồng lao động nó thế nào đâu.”

Tâm sự cảm động cũng là nỗi niềm của rất nhiều đời thợ đang chênh vênh với những nỗi lo cơm áo gạo tiền mà không phải ai cũng hiểu thấu…

Theo Báo Kon Tum


>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Nhân viên buồng phòng đối mặt với những rủi ro gì?

Bất kỳ công việc nào cũng có những hạn chế và rủi ro nhất định. Những người làm nghề như thợ xây dựng, thợ cơ khí,.. sẽ đối mặt với những rủi ro về an toàn lao động. Giáo viên sẽ phải đối mặt với những rủi ro về sức khỏe, đặc biệt là thanh quản. Bác sĩ sẽ phải đối mặt với những áp lực về thời gian, thức khuya dậy sớm. Nhân viên buồng phòng cũng không phải ngoại lệ.

Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh cho phòng khách sạn, nhân viên buồng phòng phải đối mặt với rất nhiều áp lực về mặt thời gian. Những rủi ro về sức khỏe và tinh thần cũng luôn trực chờ đe dọa các nhân viên buồng phòng. Bài viết dưới đây sẽ cho độc giả cái nhìn thấu đáo hơn về những rủi ro mà những nhân viên buồng phòng phải đối mặt.

1. Rủi ro về sức khỏe

Buồng phòng là công việc tay chân được xếp loại “lao động nặng trung bình cho đến lao động nặng”. Mức năng lượng tiêu thụ của công việc này khoảng 4 Kcal/phút.

Nhân viên buồng phòng thường phải đối mặt với những rủi ro về phương diện sức khỏe. Điều này bắt nguồn từ những chấn thương do phải vận động mạnh và liên tục gây ra. Những chấn thương liên quan tới cổ, lưng; vai cánh tay có thể xảy ra do các động tác lao động.

Qua một nghiên cứu, cứ 3 giây, nhân viên buồng phòng lại phải thay đổi tư thế một lần. Ước tính nếu làm việc trung bình 1 phòng mất khoảng 25 phút thì nhân viên buồng phòng có thể phải thay đổi 8000 tư thế.

Không gian làm việc bị hạn chế. Nhân viên buồng phòng cũng phải thực hiện nhiều tư thế khá khó và bất tiện như: ngồi xổm, quỳ gối, căng người với tay,… Điều này dẫn tới một số người làm sai tư thế, mang vác quá sức . Bên cạnh đó, nhiều nhân viên phải leo trèo lau dọn trên cao dẫn tới những chấn thương không mong muốn.

Làm công việc dọn dẹp đồng nghĩa với việc tiếp xúc với rất nhiều hóa chất, tẩy rửa. Việc tiếp xúc thường xuyên, hít phải hóa chất, bụi bặm sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người làm. Chưa kể tới các trường hợp, khách hàng bị bệnh truyền nhiễm. Các nhân viên buồng phòng sẽ có khả năng cao bị lây nhiễm.

2. Rủi ro về tinh thần

Vẫn còn có rất nhiều lầm tưởng về công việc buồng phòng. Thậm chí, đinh kiến còn xuất hiện trong suy nghĩ của rất nhiều người mỗi khi nhắc về công việc này. “Buồng phòng là công việc thấp kém” có lẽ là xuất hiện nhiều nhất. Điều này vô hình chung gây áp lực cho những người làm công việc này.

Nhân viên buồng phòng luôn là người trực tiếp nghe những lời phàn nàn; thậm chí cáu gắt khắt khe từ khách. Oái oăm hơn, những nhân viên này còn phải chịu ánh mắt soi mói của người yêu hoặc vợ của khách hàng là nam nếu có thái độ ân cần trìu mến; hoặc đối mặt với những trò quấy rối, hành động khiếm nhã từ khách nam.

++Có thể bạn quan tâm: Những lầm tưởng về nhân viên buồng phòng

Trong trường hợp phòng của khách bị mất đồ, nhân viên buồng phòng sẽ bị nghi ngờ đầu tiên. Các vật dụng của khách sạn bị mất, nhân viên buồng phòng cũng sẽ bị tình nghi. Họ cũng sẽ phải bỏ tiền túi ra để bồi thường nếu không may làm vỡ cốc, mất khăn hoặc thậm chí không thu được tiền giặt là của khách.

Nhân viên buồng phòng phải đối mặt với nhiều rủi ro là vậy, tuy nhiên không phải ai cũng cảm thông và có cái nhìn khách quan đối với công việc này. Nghề nào cũng có những rủi ro và mặt hạn chế. Đừng đánh giá bất cứ điều gì chỉ vì vẻ bề ngoài.


>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Những lầm tưởng về nhân viên buồng phòng

Nhắc tới nhân viên buồng phòng, mỗi người sẽ có những hình dung khác nhau về họ. Tuy nhiên, tựu chung lại, trong tưởng tượng, họ sẽ là những phụ nữ dọn dẹp vệ sinh phòng khách sạn trong bộ đồng phục được phát. Định kiến cho công việc này thường rất nhiều. Ai cũng có thể làm được, hay ăn cắp đồ của khách… Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ những lầm tưởng tai hại về công việc này mà trước đây rất nhiều người mắc phải.

1. Ai cũng có thể làm buồng phòng?

Trong suy nghĩ của nhiều người, buồng phòng là công việc lao động chân tay. Tuy nhiên, nhân viên buồng phòng cần sự linh hoạt của não bộ rất nhiều. Trong quá trình làm việc, sẽ có nhiều tình huống phát sinh liên quan đến ca làm như đổi ca; ưu tiên phục vụ phòng nào trước; quản lý thời gian dọn phòng hợp lý; phàn nàn của khách về chất lượng dịch vụ cũng như cách giải quyết khi khách treo biển “không làm phiền”,…

Do đó, không phải ai cũng có thể làm buồng phòng. Một nhân viên buồng phòng phải đủ tiêu chuẩn sức khỏe do tính chất công việc đòi hỏi khá nhiều sức khỏe. Bên cạnh đó, nhân viên buồng phòng phải có tác phong nhanh nhẹn, chịu được áp lực công việc. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng là một yếu tố quan trọng. Đối với những khách sạn lớn (4-5 sao), nhân viên buồng phòng còn được yêu cầu cung cấp chứng chỉ nghề liên quan trong hồ sơ xin việc.

2. Lương không đủ sống?

Theo một số khảo sát của Viecngay.vn, mức lương của nhân viên buồng phòng hiện nay dao động từ khoảng 4-8 triệu mỗi tháng. Lương cao hay thấp còn phụ thuộc vào quy mộ khách sạn, cường độ công việc.

Người lương cơ bản, nhân viên buồng phòng còn được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng lễ tết, và tiền tip của khách.

Mặt bằng chung, trong cơ cấu lương của nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn, lương buồng phòng nằm ở mức khá. Mức lương sẽ còn tăng thêm nếu đảm nhận  các vị trí cao hơn như Giám sát buồng phòng (10-12 triệu/tháng); Trưởng  Bộ phận Buồng phòng (10-15 triệu/tháng).

Với mức lương như vậy và có kế hoạch chi tiêu, các nhân viên buồng phòng hoàn toàn có thể trang trải cho cuộc sống

3. Công việc không thăng tiến?

Nhiều người cho rằng nhân viên buồng phòng rất khó thăng tiến. Tuy nhiên, nhân viên có kinh nghiệm và thâm niên làm việc; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao vẫn có cơ hội thăng tiến rất lớn.

Nhân viên buồng phòng làm tốt có thể trở thành giám sát tầng. Tiếp theo, giám sát tầng trở thành giám sát buồng phòng rồi trưởng bộ phận buồng phòng. Cuối cùng, từ trưởng bộ phận buồng phòng có thể thăng tiến đến phó giám đốc và giám đốc khách sạn.

4. Nhiệm vụ chỉ là lau chùi và dọn dẹp phòng?

Đây là nhiệm vụ chính của nhân viên buồng phòng. Tuy nhiên, còn có rất nhiều công việc mà nhân viên buồng phòng phải lưu tâm. Họ sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra và bổ sung các vật dụng trong phòng khách, thức uống trong minibar; hỗ trợ các bộ phận khác (giặt là, vệ sinh công cộng, lễ tân, bellman,…) hoàn thành công việc.

5. Không cần biết ngoại ngữ?

Nơi lưu trú có rất nhiều khách hàng là người nước ngoài. Và biết cơ bản một ngôn ngữ khác sẽ giúp nhân viên buồng phòng hiểu được ý của khách hàng giúp dịch vụ tốt hơn. Ngoại ngữ cũng là một điểm cộng trong quá trình thăng tiến của nhân viên buồng phòng.

6. Dễ bị quấy rối còn hay ăn cắp đồ?

Nhân viên buồng phòng thường bị khách hàng quấy rối là định kiến của rất nhiều người. Bên cạnh đó, những người này còn bị dán nhãn ăn cắp đồ của khách. Vẫn biết là sẽ có một số trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh”; nhưng xét một cách toàn diện, nhân viên buồng phòng đều được đào tạo nghiệp vụ bài bản; được khuyến cáo những việc nên và không nên làm. Bên cạnh đó, họ được theo dõi và giám sát thường xuyên trong quá trình làm việc. Điều này giúp nhân viên buồng phòng hoàn thành công việc một cách chỉn chu và có trách nhiệm.

Định kiến có thể bị phá bỏ bởi những chứng minh. Hy vọng, qua bài viết này, những lầm tưởng  về công việc buồng phòng sẽ được loại bỏ; để  những ai có mong muốn theo đuổi công việc này đủ bản lĩnh và tâm huyết cho nghề.


>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Nhân viên buồng phòng và những bí mật không phải ai cũng biết

Đem lại hình ảnh sạch sẽ, thơm tho và ngăn nắp cho hệ thống phòng ốc khách sạn là sự đóng góp âm thầm của các nhân viên buồng phòng. Công việc thầm lặng tưởng chừng đơn giản, nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều áp lực và rủi ro. Hãy cùng Viecngay.vn tìm hiểu thêm để có cái nhìn khách quan hơn công việc này.

Ngành dịch vụ khách sạn ở Việt Nam ngày càng phát triển. Các hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, homestay mọc lên như nấm. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu tuyển dụng các nhân viên buồng phòng cũng ngày càng tăng.

++ Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm “xương máu” xin việc vào khách sạn 5 sao!

1. Nhân viên buồng phòng là ai?

Nhân viên buồng phòng là những người chịu trách nhiệm về vệ sinh và đảm bảo chất lượng phòng. Các công việc chính của nhân viên buồng phòng thường là: dọn dẹp giường, chùi rửa và lau bồn rửa mặt, gương soi, sàn nhà,…

Bên cạnh đó, nhân viên buồng phòng cũng thường xuyên tiếp xúc, phục vụ khách trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn.

++ Có thể bạn quan tâm: 3 website tuyển dụng nhà hàng khách sạn hàng đầu Việt Nam

2. Nhân viên buồng phòng làm gì?

Do đặc thù công việc thường phải làm việc trong phòng khách sạn, xoay ca giữa những phòng ốc nên các nhân viên buồng phòng ít xuất hiện trong các hoạt động ngoài trời.

Nhiệm vụ chính của nhân viên buồng phòng bao gồm những công việc như làm giường, chùi rửa và lau bóng bồn rửa mặt, toilet, gương soi, hút bụi và tẩy vết bẩn trên sàn… Cụ thể:

  • Dọn dẹp phòng theo yêu cầu của trưởng bộ phận Buồng phòng
  • Theo dõi và báo cáo tình trạng hoạt động của tất cả các thiết bị trong phòng: ti vi, tủ lạnh, điều hòa, máy nước nóng…
  • Kiểm tra phòng khách trả, báo cáo khi có hư hỏng, mất mát xảy ra
  • Báo cáo quản lý buồng phòng khi nhận được đồ thất lạc của khách
  • Duy trì các tiêu chuẩn vận hành của khách sạn
  • Tuân thủ nội quy lao động của khách sạn

Khối lượng công việc thường phụ thuộc và lượng khách đang lưu trú tại khách sạn hoặc vừa check-out.

++Có thể bạn quan tâm: Tuyển dụng nhà hàng khách sạn thời điểm cuối năm: Tưởng không khó mà khó không tưởng!

3. Những kỹ năng cần có của một nhân viên buồng phòng:

Kỹ năng vệ sinh buồng phòng

Rõ ràng đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của một nhân viên buồng phòng. Mỗi khách sạn sẽ có cách thức bố trí đồ đạc và vật dụng riêng. Nhân viên buồng phòng phải nắm được những đặc điểm này. Trước khi bắt đầu ca làm việc, nhân viên phải chuẩn bị một số vật dụng cần thiết để bước vào ca làm. Các thiết bị phải được tắt đi theo quy định của khách sạn. Từng quy trình phải được thực hiện theo đúng trình tự và kỹ thuật.

Kỹ năng quản lý thời gian

Khách sạn có quy mô càng lớn, số lượng phòng càng nhiều. Vì vậy, khối lượng công việc của nhân viên buồng phòng có thể sẽ rất lớn. Đặc biệt vào mùa du lịch cao điểm, lượng khách lưu trú tăng mạnh  đòi hỏi nhân viên buồng phòng phải làm việc hết công suất. Nếu không có kỹ năng quản lý thời gian tốt, nhân viên có thể dễ bị rối, stress và làm việc không hiệu quả.

Kỹ năng giao tiếp

Nhân viên buồng phòng là người nhiều khi phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vì vậy, họ cần giải đáp và hướng dẫn nhiệt tình những thắc mắc và yêu cầu của khách hàng.

Kỹ năng sơ cứu và phản ứng nhanh

Nhân viên buồng phòng cần có các kỹ năng sơ cứu, cấp cứu để đề phòng một số trường hợp nguy hiểm tới tính mạng của khách hàng. Hô hấp nhân tạo, cách hạ sốt, đo huyết áp… là một số kỹ năng cơ bản nhân viên buồng phòng cần biết.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Tài xế đường dài và bí quyết tránh buồn ngủ

Tài xế là công việc yêu cầu sự tỉnh táo rất nhiều. Chỉ cần bạn mất tập trung trong tích tắc, hậu quả khó lường có thể xảy ra. Buồn ngủ là một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra tai nạn giao thông và những sự cố đáng tiếc đối với tài xế. Vậy làm thế nào để tránh được cơn buồn ngủ và có đủ tỉnh táo trong suốt hành trình của mình? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số bí quyết cực hay ho có thể áp dụng luôn cho những hành trình tiếp theo.

Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, 6 tháng đầu năm (tính từ ngày 16/12/2017 đến 15/6/2018) toàn quốc xảy ra 8.999 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.103 người, bị thương 7.027 người. Chiếm lượng phần trăm lớn trong nguyên nhân gây ra tai nạn chính là sự bất cẩn của tài xế. Và tất nhiên, buồn ngủ là thủ phạm hàng đầu dẫn tới những con số khủng khiếp này.

Lái xe đường dài, đặc biệt là vào ban đêm rất dễ khiến tài xế buồn ngủ. VÌ vậy trước mỗi chuyến đi, người tài xế cần duy trì sự tỉnh táo khi ngồi sau vô lăng.

1. Ngủ đủ giấc trước chuyến đi

Đây là phương pháp cần thiết nhất. Ngủ đủ giấc giúp bạn đủ sự tỉnh táo cho cuộc hành trình phía trước. Giấc ngủ đủ sẽ mang lại cho bạn nguồn năng lượng dồi dào. Nếu không có đủ nhiều thời gian để có một giấc ngủ sâu, bạn có thể chợp mắt từ 15-20 phút trước khi xuất phát.

Hãy nhớ trong khi lái xe mà bạn bỗng buồn ngủ, hãy tấp xe vào lề và tranh thủ chợp mắt. Nên mang theo bảng báo hiệu có phản quang để sử dụng trong trường hợp phải đỗ xe bên đường.

Đừng cố điều khiển xe để tránh gây hậu quả đáng tiếc.

2. Uống café, nhai kẹo cao su

Việc lái xe đường dài, đặc biệt là vào ban đêm dễ khiến bạn buồn ngủ, mệt mỏi bởi mất nhiều năng lượng. Trước khi lên đường, bạn nên chuẩn bị một số đồ uống như trà, cà phê,… để sử dụng khi cần thiết. Trà và cà phê là các loại đồ uống có chất kích thích thần kinh. Điều này giúp người tài xế duy trì sự tỉnh táo trong suốt hành trình.

Người tài xế cũng có thể nhai kẹo cao su để duy trì sự hoạt động của cơ thể. Việc nhai liên tục giúp não bộ quên đi cảm giác buồn ngủ để tỉnh táo lái xe.

3. Uống vitamin

Vitamin B, C có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tài xế có thể uống Vitamin sau bữa ăn để tỉnh táo khi lái xe. Tuy nhiên, người tài xế  nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.

4. Nghe nhạc, các kênh radio…

Các loại ô tô đều được trang bị hệ thống giải trí, có cổng kết nối USB. Để tránh buồn ngủ, tài xế nên bật nhạc trong xe, mở loa âm lượng đủ lớn để đánh thức. Tài xế cũng có thể chuyển đổi nghe các chương trình giải trí trên kênh radio. Nhất là các chương trình có sự tương tác giữa thính giả và người dẫn chương trình. Điều này sẽ thu hút sự chú ý của bạn, giúp bạn tránh được cơn buồn ngủ.

5. Hạ cửa sổ xe

Gió trời có thể giúp bạn tỉnh táo hơn khi bạn mệt mỏi. Bên cạnh việc làm mát, việc mở cửa số có thể tạo ra tiếng ồn xung quanh giúp bạn tỉnh táo hơn.

Bên cạnh đó, tài xế có thể trò chuyện, tương tác với những người xung quanh. Cách này giúp đầu óc luôn tỉnh táo. Tài xế có thể chuẩn bị thêm khăn lạnh hay đá lạnh để rửa mặt cho tỉnh táo trước khi lái xe tiếp.

Viecngay.vn hy vọng với 5 bí quyết trên sẽ giúp các bác tài có những chuyến đi an toàn và tỉnh táo.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Nghề bảo mẫu: Bạn biết những gì về công việc này?

Nếu là một người yêu trẻ em, kiên trì và nhẫn nại, bạn có thể hoàn toàn nghiêm túc suy nghĩ tới việc trở thành một bảo mẫu chuyên nghiệp.

Bảo mẫu là ai?

Bảo mẫu trong thời đại hiện này dần trở thành một nghề nghiệp. Những người tham gia vào ngành nghề này thường là nữ với tuổi đời khá đa dạng. Những người này sẽ đứng ra chăm sóc trẻ em tại các trường mầm non hoặc ngay tại nhà. Cuộc sống bận rộn khiến các bậc phụ huynh không có đủ thời gian để chăm sóc cho con mình. Vì vậy, họ phải thuê những người bảo mẫu.

Nghề bảo mẫu khá vất vả vì trẻ em là một đối tượng đặc biệt. Chúng cần được chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận nhưng cũng rất nghịch ngợm và hay quậy phá. Bởi vậy, nghề bảo mẫu thường yêu cầu sự nhẫn nại rất lớn.

++ Có thể bạn quan tâm: Ứng tuyển nhân viên phục vụ – những điều bạn cần biết

Bảo mẫu làm gì?

Một ngày của bảo mẫu thường khá bận rộn. Họ phải thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị. Đối với những bảo mẫu làm việc tại trường hoặc các cơ sở trông trẻ, họ thường tới trước giờ đón trẻ. Họ thực hiện các công đoạn quét dọn, lau chùi.

Sau đó, bảo mẫu sẽ chuẩn bị khăn mặt, chăn gối và bàn ăn cho trẻ. Tiếp theo, cho trẻ ăn, dọn dẹp hết bát đĩa và cho các bé đi ngủ. Sau khi các bé ngủ trưa dậy, bảo mẫu sẽ dọn dẹp chỗ ngủ và chuẩn bị phần ăn xế.

Đối với các bảo mẫu tại các gia đình, công việc của họ cũng là chăm sóc toàn diện cho trẻ. Những công việc bao gồm: tắm gội, vui chơi, học tập, thậm chí là vệ sinh. Với trẻ khoảng 1 tuổi, bảo mẫu giúp hình thành các kỹ năng như tập nói, tập đi cho bé. Còn những đối tượng trẻ lớn đến tuổi đi học, bảo mẫu có thể phải đưa trẻ tới lớp, tham gia các hoạt động ngoại khóa hay đi chơi.

++ Có thể bạn quan tâm: 5 nguyên tắc “vàng” nhân viên phục vụ nhà hàng phải nhớ

Tố chất cần có để trở thành một bảo mẫu

  • Yêu trẻ: Đây là một trong những phẩm chất quan trọng của bảo mẫu. Trẻ em là đối tượng rất hiếu động, tính khí thất thường, chưa biết tự ý thức trong hành động và suy nghĩ. Nếu không yêu trẻ, bạn sẽ khó chăm sóc chúng cũng như hiểu và làm bạn với trẻ.
  • Nhẫn nại, kiên trì: Phẩm chất này vô cùng quan trọng. Vì đối tượng phục vụ là trẻ em nên bảo mẫu phải đủ bình tĩnh và nhẫn nại để hòa hợp với trẻ. Bởi có rất nhiều trẻ không chịu hợp tác với bảo mẫu. Sẽ mất rất nhiều thời gian để bảo mẫu và trẻ có thể hòa hợp được.
  • Biết sắp xếp và làm việc một cách khoa học: Bảo mẫu phải lên kế hoạch làm việc một cách khoa học và linh hoạt. Nếu không, bảo mẫu sẽ rất dễ bị rối và “bù đầu” trong mớ công việc hỗn độn.
  • Có kỹ năng giao tiếp và nhiệt tình với trẻ em: Nói chuyện với trẻ bạn sẽ cần những kỹ năng đặc biệt. Dỗ dành, vỗ về nhưng cũng cần nghiêm khắc để trẻ không lì lợm. Kỹ năng này vô cùng cần thiết mà bảo mẫu cần phải dần hoàn thiện theo thời gian.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bí quyết phỏng vấn thành công cho lao động phổ thông

Phỏng vấn được xem là phần quan trọng nhất trong quy trình tuyển dụng. Đây là phần khiến nhiều ứng viên cảm thấy lo sợ. Và cũng từ đây, nhiều người đánh mất cơ hội nghề nghiệp của chính mình.

Phỏng vấn được xem là phần quan trọng nhất trong quy trình tuyển dụng. Đây là phần khiến nhiều ứng viên cảm thấy lo sợ.

Những bí quyết được chia sẻ dưới đây, sẽ giúp cho các ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đồng thời, bí quyết này cũng giúp các ứng viên có đủ tự tin và tâm lý vững vàng trước nhà tuyển dụng.

++ Có thể bạn quan tâm: Ít kinh nghiệm làm việc – thuyết phục nhà tuyển dụng như thế nào?

Phỏng vấn chưa bao giờ là điều dễ dàng

Để có một màn ra mắt ấn tượng trước các nhà tuyển dụng, người lao động nên nắm vững các quy tắc cơ bản sau:

  • Đúng giờ: Các ứng viên nên đến sớm hơn giờ hẹn khoảng 5-10 phút. Khoảng thời gian này giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào phỏng vấn. Bình tĩnh lại, chỉnh lại trang phục, tự tin bước vào gặp nhà tuyển dụng. Chắc hẳn cũng không có nhà tuyển dụng nào muốn nhìn thấy ứng viên trong tình trang hớt hải, thở dốc vì vội đến trễ.
  • Trang phục: Lựa chọn trang phục nhã nhặn, kín đáo
  • Giao tiếp:
    • Ánh mắt rất quan trọn trong giao tiếp. Khi nói chuyện hay trả lời các câu hỏi phỏng vãn, bạn nên nhìn vào mắt người phỏng vấn. Điều này giúp tạo sự tin tưởng, chân thật cho câu trả lời của bạn. Đồng thời, người phỏng vấn bạn cũng sẽ cảm thấy được tôn trọng.
    • Tiếp theo là cách bạn lắng nghe. Hãy từ tốn lắng nghe thật kỹ câu hỏi để trả lời chính xác.
    • Hãy thân thiện với nhà tuyển dụng. Nụ cười luôn nở trên môi cũng là một điểm cộng cho bạn trước các nhà tuyển dụng.
  • Câu trả lời: Câu trả lời của bạn cần đúng trọng tâm, không cần quá dài dòng. Tránh trả lời cụt ngủn, trống không với nhà tuyển dụng. Đối với các câu hỏi nhạy cảm về công ty cũ, hãy xoay chuyển theo chiều hướng tích cực. Tránh kể xấu công ty cũ hoặc thể hiện thái độ quá cực đoan. Bởi khi bạn nói xấu công ty cũ, cũng có nghĩa là bạn có thể sẽ nói xấu công ty bạn sẽ cộng tác.
  • Tắt các thiết bị như điện thoại để tránh cuộc phỏng vấn bị ngắt quãng, gián đoạn bởi chuông báo.

Bạn nên nắm vững một số kỹ năng nhất định để có một buổi phỏng vấn thành công

++ Có thể bạn quan tâm:

Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thêm thường gặp và cách ứng phó

Những câu nói khiến bạn mất điểm trong vòng phỏng vấn

Đối với lao động phổ thông, nhà tuyển dụng thường hỏi những gì?

Các câu hỏi thường dễ hiểu, gần gũi, giống một buổi trò chuyện để hiểu nhau trước khi làm việc hơn.

Thông thường, đối với lao động phổ thông, các nhà tuyển dụng thường không chú trọng quá nhiều vào bằng cấp. Các câu hỏi thường dễ hiểu, gần gũi, giống một buổi trò chuyện để hiểu nhau trước khi làm việc hơn. Các câu hỏi thường là:

  1. Bạn đã từng làm việc ở đâu chưa?
  2. Bạn có kinh nghiệm gì?
  3. Tại sao bạn thích công việc này?
  4. Bạn có sẵn sàng làm tăng ca không?

Trả lời xong hết các câu hỏi, đừng đứng dậy ra về luôn. Bạn có thể chủ động bắt tay, cười và cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho bạn. Nhớ xếp lại ghế ngay ngắn mình đã ngồi, nhẹ nhàng đóng cửa và ra về.

Hy vọng với các bí quyết trên, bạn sẽ có một buổi phỏng vấn thành công.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Thợ mộc và tất cả những gì bạn cần biết

Thợ mộc là khái niệm khá quen thuộc tại Việt Nam. Đây là từ để chỉ những người làm nghề mộc (liên quan tới gỗ) tại gia hoặc các xưởng sản xuất thủ công.

Ngày nay, thợ mộc làm trong các nhà máy sản xuất và chế biến đồ gỗ chuyên nghiệp được gọi là công nhân mộc.

(Nguồn: Internet)

Sở hữu những kỹ năng điêu luyện khi làm việc trên chất liệu gỗ; tuy nhiên, để sở hữu các kỹ năng đó không hề dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích và khách quan về nghề này.

Thợ mộc là ai?

Gỗ được cho là loại nguyên vật liệu quan trọng phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân Việt từ xưa tới nay. Do đó, người ta có thể dễ dàng tìm thấy vật dụng được làm từ gỗ ở khắp mọi nơi. Từ đồng bằng tới miền núi, từ đất liền tới hải đao, đồ gỗ luôn xuất hiện. Từ bàn ghế,  giường tủ cho tới những sản phẩm như cầu thang, cửa, giá để đồ… tất cả đều có sự tác động của đôi tay người thợ mộc.

(Nguồn: Internet)

Người có khả năng tạo hình và thổi hồn vào đồ gỗ chính là thợ mộc.

Những người thợ mộc mang theo đam mê về những thứ được tạo ra từ gỗ. Họ có khả năng tạo ra những sản phẩm bằng gỗ từ đôi tay điêu luyện của mình.

++ Có thể bạn quan tâm: Thợ xây dựng và những điều cần biết

Thợ mộc làm gì?

Thông thường, người thợ mộc thường có trách nhiệm làm những công việc sau:

  • Gia công gỗ, tạo hình gỗ thành các sản phẩm dự trên bản thiết kế
  • Thực hiện tính toán, đo đạc trên các vật liệu để có các thông số chính xác
  • Tiến hành lắp đặt các vật dụng như giường, tủ, cầu thang, sàn gỗ…
  • Kiểm tra, sơn, thay thế các vật liệu gỗ như khung cửa, cầu thang (đối với người phụ trách gỗ trong xây dựng)
  • Tự tay thiết kế các mẫu đồ dùng, sản phẩm
  • Chạm khắc, tỉa, giũa, sơn, đánh bóng, hoàn thiện sản phẩm
  • Cập nhật mẫu mã mới, đảm bảo nguồn nguyên liệu

(Nguồn: Internet)

Thợ mộc thực hiện quá trình gia công gỗ bằng các dụng cụ sau:

  • dụng cụ cơ bản (bào, cưa, đục, thước thợ, búa, kìm, vv.);
  • dụng cụ cắt bằng máy (cưa dây, cưa đĩa, cưa vòng, dụng cụ tách lớp gỗ);
  • dao phay gỗ (phay rãnh, phay lỗ);
  • mũi khoan máy (có bốn hoặc ba lưỡi cắt, có bậc để cắt lỗ định hình);
  • dao phay phẳng bề mặt gỗ (phay bảng, thanh nẹp, khối lăng trụ);
  • dao phay các profin cong gồm các loại như dao phay ngón, đầu phay, đĩa cắt, dao tiện gỗ, bánh mài, ngoài ra còn có các dụng cụ để làm sạch, đánh bóng, quét màu.

++ Có thể bạn quan tâm: 5 tố chất cần có để trở thành một thợ may thành công

Thợ mộc làm việc ở đâu?

(Nguồn: Internet)

Địa điểm làm việc thông thường của thợ mộc là các xưởng gỗ. Tùy theo quy mô mà tại đây có thể là các xưởng gỗ tại gia, cũng có thể là công xưởng rộng lớn trực thuộc các công ty.

Bên cạnh đó, thợ mộc cũng có thể xuất hiện tại các công trình đang thi công để phụ trách phần thiết kế, giám sát thi công các vật dụng, nguyên liệu liên quan tới gỗ.

Làm thế nào để trở thành thợ mộc?

Để trở thành một người thợ mộc, bạn có thể theo học tại các trường đào tạo nghề. Bạn cũng có thể tới các xương gỗ có tổ chức đào tạo để xin theo học. Tại đây bạn có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các nghệ nhân – những người có kinh nghiệm chuyên sâu về làm đồ gỗ. Bên cạnh đó, bạn phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, cẩn thận, khéo léo và trang bị đầy đủ kiến thức về nghề này.

Nghề mộc suy cho cùng cần rất nhiều tới sự sáng tạo và khéo léo. Chăm chỉ thực hành bạn mới có thể sớm thành công trong lĩnh vực này.

——————————————————–
>> Bạn đang tìm một công việc phổ thông, không cần kinh nghiệm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Bí kíp trở thành một nhân viên thu ngân giỏi

Các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tiện lợi, rạp chiếu phim,… luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân viên thu ngân. Thu ngân đóng vai trò kiểm soát hàng hóa và hoạt động mua bán tại cửa hàng. Cùng với không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, nhu cầu tuyển dụng thu ngân khá lớn.  Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được bản chất công việc này. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn khách quan về công việc này.

1. Thu ngân là ai?

Nhân viên thu ngân thường xuất hiện tại các hệ thống cửa hàng bán lẻ, siêu thị, rạp chiếu phim, khách sạn… Nhiệm vụ chính của thu ngân là thu nhận tiền của khách khi mua sản phẩm và dịch vụ tại các địa điểm này. Đồng thời, thu ngân lưu sổ sách việc thanh toán bằng cách dùng máy đếm tiền hoặc các thiết bị điện tử khác.

++ Có thể bạn quan tâm: 3 website tuyển dụng nhà hàng khách sạn hàng đầu Việt Nam

2. Thu ngân làm những công việc gì?

Đầu tiên, thu ngân có nhiệm vụ chào đón khách hàng tới mua sắm. Thái độ ân cần, tận  tình hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về hàng hóa hoặc dịch vụ.

Sau đó, nhiệm vụ của thu ngân là thực hiện thanh toán hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách qua các bước:

  • Tính tiền đơn hàng: Nhận hàng từ khách, rồi tính tiền. Nếu yêu cầu sử dụng các thiết bị đọc mã vạch hay phần mềm quản lý bán hàng thì nhân viên cần học cách sử dụng thành thạo
  • Nhận tiền của khách hàng: Nghe có vẻ đơn giản, nhưng các nhân viên cần có một số kinh nghiệm phân biệt tiền thật – giả; kiểm tra tình trạng của tờ tiền. Nếu khách thanh toán bằng thẻ, thu ngân thực hiện quy trình: nhận thẻ, quẹt thẻ, khách nhập mã PIN. Sau đó hóa đơn in ra từ máy quẹt thẻ POS. Yêu cầu khách hàng ký 2 biên lai.
  • Cất tiền: Xếp tiền theo từng loại mệnh giá
  • Gửi hóa đơn và tiền thừa cho khách

Tiếp theo vào cuối mỗi ca làm, thu ngân thực hiện các báo cáo kết ca, doanh số thu được trong ca.

Nhân viên thu ngân còn có nhiệm vụ giữ gìn khu vực quầy sạch sẽ.

Ngoài ra, thu ngân có thể làm những công việc khác liên quan tới hàng hóa. Cụ thể, cân, gói, bọc hàng, xếp hàng lên giá, lưu chuyển hàng từ kho ra quầy, trả lời thắc mắc của khách về hàng hóa,…

++ Có thể bạn quan tâm: Bạn nhất định phải nắm chắc 5 kỹ năng bán hàng này để vượt doanh số trong một “nốt nhạc”

3. Phải có gì để trở thành một nhân viên thu ngân giỏi?

Chịu khó, chăm chỉ là phẩm chất cần có của một thu ngân. Do bản chất công việc sẽ có lúc rất căng thẳng vì phải phục vụ nhiều khách hàng. Đặc biệt là thời điểm cận Tết hay càng nghỉ, lễ.

Nhanh nhẹn là phẩm chất không thể thiếu của một thu ngân. Khách hàng sẽ rất khó chịu nếu cứ phải đứng chờ bạn chậm chạp thanh toán từng chút một.

Là một thu ngân, rõ ràng bạn phải chịu được áp lực công việc. Bởi có những khoảng thời gian, nhu cầu mua sắm của khách hàng là rất lớn.

Thu ngân cũng cần có những kỹ năng vô cùng quan trọng sau:

Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng bởi thu ngân phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Hãy đảm bảo là khách hàng luôn hài lòng với dịch vụ và hàng hóa mà họ nhận được. Khách hàng cũng có thể hỏi bạn về hàng hóa, giá cả.

Kỹ năng làm việc nhóm: Nhân viên thu ngân thường làm việc theo ca. Do vậy, sẽ có rất nhiều người cùng làm. Đoàn kết sẽ giúp công việc của bạn thuận lợi hơn.

Hiểu biết hàng hóa: Nắm rõ bản chất hàng hóa sẽ giúp thu ngân giải đáp mọi thắc mắc từ khách hàng. Đồng thời, thu ngân sẽ tiết kiệm được thời gian nếu hiểu rõ sản phẩm. Sản phẩm nào cùng một loại. Sản phẩm nào cần phải quét mã vạch; hoặc sản phẩm nào cần nhập mã bằng tay,…

Kỹ năng học hỏi: Thu ngân phải học cách sử dụng các phần mềm thanh toán; quản lý hàng hóa mã vạch. Vì vậy, thu ngân cần có kỹ năng học hỏi nhanh.

Nắm rõ các chính sách về giá: Nhiều thu ngân cũng cần thuộc giá của sản phẩm cũng như hiểu rõ các chương trình ưu đãi, khuyến mại để cung cấp cho khách hàng.

Tóm lại, để trở thành một nhân viên thu ngân giỏi không khó. Bạn chỉ cần chăm chỉ, chịu khó học hỏi , đam mê và yêu nghề, bạn sẽ đạt được những thành công nhất định trong nghề.

——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!

Lạm dụng giờ hành chính để làm thêm ngoài giờ: Hậu quả khôn lường!

Công việc hành chính văn phòng thường nhàn rỗi, mức lương lại không cao. Vì vậy, nhiều người đã tranh thủ khoảng thời gian rảnh rỗi để làm thêm, tăng thu nhập. Tưởng là vừa được việc, vừa “cá kiếm” gấp đôi nhưng việc tận dụng tới mức “lạm dụng” giờ hành chính để làm thêm ngoài giờ ẩn chứa nhiều hậu quả khôn lường.

Dưới đây là những hậu quả cho việc lạm dụng giờ hành chính để làm thêm ngoài giờ.

1. Ảnh hưởng tới hiệu quả công việc chính

Con người chỉ có một bộ não, khả năng và sức khỏe cũng có hạn. Vì vậy, nếu bạn làm nhiều công việc cùng lúc sẽ dẫn tới tình trạng quá tải. Một khi quá tải bạn sẽ rất dễ chán, bỏ bê hoặc chậm trễ deadline của công việc.

Bên cạnh đó, não bộ, sức khỏe, tâm lý cũng rất dễ bị ảnh hưởng. Những yếu tố trên ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu suất làm việc của bạn. Đồng thời, khả năng thăng tiến trong công việc cũng giảm dần.

++ Có thể bạn quan tâm: Top 5 việc làm thêm theo giờ HOT nhất!

2. Gặp rắc rối với sếp và đồng nghiệp

Trên thực tế, không ai muốn trả công cho người không dốc hết 100% khả năng và sức lực cho công việc. Thậm chí, bạn còn lạm dụng thời gian đó để làm việc riêng. Làm thêm ngoài giờ có thể khiến bạn dễ gặp cảnh đi muộn, về sớm, công việc chậm tiến độ, mệt mỏi, chán nản… Ban đầu, người quản lý có thể không phát hiện ra. Tuy nhiên về lâu dài, điều này có thể gây ra hậu quả khó lường.

Đối với đồng nghiệp, khả năng cao bạn cũng sẽ gặp rắc rối. Nếu được giao nhiệm vụ làm việc nhóm mà bạn không kịp hoàn thành phần việc đúng tiến độ, hoặc kết quả không tốt chỉ vì bận làm thêm, thì đây là điều không hay.

++ Tin liên quan: Lợi ích của việc thuê nhân viên làm thêm kế toán ngoài giờ

3. Không thể tập trung 100% cho việc làm thêm ngoài giờ

Việc làm thêm ngoài giờ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu làm một lúc cả hai việc. Dù chỉ là việc làm thêm, nhưng bất kỳ ai cũng muốn nhân viên cống hiến hết mình cho công việc để đem lại hiệu suất cao nhất.

++ Có thể bạn quan tâm: Lợi ích bất ngờ từ việc làm thêm tại nhà!!

Lời khuyên: Đừng “tham một đĩa, bỏ một mâm”!

Đầu tiên, trước khi tìm việc làm thêm, hãy tự đặt câu hỏi về mức độ cần thiết của nó. “Bạn có thực sự cần nó?” Nếu bạn quyết định sử dụng giờ hành chính để làm song song cả hai việc thì hãy tự nhắc mình. Đâu là mục đích chính của bạn? Đâu là công việc quan trọng nhất?

Tiếp theo, cân nhắc về tình hình sức khỏe, tâm lý, quỹ thời gian trước khi quyết định làm thêm ngoài giờ. Đừng vì vài đồng lương trước mắt mà bỏ bê công việc chính, ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý.

Cuối cùng, công việc chính của bạn nên được dành sự ưu tiên và tập trung hơn. Nếu làm thêm nhưng bạn không làm tốt công việc chính lẫn công việc làm thêm; hoặc vì tập trung cho làm thêm mà bỏ bê, làm chậm đường thăng tiến tại công việc chính thì bạn nên xem xét lại quyết định của mình.

Bất kỳ cơ quan nào chấp nhận trả lương cũng mong muốn người lao động hết mình cho công việc. Nếu có đủ thời gian, sức khỏe, kỹ năng để nhận thêm việc kiếm thêm thu nhập thì đây là một hành động tốt. Tuy nhiên, nếu không làm được, bạn nên cố gắng hạn chế chi tiêu hoang phí, điều chỉnh lối sống. “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” bạn ơi!

——————————————————–
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm
>> Chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách comment phía dưới!